Rối loạn nuốt ở người bệnh đột quỵ não

Rối loạn nuốt là một trong những vấn đề thường gặp nhất và xảy ra sớm nhất sau đột quỵ não, chủ yếu gặp ở tổn thương hệ tuần hoàn sau.

Hình minh họa.

Rối loạn nuốt là một di chứng tai biến mạch m.áu não rất thường gặp. Ngoài việc làm người bệnh khó khăn trong ăn uống, rối loạn nuốt có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như hít sặc, viêm phổi, khó thở và có thể dẫn đến t.ử v.ong.

Theo bác sĩ Nguyễn Hải Linh, Trung tâm Đột quỵ não, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, thông thường có 3 giai đoạn rối loạn nuốt cần được phát hiện và đ.ánh giá:

Rối loạn giai đoạn miệng: Tồn đọng thức ăn trong miệng; chảy nước dãi; rơi vãi thức ăn.

Rối loạn giai đoạn hầu họng: Trào ngược miệng – mũi; khó khăn trong khởi đầu nuốt, trì hoãn nuốt; ho hoặc sặc khi nuốt; thay đổi giọng nói hay tốc độ nói sau khi nuốt; ho chủ động không hiệu quả.

Rối loạn giai đoạn thực quản: Cảm giác thức ăn còn đọng ở cổ, ngực; viêm phổi gần đây; sụt cân không rõ nguyên nhân; thay đổi thói quen ăn uống.

Có nhiều cách phát hiện người bệnh bị rối loạn nuốt tùy theo các trường hợp cụ thể:

– Nếu người bệnh đang nằm viện, rối loạn nuốt sẽ được bác sĩ phát hiện bằng cách kiểm tra vận động cơ hầu họng, lưỡi, thực hiện nghiệm pháp GUSS (Gugging Swallowing Screen), thang điểm MASA, các biện pháp chẩn đoán can thiệp như nội soi ống mềm, chiếu X-quang uống Barit quay video hoặc đ.ánh giá độ bão hòa oxy mao mạch…

– Nếu đang được chăm sóc ở nhà, người bệnh có thể xuất hiện các dấu hiệu sau đây:

Khi đang ăn uống thì thức ăn, nước uống trong miệng chảy ra ngoài, rơi vãi thức ăn. Bệnh nhân thường xuyên bị chảy nước bọt, nước bọt bị đọng nhiều trong miệng.

Khó khăn trong việc cắn, nhai, dùng lưỡi di chuyển thức ăn, ngậm thức ăn lâu, phải gắng sức khi nuốt, khi nuốt rồi vẫn thấy thức ăn vướng trong họng.

Bệnh nhân bị ho hoặc sặc khi nuốt. Thường xuyên ho khi đang nhai chưa nuốt, khi mới nuốt và một thời gian lâu sau khi nuốt.

Bệnh nhân bị thay đổi giọng nói, tốc độ nói sau ăn.

Bị viêm phổi tái phát nhiều lần, sụt cân không rõ nguyên nhân, thay đổi thói quen ăn uống.

Do các biến chứng nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng nên nếu có nghi ngờ người bệnh đang bị rối loạn nuốt sau tai biến mạch m.áu não, người nhà nên đưa người bệnh đến các cơ sở y tế để khám và điều trị.

Làm thế nào để điều trị phục hồi rối loạn nuốt trong đột quỵ não?

Người bệnh có thể vận dụng các bài tập phục hồi chức năng nuốt như:

– Thay đổi tư thế khi nuốt: gặp cằm ra trước khi nuốt ở tư thế đầu 30 – 45 độ, xoay mặt về bên liệt khi nuốt, nghiêng đầu sang bên lành.

– Các bài tập giúp gia tăng nhận thức về cảm giác mặn, ngọt, nóng, lạnh… để kích thích phản xạ nuốt.

– Các bài tập vận động lưỡi, tập phát âm để giúp làm tăng độ mạnh, độ bền của các cơ môi, lưỡi hàm. Các bài tập nuốt gắng sức, tập đẩy hàm, tập nuốt với kích thích nuốt, tập nhóm cơ hỗ trợ nuốt…giúp làm sạch họng và giảm tồn đọng thức ăn, nước bọt ở miệng.

Đối với người bệnh có rối loạn nuốt nghiêm trọng, hầu họng bị liệt và không thể ăn uống được, người bệnh sẽ được chỉ định cho ăn qua ruột bằng cách đặt sonde miệng – dạ dày; sonde mũi – dạ dày; mở dạ dày qua da bằng nội soi; mở hỗng tràng qua da bằng nội soi; hoặc nuôi dưỡng bằng đường truyền tĩnh mạch… đây là phương pháp điều trị xâm lấn đối với người bệnh rối loạn nuốt.

Bên cạnh đó, người bệnh có rối loạn nuốt cần lưu ý chế độ dinh dưỡng hợp lý, có thể tham khảo thông tin từ Hiệp hội dinh dưỡng Hoa Kỳ về 4 mức độ sau: Mức độ 1: Thức ăn xay nhuyễn, có độ kết dính cao, dạng pudding, yêu cầu nhai rất ít; Mức độ 2: Thay đổi về mặt cơ học (Thức ăn kết dính, ẩm, cần nhai một chút); Mức độ 3: Tiến bộ (Thức ăn mềm đòi hỏi nhai nhiều hơn); Mức độ 4: Bình thường (Không hạn chế, cho phép mọi loại thức ăn).

Phát hiện sớm rối loạn nuốt trong đột quỵ não và điều trị kịp thời giúp bệnh nhân hạn chế các biến chứng, chức năng nuốt và việc ăn uống được sớm phục hồi.

Cấp tốc vượt 150km đường biển và đường bộ kịp “giờ vàng” cấp cứu bệnh nhân đột quỵ

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng vừa cấp cứu thành công ca bệnh đột quỵ não xảy ra tại huyện đảo Lý Sơn cách bệnh viện hơn 150km.

Người bệnh được hồi phục tốt, hoàn toàn không có biến chứng nhờ can thiệp y tế kịp thời trong những giây phút cuối của “giờ vàng”.

Khi mạng sống được đo đếm bằng từng giây…

Sáng 21/6/2020, Bệnh viện Vinmec Đà Nẵng tiếp nhận thông tin chị Đào Thị Hoa đang đi du lịch tại đảo Lý Sơn thì bị đột quỵ. Ngay lập tức, ekip cấp cứu đột quỵ và can thiệp mạch não đã kích hoạt quy trình cấp cứu và sẵn sàng tiếp nhận người bệnh, không bỏ lỡ thời gian “vàng” của người bệnh (dưới 4,5h kể từ khi đột quỵ). Sau 4h di chuyển qua 1 chặng đường biển và 1 chặng đường bộ từ đảo Lý Sơn đến Đà Nẵng, chị Hoa nhập viện trong tình trạng lơ mơ, không nói được, nhân trung lệch hẳn sang phải, liệt nửa người phải hoàn toàn.

Từ kết quả khám lâm sàng và các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh hiện đại (CT/MRI/MRA), chị Hoa được chẩn đoán nhồi m.áu não tối cấp do tắc hoàn toàn động mạch não giữa trái. Đây là bệnh tiên lượng rất nặng, nguy cơ t.ử v.ong và tàn phế cao. Các chuyên gia hàng đầu về đột quỵ tại khu vực miền Trung gồm BS Nguyễn Thái Trí, Trưởng khoa Cấp cứu và TS.BS Tôn Thất Trí Dũng, Trưởng khoa Khám bệnh – Nội khoa, Bệnh viện Vinmec Đà Nẵng nhận định, cần thực hiện ngay các biện pháp tái thông mạch m.áu tái tưới m.áu não. Không để lãng phí phút giây nào, các bác sỹ đã đồng thời thực hiện 2 kỹ thuật cấp cứu: làm tan cục m.áu đông bằng thuốc và can thiệp lấy huyết khối qua đường động mạch.

Hình ảnh chụp mạch m.áu của chị Hoa bị tắc trước (trái) và sau (phải) khi được các bác sĩ Vinmec Đà Nẵng can thiệp

Kết quả, mạch m.áu của người bệnh được thông lại hoàn toàn sau 40 phút nhập viện và dưới 6h từ khi bị đột quỵ. Ngay sau can thiệp, tình trạng của bệnh nhân đã cải thiện rõ rệt. Chị Hoa đã cử động tốt chân tay bên phải, tỉnh táo, nói và trả lời chính xác, tuy chưa được tròn chữ. Trong những ngày tiếp theo, được chăm sóc tích cực và tiếp tục cải thiện hơn nữa, chị có thể tự đứng dậy đi lại với sự hỗ trợ tối thiểu. Trung tuần tháng 7/2020, chị Hoa đã được xuất viện, sức khỏe ổn định và được các bác sĩ đ.ánh giá hoàn toàn không có biến chứng.

Chị Hoa đã hoàn toàn hồi phục sức khỏe sau cơn đột quỵ khi xuất viện

Nhận biết đột quỵ sớm bằng quy tắc Fast

Đây là một kỳ tích trong việc cấp cứu, cứu sống bệnh nhân đột quỵ cấp của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Để đạt được thành công này, ngoài sự nỗ lực của kíp cấp cứu can thiệp đột quỵ trong khâu đ.ánh giá, chẩn đoán và thực hiện thành công các kỹ thuật cấp cứu đột quỵ não hiện đại, còn có sự phối hợp phản ứng chính xác cấp cứu đột quỵ của người nhà.

“Gia đình hiểu rõ nguy hiểm của đột quỵ não và tầm quan trọng của việc cấp cứu sớm nên đã nhanh chóng huy động mọi nguồn lực đưa bệnh nhân đến bệnh viện, không mất thời gian vào những cách không hiệu quả như bấm huyệt, cạo gió… thường thấy. Sau khi đột quỵ, cứ mỗi phút trôi qua sẽ có gần 2 triệu tế bào não bị c.hết nên sự chậm trễ có thể khiến người bệnh tàn phế suốt đời, thậm chí tử vong” – BS Tôn Thất Trí Dũng cho biết.

Theo các bác sĩ Vinmec Đà Nẵng, đột quỵ có thể được nhận biết sớm bằng quy tắc FAST như minh họa dưới đây. Một trong 3 triệu chứng sau đây là biểu hiện khả năng cao đột quỵ não: Đột ngột bị yếu, liệt tay/chân, bị méo miệng hay đột ngột rối loạn lời nói hay không nói được.

Mục tiêu điều trị đột quỵ là cần tái thông mạch m.áu càng sớm càng tốt – thực hiện bằng liệu pháp tan cục m.áu đông (rTPA) cho bệnh nhân đến sớm dưới 4,5h sau khi đột quỵ và lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học (dưới 6h). Năm 2018, Hiệp hội Đột quỵ Mỹ khuyến cáo có thể lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học ở bệnh nhân bị tắc mạch m.áu lớn trong não đến với thời gian muộn hơn từ 6 – 24h, nhưng bệnh nhân phải được đ.ánh giá qua chụp CT SCAN tưới m.áu não (CTP). Đây là kỹ thuật chỉ có thể thực hiện được ở các thế hệ máy chụp CT 640 và phần mềm chuyên dụng. Để đáp ứng nhu cầu điều trị đột quỵ não nhiều thời điểm, hiện Bệnh viện Vinmec Đà Nẵng đã trang bị hệ thống máy CT, MRI hiện đại và nhiều thiết bị hiện đại khác để tối ưu kết quả điều trị.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *