Sạc điện thoại xong không rút điện, bé 2 t.uổi ngậm đầu sạc bị giật rách khoang miệng, tổn thương amidan

Hình ảnh chụp vết thương sâu và rộng trong vòm miệng của b.é g.ái khiến ai cũng giật mình, nhất là các bố mẹ có con nhỏ lại một lần nữa nhắc nhở nhau phải cảnh giác và cẩn trọng hơn nữa.

Sạc điện thoại phát nổ, t.ử v.ong do sử dụng điện thoại đang sạc… là những tai nạn không hiếm từng xảy ra, không chỉ với người lớn mà cả t.rẻ e.m. Với các gia đình có con nhỏ, tưởng như không cho con sử dụng điện thoại đã là đảm bảo an toàn, nhưng không, chiếc sạc điện thoại mà người lớn dùng mỗi ngày cũng có thể trở thành thủ phạm gây nguy hiểm cho trẻ lúc nào không hay. Tất cả bắt nguồn từ thói quen sạc điện thoại mà không rút nguồn điện.

Mới đây, bà mẹ N.V.A (hiện đang sinh sống tại Lạng Sơn) đã lên tiếng cảnh báo các bố mẹ sau khi con gái 2 t.uổi của mình gặp nạn vì ngậm phải sạc điện thoại không rút nguồn điện. Tự nhận mình là do bận rộn, lơ là nên việc thiếu cẩn trọng khi không rút phích cắm sau khi sạc điện thoại của mình đã khiến con gái phải lĩnh hậu quả. Bé M.C (2 t.uổi), vô tình ngậm vào đầu sạc đã bị điện giật rách khoang miệng, phải phẫu thuật để khâu vết rách.

Chia sẻ của chị V.A nhận được tương tác lớn.

Chị V.A chia sẻ: “ Giờ này em bé của mẹ đỡ đau thiếp đi được một chút, mẹ cũng mới bình tâm viết những tâm sự này. Một tháng em nhập viện 2 lần đều trong tình trạng cấp cứu nhưng lần này quá nặng và nguy hiểm hơn những lần trước rất nhiều. Mẹ xin lỗi em bé của mẹ nhiều vì để em phải đau như vậy nhưng con à, mẹ cũng vì cuộc sống, vì tương lai của con nên mới lao đầu làm việc như vậy, chỉ mong em của mẹ lớn lên được bằng người, ăn học tử tế. Nhà neo người, mẹ sợ nhất mỗi khi các con đau ốm, vì mỗi lần như vậy, mẹ phải bỏ hết tất cả công việc để ôm em vào lòng, phải trở thành người lỡ hẹn với các cô khách hàng.

Lần đầu trong đời con phải trải qua cuộc phẫu thuật gây mê, con đau một mẹ đau mười con biết không? Nhìn con đau không ăn, không uống được phải nhịn hết buổi chiều và một đêm để còn gây mê vào phòng mổ mà tim mẹ cứ nhói lên từng cơn. Vác con lên vai ngủ nước mắt mẹ cũng ướt hết vai áo của con đó. Mong sao mẹ con mình sớm vượt qua được kiếp nạn này, yêu thương con của mẹ thật nhiều nhiều!

Tiện đây mình cũng mong các bố các mẹ hãy cẩn thận, để xa sạc điện thoại khỏi tầm tay con trẻ để con được an toàn. Vết thương lần này sẽ là điều mà cả gia đình mình nhớ mãi không thể quên được. Con mình chỉ vì 1 phút lơ là, cất sạc rất cẩn thận rồi nhưng trẻ con thì luôn hiếu động, cái gì mình cấm thì con rất thích chơi và con mình đây chỉ vì ngậm sạc trong mồm mà bị giật rách khoang miệng trên sâu 3cm, rộng dài 5,5cm và tổn thương vùng amidan chảy rất nhiều m.áu các mẹ ạ! Ôm con vào lòng không khỏi xót xa. Chưa bao giờ mẹ thấy đau thấy xót như thế! Cầu mong con của mẹ tai qua nạn khỏi, ca phẫu thuật được suôn sẻ“.

Bé M.C phải nhập viện cấp cứu.

Vết rách ở khoang miệng phía trên.

Liên hệ với chị V.A, chị cho biết, hiện tại sau ca phẫu thuật, sức khỏe của bé M.C tiến triển không mấy khả quan, chị vô cùng lo lắng bởi bác sĩ nói nên chuẩn bị đưa bé xuống Hà Nội để gây mê, phẫu thuật lại.

Luôn rút sạc điện thoại sau khi sạc – nguyên tắc bố mẹ không được quên

Tai nạn liên quan đến sạc điện thoại xảy ra với t.rẻ e.m không hiếm, chủ yếu do các bé nghịch sạc điện thoại vẫn cắm vào nguồn điện hoặc do cầm điện thoại chơi khi đang sạc. Hồi tháng 5 năm nay, cô bé Shevar ở Delhi (Ấn Độ) đã ngậm sạc điện thoại vẫn đang cắm và bị điện giật t.ử v.ong.

Vết bỏng của b.é g.ái 19 tháng t.uổi ở bang Kentucky sau khi ngậm sạc điện thoại.

Năm 2017, bà mẹ Courtney Davis, sống tại bang Kentucky (Mỹ) đã chia sẻ những hình ảnh kinh hoàng trong vụ tai nạn xảy ra với con gái 19 tháng t.uổi. Trong một lần quên rút sạc điện thoại, cô con gái đã ngậm vào đầu dây sạc và lập tức bị điện giật, để lại vết bỏng nghiêm trọng trong miệng bé.

Các chuyên gia cho biết nguy cơ một người bị điện giật bởi smartphone, ngay cả khi thiết bị đang sạc, là rất thấp. Các thiết bị sạc thường có bộ phận đổi điện áp, nên có đầu ra điện áp rất thấp. Tuy nhiên, nếu dây cắm hở, đầu cắm bị lỗi, thì vẫn có thể gây nguy hiểm.

Trong khi đó, trẻ nhỏ thường rất tò mò về mọi vật xung quanh, chúng sẽ đưa mọi thứ vào miệng để nhận biết vật này cứng hay mềm, có thể ăn được hay không… Vì thế, để đảm bảo an toàn cho con, cách tốt nhất là cha mẹ hãy lưu ý:

– Luôn đặt xa tầm với của bé bất cứ vật nguy hiểm nào mà bé có thể cho vào miệng, như những đồ nho nhỏ, những thứ sắc nhọn, những món đồ tiềm ẩn các chất độc hại, thuốc.

– Luôn rút sạc điện thoại sau khi sạc.

– Không bao giờ cho trẻ chơi điện thoại đang cắm sạc.

– Dùng bịt ổ điện để giữ an toàn cho trẻ khỏi các nguồn điện trong gia đình.

Theo Helino

TP.HCM: Bà ngoại pha sữa không chú ý, b.é g.ái 1 t.uổi suýt c.hết vì nuốt cây tăm dài 5cm vào dạ dày

Trong lúc bà ngoại đi pha sữa, cháu gái 1 t.uổi đã ngậm tăm trong miệng rồi nuốt vào gây nôn ói liên tục, khạc ra ít m.áu đỏ tươi…

Thời điểm trên, bé N.T.N.V. (hơn 1 t.uổi, ngụ Đức Hòa, Long An) đang được bà ngoại giữa. Khi người bà vừa quay đi pha sữa, trở lại đã thấy bé ngậm tăm trong miệng.

Bà vội chạy lại móc ra nhưng không kịp. Sau khi nuốt tăm, cháu bé nhợn ói liên tục, khạc ra m.áu đỏ tươi nên gia đình nhanh chóng đưa vào bệnh viện địa phương. Tại đây sau khi kiểm tra, bé tiếp tục được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) để xử trí.

Bác sĩ Lê Đức Lộc, khoa Tiêu hóa của bệnh viện cho biết, qua chụp X-quang bệnh nhi không phát hiện dị vật được vì chiếc tăm tre quá mảnh.

Khi nội soi, dị vật đã di chuyển tới hành tá tràng.

Bác sĩ cho bé xét nghiệm m.áu, khám t.iền mê và gây mê rồi nhanh chóng thực hiện thủ thuật nội soi gắp dị vật ra ngoài.

Ekip điều trị thận trọng xác định đúng vị trí chiếc tăm để đưa ra ngoài, tránh làm tổn thương niêm mạc dạ dày cũng như ruột của bệnh nhi.

Rất may là cây tăm nằm dọc thuận chiều, nên dùng kềm gắp thẳng được.

Quá trình nội soi, các bác sĩ phát hiện cây tăm đã di chuyển tới hành tá tràng, chậm một chút nữa thôi khi dị vật qua khỏi tá tràng thì nguy cơ thủng ruột rất lớn. 18 giờ cùng ngày, bé đã được nội soi gắp dị vật thành công.

Hiện tại, sức khỏe bệnh nhi ổn định và có thể được xuất viện trong nay mai.

Chiếc tăm sau khi được lấy ra.

Qua trường hợp trên, các bác sĩ khuyến cáo người dân nên hạn chế thói quen ngậm tăm hay vệ sinh răng bằng tăm khi nhà có con nhỏ, nếu có thì luôn để xa tầm tay với của trẻ.

Nếu chẳng may nuốt phải tăm hay bất kì dị vật nào, bệnh nhi cần được nhanh chóng đến trung tâm y tế gần nhất để kiểm tra và nội soi đường tiêu hóa, lấy dị vật càng sớm càng tốt cũng như phát hiện những biến chứng.

Theo Helino

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *