Sai lầm khi cho trẻ dưới 6 tháng t.uổi uống nhiều nước

Việc cho trẻ dưới 6 tháng t.uổi uống nước có thể cản trở khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, đồng thời gây hại sức khỏe của bé.

Các cha mẹ thường được khuyên là trẻ sơ sinh trong giai đoạn 6 tháng đầu không được uống nước. Các bé trong giai đoạn này chủ yếu bú sữa mẹ hoặc sữa công thức. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết vì sao trẻ dưới 6 tháng t.uổi lại không nên uống nước.

Theo Business Insider, ở trẻ sơ sinh, thận của các bé chỉ có kích thước bằng một nửa của người lớn. Vì vậy, chúng chưa thể xử lý được lượng nước dư thừa trong cơ thể.

Khi cho bé uống nhiều nước hơn mức cơ thể cần sẽ khiến nồng độ natri trong cơ thể bị loãng đi. Lượng natri này sẽ thoát ra ngoài theo sự bài tiết nước thải, dẫn đến tình trạng thiếu hụt natri ở trẻ nhỏ. Nếu nhẹ, trẻ sẽ bị khó chịu, ngủ nhiều hơn mức bình thường, hạ nhiệt, phù mặt. Nặng hơn có thể dẫn đến hạ natri m.áu, nguy hiểm nhất là sưng não, co giật, thậm chí t.ử v.ong.

Trẻ dưới 6 tháng t.uổi không nên uống nước vì có thể gây hại sự phát triển của bé. Ảnh: Themirror.

Ngoài ra, trẻ dưới 6 tháng t.uổi có kích thước dạ dày khá nhỏ. Uống nước có thể làm đầy dạ dày của trẻ. Bé sẽ cảm thấy no lâu sau khi uống nước và bỏ bú sữa. Điều này khiến bé khó nhận được dinh dưỡng cần thiết trong sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Thậm chí, với trẻ phải uống sữa công thức, pha loãng sữa với quá nhiều nước cũng có thể gây ra tình trạng nhiễm độc nước. Điều này còn làm mất các chất dinh dưỡng có trong sữa công thức.

Theo Healthline, khi trẻ được 6 tháng t.uổi, cha mẹ có thể cho bé uống lượng nước nhỏ, nhưng được đo theo thìa cà phê nhỏ, chứ không phải là bình nước. Đây là thời điểm cha mẹ có thể để bé làm quen với nước. Dù vậy, nguồn cung cấp nước chính của bé vẫn là sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Đến khi con được một t.uổi, cha mẹ có thể cho bé uống nước với số lượng tùy thích, cùng sữa bò và chế độ ăn giàu dinh dưỡng.

BS. Hoàng Quốc Tưởng: “Hoàn toàn không bắt buộc phải có thêm vitamin K2, chỉ cần bổ sung vitamin D3 cho trẻ là đủ”

Theo bác sĩ Hoàng Quốc Tưởng, đối với những trẻ dưới 1 t.uổi, nếu bú sữa mẹ hoàn toàn hoặc sữa công thức không tới 1 lít/ngày thì sẽ bổ sung vitamin D3 với liều lượng 400 đơn vị/ngày. Như vậy là đủ!

Nỗi lo con thiếu chất là vấn đề chẳng của riêng ai. Trong đó, câu hỏi về việc có nên bổ sung vitamin D3, K2 cho trẻ hay không và liệu kết hợp hai loại vitamin này có giúp trẻ phát triển chiều cao?… là thắc mắc chung của nhiều bậc cha mẹ.

Có nhất thiết phải bổ sung vitamin K2 cho trẻ hay không?

Trong khi có nhiều ý kiến cho rằng, vitamin K2 được cho là một dưỡng chất quan trọng trong việc góp phần nên sự hấp thu cũng như cân bằng của canxi trong cơ thể, từ đó giúp bé hấp thu và phát triển tốt nhất, tăng trưởng chiều cao… thì mới đây, bác sĩ Hoàng Quốc Tưởng – Giảng viên Bộ môn Nhi Khoa, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, BS Bệnh viện Nhi đồng 2 đã đưa ra nhận định, lý do cần bổ sung vitamin D cho trẻ là vì sợ rằng trẻ sẽ bị còi xương nếu không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất này, đồng thời khẳng định có hai nguồn chính để cung cấp vitamin D:

– Nguồn thứ nhất: Từ t.iền chất trên da với sự tiếp xúc của tia UVB – loại tia duy nhất có tác dụng kích thích t.iền chất vitamin D3.

Bác sĩ Tưởng cho biết, những chất này được chuyển hóa qua gan và thận, sau đó trở thành những chất chuyển hóa cuối cùng giúp cho sự hấp thu canxi, phốt pho và phát triển xương. Đây cũng là nguồn cung cấp chính. Song thời gian phơi nắng để hấp thu tốt nhất tia UVB nằm trong khoảng từ sau 9 giờ sáng đến 3 giờ chiều. Thế nhưng nếu ở thời điểm đó, các mẹ đưa con ra tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp như vậy thì sẽ làm tăng nguy cơ n.hiễm t.rùng da, viêm da, ung thư da vì da của các bé chưa hoàn chỉnh.

“Do đó, các bố mẹ nhớ rằng, nếu bú sữa mẹ hoàn toàn hoặc bú sữa công thức nhưng chưa đến 1 lít là chưa cung cấp đủ 400 đơn vị vitamin D3/ngày thì chúng ta phải bổ sung vitamin D3 với liều lượng 400 đơn vị/ngày.” – bác sĩ Hoàng Quốc Tưởng nhấn mạnh.

– Nguồn thứ hai: Từ các loại thức ăn như: gan, các loại cá biển (cá hồi, cá thu, cá ngừ…) hoặc lòng đỏ trứng.

Lúc này, bác sĩ Hoàng Quốc Tưởng đặt ra bài toán, một lòng đỏ trứng có thể cung cấp được 20 đơn vị, điều đó tương đương với việc nếu muốn bổ sung đủ 400 đơn vị/ngày cần phải ăn 20 lòng đỏ trứng/ngày. Theo đó, cách này được đ.ánh giá là không khả quan.

Tuy nguồn ăn từ thực phẩm cũng quan trọng nhưng sẽ không bằng nguồn ở da, mà nguồn cung cấp vitamin D từ da lại không được phơi nắng. Do đó mới phải uống bổ sung vitamin D để cung cấp loại dưỡng chất này.

“Gần đây có 1 số nghiên cứu cho thấy thêm vitamin K2 vào nhưng các bố mẹ nên biết rằng, đó là chỉ một vài nghiên cứu nhỏ thôi. Hoàn toàn không bắt buộc phải có thêm vitamin K2, chỉ cần bổ sung vitamin D3 là đủ. Có hoặc không có vitamin K2 đều được, các mẹ không cần phải quá căng thẳng về việc bắt buộc phải bổ sung cho con.” – Bác sĩ Hoàng Quốc Tưởng khẳng định.

Đồng quan điểm với bác sĩ Hoàng Quốc Tưởng, bác sĩ Phillippe Collin (thành viên của Hiệp Hội Bác sỹ Nhi Khoa Pháp, Hiệp Hội Bác Sỹ Chuyên Ngành Nhi Sơ Sinh Hoa Kỳ, và Hiệp Hội Các Học Viện Nghiên Cứu Nhi Khoa Quốc Tế) cũng cho biết, hoàn toàn chưa có bằng chứng hay tài liệu nghiên cứu cho thấy tác dụng của vitamin K2 trong việc phát triển chiều cao ở trẻ.

“Việc bổ sung vitamin D3 là rất cần thiết. Vitamin D3 không chỉ giúp xương chắc khỏe mà còn giúp chuyển hóa canxi trong m.áu. Nếu chỉ bổ sung canxi mà không bổ sung vitamin D3 thì canxi sẽ thừa trong m.áu, lắng đọng trong thận dẫn đến hậu quả thận hoạt động kém.

Còn về vitamin K2, chưa có bằng chứng, tài liệu chi tiết hay nghiên cứu cụ thể nào cho thấy tác dụng của loại vitamin này với việc phát triển chiều cao ở trẻ. Việc có cho bé sử dụng vitamin K2 hay không thì tùy vào sự lựa chọn của mỗi bố mẹ nhưng nên thận trọng và chờ đợi thêm thông tin.” – Bác sĩ Collin nói.

Bên cạnh đó, bác sĩ Collin cũng khuyến khích phụ huynh nên cho con hấp thụ vitamin từ các thực phẩm tự nhiên thay vì vitamin tổng hợp, như vậy khả năng hấp thụ sẽ tốt hơn.

Rõ ràng, việc bổ sung các dưỡng chất để giúp trẻ tăng trưởng, cải thiện chiều cao là điều cần thiết nhưng ngoài điều đó cũng còn rất nhiều các yếu tố khác mà bố mẹ nên quan tâm như: Di truyền, chế độ dinh dưỡng, vận động thể chất, giấc ngủ, môi trường sống và yếu tố tinh thần.

Ngoài ra, bố mẹ cũng nên đưa trẻ đi khám để xác định xem bé có bị thiếu hormone tăng trưởng hoặc mắc các bệnh về tuyến yên, tuyến giáp hay không vì đó cũng chính là những yếu tố ảnh hưởng và cản trở sự phát triển chiều cao của bé.

Bác sĩ Hoàng Quốc Tưởng là bác sĩ chuyên khoa Nhi, hiện đang công tác tại bệnh viện Nhi đồng 2, TP. HCM.

Bác sĩ có nhiều bài viết tư vấn về việc chăm sóc sức khỏe cho Mẹ&bé trên trang cá nhân và được rất nhiều độc giả tin tưởng, yêu thích.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *