Rau mùi có nhiều tinh dầu chứa nhiều trong lá và hạt. Tinh dầu này có thể gây kích ứng da. Vì vậy, nếu phải tiếp xúc thường xuyên thì mang găng tay khi tiếp xúc.
Rau mùi hay còn được gọi là ngò ta hay ngò rí, thuộc họ hoa tán. Rau mùi tươi được dùng để làm gia vị quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày như dùng để nêm mếm, hay trang trí cho món ăn thêm đẹp mắt. Ngoài ra, rau mùi còn là một vị thuốc.
Theo y học cổ truyền, rau mùi có vị cay, tính ấm. Lá rau mùi có tác dụng kích thích tiêu hóa và làm thuốc bổ, chống đầy hơi, làm mạnh dạ dày, làm gia tăng sự bài tiết nước tiểu và làm hạ sốt.
Trong rau mùi (lá và hạt) chứa tinh dầu có tác dụng gây hưng phấn t.ình d.ục, được dùng hỗ trợ điều trị trong các trường hợp suy y.ếu s.inh l.ý.
Ngoài ra, rau mùi còn có tác dụng long đờm, chữa cảm cúm, cảm lạnh, nhức đầu, sổ mũi, ngạt mũi. Uống nước ép từ rau mùi còn giúp bổ sung cho cơ thể các vitamin như A, C, B1, B2 và chất sắt.
Những ai không nên ăn quá nhiều rau mùi?
Rau mùi tuy là loài cay nhỏ nhưng có giá trị như một vị thuốc, vì thế nếu bạn thuộc một trong số những nhóm người dưới đây thì nên hạn chế:
Hạn chế ăn khi gặp các vấn đề về hô hấp
Nếu bạn gặp các vấn đề liên quan đến đường hô hấp, lời khuyên từ các bác sĩ là không nên ăn quá nhiều rau mùi. Bởi vì thảo dược này có thể gây ra các vấn đề hô hấp cấp tính và cuối cùng dẫn đến phổi mãn tính như hen suyễn. Đôi khi, do lượng rau mùi được ăn quá nhiều, cổ họng của bạn sẽ bị khô và chặt hơn bình thường.
Không tốt cho người bệnh gan
Rau mùi chứa một số tinh dầu dễ bay hơi kích hoạt các cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể. Vì vậy, nếu ăn quá nhiều rau mùi, các thành phần trong rau sẽ làm việc ngược lại, tăng bài tiết mật và cuối cùng là làm tổn hại đến gan.
Không tốt cho người mắc bệnh dạ dày
Rau mùi được biết đến là một loại thảo dược chữa các vấn đề về tiêu hóa. Nhưng nếu lạm dụng nó, dạ dày có thể gặp rắc rối, kéo theo các hiện tượng rối loạn tiêu hóa khác nhau.
Theo một báo cáo y tế, sử dụng 200ml chiết xuất rau mùi trong vòng 1 tuần liền gây ra các triệu chứng như hình thành khí trong bụng, đau dạ dày, đau bụng, nôn mửa, thậm chí di chuyển không vững.
Không tốt cho phụ nữ mang bầu
Phụ nữ mang thai không nên ăn nhiều rau mùi vì có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe của các bé. Một số thành phần có trong rau mùi có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của tuyến s.inh d.ục phụ nữ, gây nguy hiểm cho phụ nữ có thai và sức khỏe thai nhi đang phát triển trong bụng mẹ.
Không tốt cho nam giới
Ăn rau mùi thường xuyên sẽ giảm lượng testosterone – hormone s.inh d.ục nam, từ đó khiến khả năng sản x.uất t.inh trùng cũng yếu đi. Đặc biệt khi sử dụng vào ban đêm sẽ gây ra hạn chế lớn về khả năng t.ình d.ục, dẫn đến tình trạng “trên bảo dưới không nghe” ở nam giới.
Không tốt cho người có cơ địa dị ứng
Với những người có cơ địa dị ứng cũng nên hạn chế ăn rau mùi. Vì tinh dầu có nhiều trong lá và hạt rau mùi có tính gây kích ứng da, dễ gây dị ứng.
Ngay cả với những người thường thì khi tiếp xúc với rau mùi, bạn cần đeo găng tay.
Theo giadinh.net
Tác dụng bất ngờ của 1 loại rau thơm lên tim, não
Nghiên cứu mới từ Mỹ cho thấy ngò ta (rau mùi, ngò rí) tác động mạnh đến một cơ chế điều chỉnh hoạt động điện trong tim, não, cùng vô số công dụng phòng bệnh khác.
Giáo sư Geoff Abbott và các cộng sự từ Đại học California ở Irvine (Mỹ) vừa chứng minh lá ngò ta (Coriandrum sativum, còn gọi là rau mùi, ngò rí, mùi ta…) chứa chất đặc biệt có khả năng chống lại “rối loạn kênh kali kiểm soát điện áp thần kinh phân họ Q (KCNQ)”. Rối loạn này dẫn đến bệnh động kinh nghiêm trọng mà các thuốc chống co giật hiện đại cũng phải bó tay.
Ngò ta (ngò rí, rau mùi, mùi ta…) là loại rau thơm dễ tìm và tốt cho sức khỏe – Ảnh minh họa từ internet
Chất đặc biệt đó là aldehyde béo chuỗi dài (E) -2-dodecenal, có thể kích hoạt nhiều kênh kali KCNQ, từ đó điều chỉnh hoạt động điện trong não và tim của con người. Điều này giúp loại rau thơm này có khả năng giúp trì hoãn một số cơn động kinh phổ biến trong bệnh động kinh và các bệnh khác có xuất hiện triệu chứng động kinh.
Vì thế, việc ăn rau ngò ta để chống động kinh không hề là một huyền thoại. Quan trọng là cần tìm cách để sử dụng nó hiệu quả hơn, vì dụ như ứng dụng nó để chế ra một loại thuốc chống co giật an toàn thế hệ mới.
Nghiên cứu còn tìm ra vô số đặc tính có lợi cho sức khỏe khác của loại rau thơm này: giảm nguy cơ ung thư, kháng viêm, chống nấm, kháng khuẩn, bảo vệ hệ tim mạch, bảo vệ sức khỏe dạ dày và giảm đau. “Và, công dụng tốt nhất là nó có vị ngon” – giáo sư Abbott nói.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học FASEB Journal.
A. Thư
Theo Sci-News/nguoilaodong