Một số vị thuốc y học cổ truyền ngâm rượu có thể dùng xoa bóp xương khớp hoặc vị trí tổn thương đau không có vết thương hở nhằm mục đích hỗ trợ điều trị các chứng đau mỏi các khớp xương, đau cơ, tê cánh tay, đau nhức chân, đau thắt lưng…
Ảnh minh họa
Bài viết dưới đây xin giới thiệu một số phương thuốc xoa bóp đơn giản, dễ làm, hiệu quả để bạn đọc có thể tham khảo và vận dụng:
Bài 1: Hồng hoa 12g, đào nhân 20g, xuyên khung 50g, đương quy 50g, thảo ô 20g, hạt tiêu 50g.
Bài 2: Khương hoạt 15g, độc hoạt 15g, quế chi 15g, tần giao 15g, đương quy 15g, dây đau xương 15g, nhũ hương 15g, một dược 15g, mộc hương 15g, tang chỉ 30g.
Bài 3: Đương quy 12g, độc hoạt 12g, khương hoạt 12g, thiên niên kiện 10g, hồng hoa 8g, tô mộc 12g, nhục quế 8g, tần giao 12g, huyết giác 12g, ngải cứu 6g, mộc qua 10g.
Cách dùng: Các vị thuốc tán vụn, ngâm với 1 lít rượu gạo 45-50 độ. Thời gian ngâm từ 20 ngày trở đi là có thể dùng được. Ngâm càng lâu thì hiệu quả trị bệnh càng cao. Để việc điều trị đạt kết quả tốt hơn, có thể dùng một miếng bông gạc tẩm rượu xoa bóp cho ướt rồi đắp lên chỗ đau băng lại. Thời gian đắp thuốc từ 30 – 40 phút.
Cần lưu ý là rượu thuốc này không dùng để uống nên hãy để xa tầm tay t.rẻ e.m. Bên cạnh đó, không bôi rượu thuốc này lên các vết thương hở.
Chủ quan đau thắt lưng không đi khám, người đàn ông phải chạy thận suốt phần đời còn lại
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tiếp nhận bệnh nhân nam (63 t.uổi trú tại Lộc Bình, Lạng Sơn) với chẩn đoán sỏi thận, suy thận mạn giai đoạn cuối, phải chạy thận nhân tạo.
Trước đó, bệnh nhân có dấu hiệu đau mỏi thắt lưng, tiểu ít trong thời gian dài nhưng không đi khám. Đến khi có các dấu hiệu đau nặng, mệt mỏi, người nhà mới đưa đến bệnh viện.
Qua thăm khám và làm các xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán: Bệnh nhân bị ứ nước thận 2 bên do sỏi thận, sỏi niệu quản gây tắc nghẽn. Bệnh nhân đã tiến hành phẫu thuật tán sỏi nội soi, nong niệu quản hẹp hai bên, đặt dẫn lưu.
Tuy nhiên, do 2 thận bị ứ nước trong thời gian dài nên chức năng thận đã suy giảm, dẫn đến suy thận mạn giai đoạn cuối, người bệnh phải chạy thận nhân tạo, lọc m.áu suốt đời.
Theo bác sĩ Phan Chí Dũng, Trưởng Khoa Ngoại Tiết niệu, sỏi thận hình thành khi lượng nước tiểu giảm và nồng độ chất khoáng trong nước tiểu tăng cao, lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết lại tạo thành sỏi. Ngoài ra, có nhiều nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành sỏi đường tiết niệu như: dị dạng đường tiết niệu; n.hiễm t.rùng tiết niệu; uống ít nước; chế độ ăn uống không khoa học, khẩu phần ăn có quá nhiều oxalate, canxi; yếu tố di truyền…
Sỏi thận nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như: tắc đường tiểu, nhiễm khuẩn tiết niệu; giãn đài bể thận, ứ nước, ứ mủ thận, áp xe thận; viêm quanh thận xơ hóa; suy thận…
Dấu hiệu nhận biết sỏi thận là những cơn đau âm ỉ vùng hố thắt lưng hoặc hai bên hông, đôi khi có thể có những cơn đau nhói, quặn thắt, bệnh nhân cũng có thể có các dấu hiệu như đi tiểu ra m.áu, tiểu buốt, sốt, mệt mỏi…
Khi có những dấu hiệu bệnh, người bệnh không nên tự điều trị, không tự uống thuốc nam, mà nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám, tư vấn và chẩn đoán điều trị phù hợp. Đặc biệt, người dân chú ý đi khám sức khỏe định kỳ và nên khám cả chuyên khoa thận – tiết niệu để phát hiện sớm, điều trị sớm bệnh sỏi thận, tránh các biến chứng của bệnh.
Để phòng bệnh sỏi thận và tránh bệnh tái phát, cần uống đủ nước hằng ngày (trên 2 lít/ngày), tăng cường vận động, tập thể dục để tránh sự lắng đọng của tinh thể muối khoáng; nên uống nhiều nước cam, chanh, bưởi tươi; nên ăn nhiều rau tươi giúp tiêu hóa nhanh, giảm hấp thu các chất gây sỏi thận. Cần hạn chế thực phẩm giàu protein (dưới 200g protein/ngày), thực phẩm giàu oxalate (như củ dền, đậu bắp, rau chân vịt, các loại hạt, trà, chocolate, hạt tiêu đen và các sản phẩm từ đậu nành); xây dựng chế độ ăn ít muối và tránh ăn nhiều thực phẩm chứa chất purin gây sỏi thận như: cá khô, thịt khô, tôm khô, lạp xưởng, các loại mắm…