Sai lầm khi ăn hạt dẻ

Trong Đông y, hạt dẻ là một vị thuốc quý. Tuy nhiên, việc sử dụng hạt dẻ chưa đúng cách đôi khi có thể biến loại hạt này gây hại đến sức khỏe.

Nghiên cứu của y học hiện đại cũng cho thấy, hạt dẻ rất bổ dưỡng. Thành phần của hạt dẻ bao gồm 5,7-10,7% protein, 2- 7,4% protid, 62-70% chất đường và tinh bột. Loại hạt này còn có nhiều loại axit amin thiết yếu cơ thể cần như arotene, vitamin B1, B2, C, nicotinic acid, kali, canxi, magie, phốt pho, sắt…

Hàm lượng dinh dưỡng, khoáng chất dồi dào trong hạt dẻ giúp trì hoãn lão hóa, làm ấm lá lách và dạ dày, bổ sung khí.

Tuy nhiên, để tránh gây hại cho sức khỏe, người ăn cần chú ý:

Không ăn hạt dẻ sống

Hạt dẻ tươi sau khi bóc vỏ có màu be, kết cấu tương đối giòn, mùi tươi ngậy. Hạt dẻ không thích hợp để ăn sống trực tiếp vì chứa nhiều tinh bột và cellulose, khiến cơ thể khó tiêu hóa.

Ngoài ra, hạt dẻ sống có thể chứa một số vi khuẩn, vi trùng và các chất gây hại khác,. Vì vậy, tốt nhất nên làm chín hạt dẻ trước khi thưởng thức.

Không ăn hạt dẻ có côn trùng tấn công, mốc hỏng

Chọn hạt dẻ có vỏ còn nguyên vẹn, không mốc hỏng

Hạt dẻ có vị ngọt, thơm ngon, không chỉ con người mà côn trùng cũng thích ăn. Mọc trên cành, hạt dẻ khó tránh khỏi việc bị một số côn trùng nhỏ chui vào.

Khi mua hạt dẻ cần chọn hạt dẻ còn nguyên vẹn, tránh mua hạt có lỗ. Hạt dẻ đã bị côn trùng cắn chắc chắn sẽ bị nhiễm một số vi khuẩn, vi trùng…, tuyệt đối không nên ăn.

Ngoài ra, hạt dẻ tươi sau một thời gian sẽ bị mốc, hỏng và thâm đen. Không được ăn những hạt như vậy để tránh gây ảnh hưởng sức khỏe.

Không ăn chung hạt dẻ với sữa

Sữa chứa nhiều nước. Nếu ăn hạt dẻ sau khi uống sữa, tinh bột trong hạt dẻ sẽ dễ dàng hút nước và trương nở khiến chúng ta có cảm giác chướng bụng, đầy hơi.

Ngoài ra, sữa còn chứa lượng lớn canxi, trong khi hạt dẻ lại chứa nhiều xenlulo. Nếu ăn 2 loại thực phẩm này cùng nhau dễ ảnh hưởng đến quá trình hấp thu canxi, làm giảm giá trị dinh dưỡng của nhau.

Không ăn hạt dẻ trước khi đi ngủ

Ngủ là cách cơ thể chúng ta nghỉ ngơi. Để cơ thể được nghỉ ngơi tốt nhất, bạn không nên ăn trước khi đi ngủ tầm 3 tiếng đồng hồ. Đặc biệt, bạn không nên ăn hạt dẻ vì chứa nhiều carbohydrate, cellulose và các thành phần khác. Nó không chỉ làm tăng gánh nặng cho lá lách và dạ dày mà còn dễ chuyển hóa thành mỡ, khiến cơ thể tăng cân nhanh chóng.

Ngoài ra, hàm lượng chất béo trong hạt dẻ rang cao, ăn thường xuyên dễ gây tăng cân. Do đó, những ai cần giảm cân, giữ gìn vóc dáng tốt nhất không nên ăn vặt bằng hạt dẻ vào thời đ.iểm gần giờ đi ngủ.

Ăn ít hoặc không ăn hạt dẻ tẩm đường

Hạt dẻ tẩm đường dễ gây tăng đường huyết

Bản thân hạt dẻ chứa rất nhiều đường, sau khi chiên với đường mỗi hạt dẻ đều tẩm đẫm đường, ăn vào dễ khiến lượng đường trong m.áu tăng cao. Mọi người không nên ăn hoặc ăn ít nhất có thể đối với loại hạt dẻ này vì chúng không tốt cho sức khỏe. Những người bị bệnh tiểu đường cần cẩn trọng khi ăn do dễ làm tăng đường huyết.

Quan trọng hơn, trong quá trình sản xuất, đường và hạt dẻ được chiên đi chiên lại nhiều lần ở nhiệt độ cao sẽ sản sinh ra một số thành phần có hại cho cơ thể, nên dù thích ăn đến mấy cũng nên hạn chế. Nếu muốn ăn hạt dẻ, tốt nhất bạn nên hấp, luộc hoặc hầm sẽ tốt cho sức khỏe hơn.

Những thực phẩm không ăn cùng hạt dẻ

Thịt bò

Các loại vitamin trong hạt dẻ dễ dàng phản ứng với các nguyên tố vi lượng thịt bò làm giảm giá trị dinh dưỡng của hạt dẻ. Ăn thịt bò với hạt dẻ gây ra các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, nôn mửa.

Thịt cừu

Tuyệt đối không nên sử dụng hạt dẻ chung với thịt cừu bởi các nguyên tố kim loại vi lượng trong thịt cừu sẽ tương tác với vitamin C trong hạt dẻ, từ đó phá hủy giá trị dinh dưỡng có trong hạt dẻ. Nó còn tạo ra chất lắng cặn khiến cơ thể con người khó tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng.

Đậu phụ

Đậu phụ chứa magie clorua và canxi sunfat, trong khi hạt dẻ chứa axit oxalic, khi hai loại thực phẩm gặp nhau sẽ tạo ra magie oxalat và canxi oxalat. Hai chất kết tủa màu trắng này không chỉ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi của cơ thể mà còn dễ dẫn đến bệnh sỏi thận.

Hạnh nhân

Hạt hạnh nhân có chứa hàm lượng chất béo cao và dễ gây tiêu chảy nên không thể ăn cùng với hạt dẻ

Hạnh nhân là thực phẩm có tính nóng, nếu ăn nhiều sẽ gây hại cho xương và dễ gây tái phát bệnh đau xương ở người già.

Nếu bạn bị bệnh đau dạ dày ăn hạt dẻ và hạnh nhân cùng lúc sẽ có hiện tượng đau bụng khiến bệnh dạ dày tái phát.

Ai cần hạn chế ăn hạt dẻ?

– Người cao t.uổi có chức năng tiêu hóa kém và trẻ nhỏ không nên ăn quá nhiều hạt dẻ cùng một lúc vì nó có thể gây ra những triệu chứng như: đau bụng, khó tiêu, hóc nghẹn, tổn thương tì vị… Những người này chỉ nên dùng 50-70gr hạt dẻ mỗi tuần để tốt cho sức khỏe.

– Người bị tiểu đường: Hạt dẻ chứa hàm lượng tinh bột cao nên cần tránh ăn hạt dẻ để không làm lượng đường huyết tăng nhanh.

– Người có thâm niên bị bệnh dạ dày: Những người này ăn quá nhiều hạt dẻ sẽ làm sản sinh nhiều axit và tạo nên gánh nặng cho bộ phận này, từ đó dẫn đến xuất huyết dạ dày.

– Người bị cảm chưa khỏi, bệnh nhân mắc chứng sốt rét, kiết lị, phụ nữ sau khi sinh cũng không nên ăn nhiều hạt dẻ, chỉ nên ăn không quá 10 hạt dẻ để tránh bị táo bón.

Ăn một ít hạt dẻ có thể giúp chúng ta bổ sung năng lượng, giảm mệt mỏi và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Tuy nhiên ăn hạt dẻ đúng mùa, đúng cách sẽ giúp chúng ta hạn chế được việc gây hại cho sức khỏe.

Dọc mùng có tác dụng ‘hút mỡ’ nhưng tối kỵ với một số người

Dọc mùng là thực phẩm quen thuộc trồng ở một số địa phương, chế biến thành nhiều món ăn khác nhau.

Theo lương y Vũ Quốc Trung – Hội Đông y huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, dọc mùng còn gọi là bạc hà, mon thơm, được trồng nhiều ở các địa phương trong cả nước. Cây dọc mùng dễ phát triển ở nhiều loại đất khác nhau nhưng hay mọc ở nơi ẩm ướt.

Theo y học hiện đại, trong khoảng 100g dọc mùng chứa 95g nước, 0,25g protein và lương bột đường là 3,8g. Dọc mùng chứa lượng lớn phốt pho, kali, canxi, magie, sắt, vitamin C.

Theo Đông y, dọc mùng có vị nhạt, tính mát, không có độc, tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Vì vậy, ngoài dùng làm thực phẩm nấu canh cá, canh sườn, dọc mùng còn có tác dụng chữa bệnh. Thân và lá dọc mùng tiêu ứ, trừ giun. Củ dọc mùng phơi khô tán bột để chữa bệnh ngoài da.

Trong đời sống hằng ngày, dọc mùng được chế biến làm các món ăn như canh, bún, nộm, luộc thậm chí muối như dưa chua. Dọc mùng hợp với các món giàu chất đạm. Ngày hè, dọc mùng được nhiều người ưa thích vừa thanh mát, giải độc, ngon miệng.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng dọc mùng tốt cho những người bị mỡ m.áu, cholesterol m.áu cao, được coi như “máy quét”mỡ ra khỏi cơ thể. Đây cũng là thực phẩm đầu bảng tốt cho giảm cân, hệ tim mạch.

Dọc mùng có thể dùng tươi hoặc phơi khô làm thuốc. Để điều trị bệnh sởi, người ta lấy bẹ dọc mùng rửa sạch, phơi khô và đem nấu với nước cho tới khi cô đặc lại, uống 2-3 lần/ngày, kiên trì trong 4-5 ngày. Dọc mùng còn sử dụng trong trị cảm cúm bằng cách phơi khô, sắc cô đặc, uống khi còn ấm nóng.

Tuy nhiên, chế biến dọc mùng không cẩn thận dễ gây ngứa họng khi ăn nên nhiều người không thích. Sơ chế dọc mùng cần làm thật kỹ. Thân dọc mùng tước sạch vỏ, bỏ phần màng trắng, sau đó ngâm với nước muối khoảng 15 phút. Vắt sạch nước trong dọc mùng rồi mang đi nấu canh.

Lương y Trung khuyến cáo người tăng axit uric hạn chế ăn dọc mùng. Người có cơ địa dị ứng dọc mùng có thể bị ngứa, nên tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi dùng.

Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, cây dọc mùng thường hay bị nhầm với cây ráy. Trái ngược với hương vị giòn ngọt, tươi mát của dọc mùng sau khi chế biến cẩn thận, ăn phải lá hoặc thân ráy thường dẫn tới các triệu chứng tê môi lưỡi, cứng hàm, méo miệng. Triệu chứng này xuất phát từ hàm lượng sapotoxin có trong cây ráy.

Để phân biệt cây ráy và cây dọc mùng, bạn lưu ý, cuống lá của dọc mùng có màu xanh nhạt và phủ một lớp phấn trắng bên ngoài. Cuống lá của cây ráy to và cứng cáp, khi tiếp xúc trực tiếp với da thường gây phản ứng ngứa rát.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *