Rối loạn hệ miễn dịch có thể gây đau xương khớp

Bên cạnh vấn đề t.uổi tác, cân nặng, môi trường, chấn thương…, rối loạn miễn dịch cũng là một trong những nguyên nhân gây thoái hóa xương khớp.

Theo các nghiên cứu mới, rối loạn miễn dịch có thể gây viêm khớp, thoái hóa khớp. Phát hiện này mở ra hướng đi mới trong việc hỗ trợ điều trị bệnh này.

Hệ miễn dịch có thể tấn công cơ thể

Hệ miễn dịch được ví như hàng phòng thủ đặc hiệu, bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các yếu tố có hại (virus, vi khuẩn…), ngăn ngừa bệnh tật. Thế nhưng, đôi khi hệ miễn dịch lại tấn công ngược cơ thể.

Theo giới chuyên môn, độc chất từ môi trường, khói t.huốc l.á, t.uổi tác, di truyền, chấn thương… là những yếu tố nguy cơ dẫn đến sự cố này. Lúc bất thường, hệ thống miễn dịch có thể tấn công làm hại các cơ quan khỏe mạnh của cơ thể, bao gồm các khớp xương. Đây cũng là cơ chế gây viêm khớp tự miễn – một trong những bệnh khớp phổ biến nhất hiện nay.

Xương khớp tổn thương gây đau nhức, gián đoạn cuộc sống của người bệnh.

Cụ thể, khi hệ miễn dịch bị rối loạn, cơ thể sẽ tăng sản xuất các cytokine như TNF-, interleukin 1, interleukin 6, interferon gamma… xâm nhập màng hoạt dịch khớp, làm suy giảm chất lượng dịch nhầy và hình thành phản ứng viêm. Từ màng hoạt dịch, phản ứng viêm tiếp tục lan rộng, tiếp cận và phá hủy sụn khớp, xương dưới sụn khiến khớp xương bị hư hại nghiêm trọng.

Thông thường, người mắc bệnh sẽ gặp đau nhức, xương khớp căng cứng và sưng tấy, khó khăn trong việc đi lại, cầm nắm hay thực hiện những công việc hàng ngày. Trường hợp nặng hơn có thể bị biến dạng khớp, teo dính khớp, giảm hoặc mất khả năng vận động.

Ngồi làm việc sai tư thế là nguyên nhân khiến người trẻ dễ mắc bệnh xương khớp.

Các bệnh lý xương khớp hiện có xu hướng trẻ hóa. Nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ lối sống thiếu khoa học như thức khuya, ngồi nhiều, lười vận động hoặc vận động sai cách, ăn uống thiếu chất, sử dụng đồ uống chứa chất kích thích…

Phương pháp hỗ trợ xương khớp chắc khoẻ

Theo tiến sĩ Tăng Hà Nam Anh (Giám đốc Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM), các phương pháp điều trị bệnh xương khớp trước đây như “xây lâu đài trên cát” vì việc tái tạo không đi đôi bảo vệ, chỉ giải quyết phần ngọn là giảm đau. Nhiều phương pháp không tác động tận gốc vào các yếu tố gây viêm, làm phá hủy sụn khớp và xương dưới sụn.

“Để không mất khả năng lao động, sinh hoạt hàng ngày, khi có những dấu hiệu đầu tiên của cơn đau nhức, mọi người cần chú ý chăm sóc xương khớp thông qua chế độ dinh dưỡng khoa học, vận động hợp lý và bổ sung những hoạt chất chuyên biệt để xương khớp toàn thân chắc khỏe”, tiến sĩ Tăng Hà Nam Anh cho biết.

Mọi người cần chú ý chăm sóc xương khớp khi có những dấu hiệu đầu tiên của cơn đau nhức.

Mới đây, các nhà khoa học Mỹ ứng dụng công nghệ sinh học phân tử để phát triển bộ dưỡng chất hỗ trợ bảo vệ khớp gồm eggshell membrane, collagen type 2 không biến tính, collagen peptide, turmeric root, chondroitin sulfate… Bộ tinh chất này hỗ trợ ngăn sản sinh các tự kháng thể kháng màng hoạt dịch và sụn khớp, giảm các cytokine t.iền viêm như TNF-, IL-1,2,6, interferon gamma…

Với việc thành phần có bộ dưỡng chất này, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Jex thế hệ mới hỗ trợ giảm đau trong thoái hóa khớp, viêm khớp, viêm khớp dạng thấp; đồng thời hỗ trợ bảo vệ, tái tạo sụn khớp, bảo vệ màng hoạt dịch, tăng độ bền và dẻo dai cho khớp, làm chậm quá trình thoái hóa khớp.

Giải đáp thắc mắc về những bệnh xương khớp phổ biến nhất ở dân văn phòng

Bệnh ở cổ tay, cột sống, đau mỏi vai gáy… là những vấn đề về xương khớp phổ biến nhất ở dân văn phòng. Vậy phải làm sao để các bệnh này không còn là nỗi lo với dân văn phòng?

Ít vận động, cả ngày chỉ ở trong phòng kín hay chế độ ăn uống không lành mạnh khiến cho các căn bệnh xương khớp trở thành nỗi lo thường trực của dân văn phòng.

Một số vấn đề phổ biến liên quan đến bệnh xương khớp mà rất nhiều dân văn phòng gặp phải là các bệnh về cổ tay, cột sống, đau mỏi vai gáy…

Dưới đây, TS Nguyễn Hoàng Long – Phó trưởng khoa phẫu thuật cột sống – BV Việt Đức sẽ giải đáp thắc mắc về các vấn đề này giúp dân văn phòng biết cách bảo vệ sức khỏe của mình tốt hơn.

TS Nguyễn Hoàng Long – Phó trưởng khoa phẫu thuật cột sống – BV Việt Đức

Làm sao để phòng chống và điều trị triệt để viêm gân khớp cổ tay? Tôi làm graphic designer, tôi mắc bệnh và đã bị tái viêm 3 lần, phải đi tiêm để điều trị 3 đợt nhưng chưa khỏi triệt để?

Qua mô tả rất khó để biết tổn thương cụ thể của bạn là gì bởi ở cổ tay có nhiều phần gân, cơ khác nhau.

Nhưng bạn làm việc sử dụng máy tính, chuột nhiều, nên nếu tổn thương tái đi tái lại nhiều như thế thì trước tiên cần tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh lý (ví dụ công việc làm tăng áp lực vào cổ tay quá nhiều, như là dùng chuột máy tính, để bàn phím đúng chưa…).

Thứ 2, ngoài điều trị viêm gân cổ tay bằng tiêm, còn có nhiều phương pháp điều trị khác như là: Vật lý trị liệu. Đây là phương pháp điều trị tốt, ít phải can thiệp và xâm lấn vào cơ thể người.

Tôi nghe nói bệnh xẹp đốt sống rất nguy hiểm. Người mắc phải bệnh này mà ngồi làm việc văn phòng nhiều thì phải làm gì để tránh biến chứng, không nguy hiểm?

Trong các bệnh lý của dân văn phòng thì bệnh lý về cột sống là hay gặp nhất, đứng đầu trong các bệnh lý về xương khớp. Nguyên nhân gây ra bệnh lý về cột sống là do chúng ta ngồi quá lâu, tạo áp lực lớn lên đĩa đệm và dần dần làm xẹp đĩa đệm, gia tăng áp lực lên các thành phần khác của cột sống.

Để tránh tình trạng này, nên có tư thế ngồi đúng. Thứ 2, nên có những khoảng thời gian nghỉ ngơi đúng khi ngồi làm việc, thư giãn cho cơ thể: 25-30 phút nên làm động tác căng giãn khớp, cột sống lưng, sau 2 giờ nên đứng lên vận động để giảm áp lực lên cơ thể.

Thường xuyên đau nhức 2 bên vai, bên trái đau hơn bên phải lúc vận động nhiều, đặc biệt là khi với lấy đồ vật trên cao hoặc khi thời tiết thay đổi, tôi có bị thoái hóa khớp vai?

Về các triệu chứng bạn mô tả thì BS nghĩ nhiều đến triệu chứng khớp vai, tuy nhiên, để khẳng định là bệnh lý về khớp vai hay các bộ phận cơ quan khác của cơ thể thì bạn cần đi khám. Các bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm, thăm khám ở khớp vai để đưa ra chẩn đoán cuối cùng. Khi có kết quả thăm khám, nếu là bệnh lý khớp vai sẽ xem tổn thương ở phần nào khớp vai để có phương án điều trị cụ thể.

Thông thường, đối với khớp vai, sẽ điều trị bằng thuốc, vật lý trị liệu, một số ít trường hợp có tổn thương nặng sẽ phải phẫu thuật (phẫu thuật nội soi).

Tôi có thói quen leo cầu thang ở văn phòng để giãn gân cốt sau một thời gian ngồi lâu làm việc. Nhưng leo cầu thang nhiều có ảnh hưởng xấu đến khớp gối không?

Đối với những trường hợp đã có bệnh lý khớp gối như thoái hóa khớp gối thì leo cầu thang sẽ ảnh hưởng đến khớp gối hơn so với người bình thường. Nó có thể tăng mài mòn khớp gối, gây triệu chứng đau đầu gối. Nếu có biểu hiện đau khớp gối khi leo cầu thang thì nên đi khám, tránh thoái hóa khớp gối.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *