Theo Viện Ung thư Quốc gia Mỹ, ước tính có khoảng 125.000 người Mỹ t.ử v.ong vào năm 2024 do ung thư phổi.
Giống như hầu hết các bệnh ung thư, việc phát hiện bệnh sớm sẽ gia tăng tỉ lệ sống cho bệnh nhân. Mới đây, các nhà khoa học đã đưa vào thử nghiệm một loại robot với hi vọng phát hiện ung thư phổi ở giai đoạn đầu của bệnh.
Các bệnh nhân này đang được một robot nội soi phế quản với tên gọi Ion trợ giúp đưa ra chẩn đoán. Robot Ion cho phép bác sĩ chẩn đoán phổi bằng bản đồ ảo được tạo ra từ quá trình sàng lọc bằng hình ảnh chụp CT. Robot có khả năng cung cấp hình ảnh theo thời gian thực về phổi khi đi vào ống thở của phổi.
Với kích thước nhỏ gọn, robot Ion có thể tiếp cận được nhiều nhánh phổi hơn so với các ống nội soi phế quản thông thường. Từ đó giúp các bác sĩ xác định đúng vị trí của các dấu hiệu bất thường ở phổi mà việc chụp X- quang không thể phát hiện ra.
Ngoài ra, robot cũng theo dõi các đường viền của phổi, giúp các bác sĩ có thể có thể sử dụng kim để sinh thiết một cách an toàn mà không gây xẹp phổi.
Ung thư phổi là một trong những loại ung thư gây t.ử v.ong hàng đầu trên thế giới. Ước tính tại Mỹ, cứ 6 người thì có một người được chẩn đoán ung thư phổi trong đời. Báo cáo gần đây của Hiệp hội Ung thư Mỹ cho thấy phụ nữ trẻ có tỷ lệ mắc ung thư phổi cao hơn nam giới. Công nghệ robot nội soi đem lại hi vọng cho nhiều bệnh nhân có nguy cơ mắc ung thư phổi khi giúp chẩn đoán từ sớm dấu hiệu của bệnh.
Phát hiện mắc cùng lúc 2 loại ung thư vì triệu chứng quen thuộc
Từ dấu hiệu chán ăn, sụt cân thường gặp ở nhiều người, ông T. quyết định đi khám bệnh và bất ngờ được chẩn đoán ung thư.
Người đàn ông 64 t.uổi được các bác sĩ chẩn đoán mắc ung thư kép, gồm ung thư phổi và ung thư đường mật. Ảnh minh họa: Freepik.
Theo thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân là ông N.X.T., 64 t.uổi, ngụ Bắc Giang, đến khám với tình trạng chán ăn, sụt cân.
Tình trạng sụt cân thấy rõ trước một tuần nhập viện, người đàn ông sút đến 4 kg/tuần nhưng không khó thở, không ho, không đau ngực, không đau bụng, đại tiểu tiện bình thường.
Từ kết quả chụp CT lồng ngực, ổ bụng, các bác sĩ phát hiện ông T. có khối u lạ ở phổi và gan. Bệnh nhân lập tức được chuyển đến Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu.
Qua khai thác bệnh sử, ông T. cho hay mình bị viêm gan B nhưng không điều trị, 15 năm trước bị xuất huyết dạ dày. Người bệnh uống nửa lít rượu mỗi ngày, môi trường làm việc thường xuyên tiếp xúc với thuốc trừ sâu. Về yếu tố di truyền, ba của ông T. mắc ung thư gan.
Hình ảnh khối u ở thùy trên phổi trái của bệnh nhân. Ảnh: BVCC.
Sau khi làm xét nghiệm, chụp CT ổ bụng và lồng ngực, các bác sĩ chẩn đoán ông T. bị ung thư phổi trái không tế bào nhỏ và ung thư đường mật. Người bệnh được điều trị bằng thuốc Gemcitabine, Ciplastin trong 21 ngày và tiếp tục theo dõi tại trung tâm.
Theo Cơ quan nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC), đa ung thư nguyên phát là một người mắc nhiều hơn một loại ung thư. Tỷ lệ mắc đa ung thư nguyên phát trên thế giới khoảng 2,4-17,2%.
Những tiến bộ trong sàng lọc và chẩn đoán làm tăng khả năng phát hiện đa ung thư nguyên phát trên người bệnh ở mọi giai đoạn. Dựa vào thời gian phát hiện ung thư nguyên phát thứ hai trở đi so với loại đầu tiên, có thể chia làm 2 loại: đồng thời, liên tiếp.
Trên thế giới hiện chưa có thống kê về tỷ lệ t.ử v.ong của bệnh nhân mắc đa ung thư nguyên phát so với mắc một loại ung thư.
Tuy nhiên, việc điều trị người bệnh mắc đa ung thư nguyên phát còn tồn tại nhiều thách thức. Với thể đồng thời, cần phải lựa chọn phương pháp điều trị vào tất cả loại ung thư mà không tăng độc tính hay tác động xấu lên người bệnh.