Trẻ 5 t.uổi có thể kiểm soát được việc đi tiểu như người lớn. Do vậy, trẻ trên 5 t.uổi mà chưa kiểm soát được việc đi tiểu thì trẻ đã mắc rối loạn tiểu tiện.
Rối loạn tiểu tiện ở t.rẻ e.m là gì?
Khi được 2 t.uổi, trẻ bắt đầu cảm nhận được cảm giác đầy bàng quang và bắt đầu từ đó trẻ có thể kiểm soát được việc đi tiểu vào ban ngày. Từ 5 t.uổi trở lên trẻ có thể kiểm soát được việc đi tiểu như người lớn. Do vậy, trẻ trên 5 t.uổi mà chưa kiểm soát được việc đi tiểu thì trẻ đã bị mắc rối loạn tiểu tiện.
Rối loạn tiểu tiện là tình trạng tăng số lần đi tiểu vào ban ngày, mỗi lần một lượng ít, không có dấu hiệu tiểu m.áu hay đau khi đi tiểu.
Trẻ trên 5 t.uổi mà chưa kiểm soát được việc tiểu tiện thì trẻ đã mắc rối loạn đi tiểu. Ảnh minh họa.
Nguyên nhân của rối loạn tiểu tiện
Đến nay chưa có nguyên nhân cụ thể nào được tìm thấy gây nên tình trạng rối loạn tiểu tiện. Người ta nhận thấy có một số yếu tố thúc đẩy dễ đưa đến hiện tượng trên, bao gồm:
– Yếu tố nội tại: Viêm bàng quang không nhiễm khuẩn, viêm niệu đạo do hóa chất, bất thường thành phần nước tiểu, nước tiểu có nhiều canxi, bàng quang tăng nhạy cảm khi gặp thời tiết lạnh
– Yếu tố tâm lý: Chuyển trường, môi trường học tập mới, bị bắt nạt trong trường hoặc chuyển nhà, cha mẹ bất hòa, ly hôn, người thân qua đời, có thêm em nhỏ…
Biểu hiện của rối loạn tiểu tiện ở trẻ
Những biểu hiện của rối loạn tiểu tiện ở t.rẻ e.m bao gồm loại sau:
Tiểu không tự chủ: trẻ không có khả năng kiểm soát việc đi tiểu.
Tiểu khó: tiểu đau, tiểu rát hoặc khó đi tiểu.
Tiểu dầm: tiểu không kiểm soát khi trẻ đang ngủ.
Tiểu gấp: trẻ tiểu són ra quần ngay khi có mắc tiểu.
Tiểu nhiều lần: tiểu> 1 lần mỗi giờ.
Tiểu ít lần: số lần đi tiểu
Rối loạn tiểu tiện ở trẻ có tự khỏi không, trường hợp nào cần phải điều trị?
Rối loạn tiểu tiện ở trẻ là hiện tượng lành tính và có thể tự khỏi, thường từ 8 tuần đến vài tháng. Cha mẹ cần tìm hiểu, trò chuyện với trẻ để phát hiện những yếu tố có thể thúc đẩy trẻ mắc phải tình trạng này. Ví dụ như yếu tố trường học, yếu tố gia đình, và giúp trẻ điều chỉnh lại thói quen đi tiểu mà không cần phải dùng thuốc hay biện pháp can thiệp xâm lấn nào.
Trong trường hợp rối loạn đi tiểu ở trẻ kéo dài, không tự khỏi dù gia đình đã sử dụng liệu pháp tâm lý, cha mẹ cần đưa trẻ đến khám bác sĩ để được thăm khám. Rối loạn tiểu tiện kéo dài ở trẻ không chỉ ảnh hưởng ít đến vấn đề sinh hoạt của trẻ mà còn có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng hơn như: n.hiễm t.rùng tiểu tái phát, viêm đài bể thận cấp, thận ứ nước, trào ngược bàng quang niệu quản, suy thận…
Uống nước gừng sả có tác dụng gì?
Nước gừng sả được nhiều người yêu thích vì hương vị đặc biệt, tuy nhiên uống nước gừng sả có tác dụng gì thì không phải ai cũng biết.
Gừng và sả là hai loại gia vị không thể thiếu trong gian bếp của người Việt. Đây cũng là hai vị Nam được sử dụng rất phổ biến trong Đông y. Nhiều người vẫn thường có thói quen uống nước gừng sả để ấm người mỗi khi trời mưa lạnh. Vậy, uống nước gừng sả có tác dụng gì?
Uống nước gừng sả có tác dụng gì?
Báo Thanh Niên dẫn lời Ths.BS Nguyễn Trọng Tín, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM – cơ sở 3 cho biết, sả có vị cay, tính ấm, được dùng làm thuốc giải cảm, chữa ho đàm, tiêu chảy do hàn thấp, đồng thời cũng là vị thuốc giúp kích thích tiêu hóa.
Gừng cũng có vị cay, tính ấm, có tác dụng tiêu đàm, giải độc… Tùy vào mỗi dạng bào chế mà gừng có công dụng khác nhau.
Theo bác sĩ Tín, dựa vào tính chất cay thơm của sả, người ta thường sử dụng nó trong nồi xông thuốc giải cảm hoặc dùng làm gia vị đi kèm với các món ăn có tính hàn thấp hoặc khó tiêu như món thịt lươn, ốc, nghêu, thịt gà, thịt bò.
Gừng thì được sử dụng nhờ vào tính ấm, được dùng mỗi khi lạnh bụng sau khi ăn thức ăn sống lạnh, hoặc cũng dùng để giải cảm phong hàn. Dân ta cũng dùng gừng để nấu cùng các thực phẩm có tính hàn như nghêu, thịt vịt, cá trê,… hoặc chế biến thành trà gừng, mứt gừng để ấm bụng vào những ngày mùa đông.
Việc sử dụng nước nấu sả gừng uống vào buổi sáng sẽ rất phù hợp vào những ngày mưa ẩm lạnh. Hai vị thuốc trên khi kết hợp với nhau sẽ góp phần kích thích tiêu hóa giúp ăn uống tốt hơn, đồng thời phòng ngừa được ngoại cảm do phong hàn thấp vào những ngày lạnh ẩm.
Nhiều người thường pha nước gừng sả uống cho ấm người khi trời lạnh
Những điều cần lưu ý khi uống nước gừng sả
Nước gừng sả tuy tốt cho sức khỏe nhưng không nên lạm dụng.
Báo VietNamNet dẫn lời bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Tấn Vũ, Trưởng đơn vị điều trị Ban ngày, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cơ sở 3 cho biết, ông đã gặp nhiều bệnh nhân đau bao tử, đau bụng do nhiệt vì làm ấm cơ thể bằng nước gừng sả.
Bác sĩ Vũ cũng lưu ý thêm, người dân chỉ nên dùng một lượng nhỏ nước gừng, sả và dùng trong 7 ngày, không thể coi đó là thức uống hàng ngày. Việc sử dụng quá nhiều loại thức uống này sẽ có thể làm hại cơ thể.
Cụ thể, tính cay nóng của gừng tác động đến dạ dày và tiêu hóa, đôi khi khiến bạn bị táo bón, cảm giác nóng rát h.ậu m.ôn khi đại tiện. Tương tự, sử dụng quá nhiều sả như nấu thành nước uống thay nước lọc sẽ làm tăng cảm giác nóng vùng dạ dày, tăng nguy cơ trào ngược dạ dày – thực quản, xuất hiện nhiều ghèn ở hai mắt.
Trong Đông y, bài thuốc gừng sả có tính nóng nên những người cơ địa nhiệt cũng không nên uống loại nước này. Các trường hợp này thường có xu hướng béo, sợ nóng, da nóng, bốc hỏa, hay bị khát nước và thích uống nước mát, ra nhiều mồ hôi.
Về mùa lạnh, những người thường bị tình trạng lạnh bụng, khó tiêu, có thể sử dụng gừng tươi để điều trị. Vị thuốc này có thể hỗ trợ điều trị một số bệnh về đường tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, ợ hơi, trào ngược dạ dày, buồn nôn, giúp tăng cảm giác thèm ăn. Tuy nhiên, người dân không nên sử dụng quá 5 gram/ngày. Đặc biệt, những người chuẩn bị mổ hoặc mới mổ không dùng gừng.
Khi sử dụng gừng, sả trong chế biến món ăn, bác sĩ Vũ khuyến cáo người dân cần điều chỉnh liều lượng hài hòa, không nên nấu riêng các loại gia vị này để uống liên tục trong ngày. Lưu ý đối với người bị đái tháo đường cần hạn chế sử dụng bởi loại nước này dễ làm tăng cảm giác khát dẫn đến nguy cơ tăng đường huyết.
Trên đây là những thông tin giải đáp về câu hỏi “Uống nước gừng sả có tác dụng gì?”. Các chuyên gia khuyên bạn không nên lạm dụng nước sả gừng để tránh gây hại, đặc biệt đối với người có thể trạng âm hư, hoặc trong người có nhiệt. Nếu thường xuyên sử dụng thức uống này cần có tư vấn cụ thể của bác sĩ y học cổ truyền để sử dụng phù hợp với cơ địa của từng người.