Tự ý sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc cầm tiêu có thể khiến tình trạng tiêu chảy của t.rẻ e.m không những không đỡ mà còn tiến triển nặng hơn rất nhiều.
Tình trạng tiêu chảy có thể trở nặng nếu người bệnh được cho uống thuốc cầm tiêu. Ảnh: Shutterstock.
Tiêu chảy là bệnh phổ biến ở trẻ, có thể từ nhiều nguyên nhân khác nhau như nhiễm virus, vi khuẩn, ký sinh trùng đường ruột.
Tiêu chảy cũng có thể là hậu quả của chế độ ăn không đúng cách như thay đổi thức ăn cho trẻ đột ngột, cho trẻ ăn các thức ăn khó tiêu hóa, ăn quá nhiều… hay do tác dụng phụ của các thuốc kháng sinh sử dụng trong điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn như nhiễm khuẩn tai mũi họng, viêm phổi….
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Việt Hà, Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhi Trung ương, nhiều phụ huynh khi thấy con mắc tiêu chảy có tâm lý nóng vội, muốn con nhanh khỏi nên cho con uống thuốc kháng sinh hoặc thuốc cầm tiêu. Tuy nhiên, đây là 2 sai lầm lớn khiến bệnh của trẻ ngày một trở nên trầm trọng.
Theo chuyên gia này, việc sử dụng thuốc hoặc các biện pháp cầm tiêu chảy sẽ kéo dài thời gian lưu trú của các virus, vi khuẩn trong đường tiêu hóa. Điều này vừa kéo dài, vừa làm tăng nặng tình trạng tiêu chảy của bé.
Ngoài ra, việc tự ý sử dụng kháng sinh có thể làm rối loạn hệ vi khuẩn có ích trong đường tiêu hóa, khiến tiêu chảy kéo dài, trẻ kém hấp thu dinh dưỡng và lâu bình phục.
PGS Hà cho hay không phải trường hợp tiêu chảy nào cũng cần mang trẻ tới bệnh viện. Trong một số trường hợp nhẹ, cha mẹ có thể tự điều trị cho bé tại nhà theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Trẻ được xác định mắc tiêu chảy nhẹ nếu vẫn tỉnh táo, uống nước bình thường, không bị nôn trớ nhiều, khóc có nhiều nước mắt, miệng lưỡi ướt, đi tiểu nhiều.
Với những trường hợp này, gia đình hoàn toàn có thể chăm sóc con tại nhà, dự phòng mất nước bằng cách bù lượng nước tương đương với lượng nước trẻ mất trong phân sau mỗi lần đi ngoài.
Bên cạnh đó, gia đình có thể phòng suy dinh dưỡng cho con bằng cách tích cực cho trẻ ăn chế độ ăn như khi bình thường, không kiêng khem và không nên thay đổi thành phần thức ăn của trẻ.
Việc kiêng khem quá mức sẽ làm cho cơ thể bé thiếu năng lượng, dễ bị suy dinh dưỡng, không đủ năng lượng để chống đỡ với n.hiễm t.rùng trong cơ thể cũng như chậm hồi phục tổ chức ruột bị tổn thương.
Về lâu dài, điều này làm thời gian mắc bệnh lâu hơn, khiến các bé bị suy dinh dưỡng, ảnh hưởng tới sự phát triển.
Nếu có con tiêu chảy, các gia đình chỉ cần tạm ngưng các thực phẩm nhuận tràng, hạn chế đồ uống có ga và thức ăn quá ngọt…
Ngoài ra, người thân cần đưa trẻ đi khám ngay khi con có một trong những biểu hiện sau để sớm được điều trị đúng cách:
Đi ngoài nhiều lần phân lỏng (đi liên tục).
Nôn tái diễn, nôn nhiều làm trẻ không ăn uống được
Bệnh nặng hơn, có sốt hoặc sốt cao hơn.
Trẻ rất khát nước
Ăn uống kém hoặc bỏ bú.
Trẻ không tiến triển sau 2 ngày điều trị tại nhà.
Không tự ý cho trẻ sử dụng thuốc
Thời tiết giao mùa đông xuân, mưa phùn, nồm ẩm, số lượng bệnh nhi đến khám vì hô hấp tăng vọt.
Trẻ bị viêm đường hô hấp với các dấu hiệu ho, sổ mũi khiến bố mẹ lo lắng. Khi thấy con ốm, sốt, nhiều cha mẹ có thói quen tự mua thuốc điều trị hoặc nghe theo lời mách bảo của người xung quanh, tự dùng các loại thuốc đông y không rõ nguồn gốc…
Nhiều trường hợp còn tự ý tăng hoặc giảm liều thuốc, sử dụng lại đơn thuốc cũ, lấy thuốc của trẻ này cho trẻ khác dùng, thậm chí còn lấy thuốc của người lớn rồi tự phân liều cho trẻ uống, hoặc khi bác sĩ kê đơn kháng sinh thì nhiều bậc phụ huynh tự ý thay đổi liều thuốc cũng như khi thấy bệnh tình trẻ đỡ hơn thì tự ý dừng kháng sinh.
Những việc làm này rất nguy hiểm vì kháng sinh cần phải sử dụng đủ liều mới phát huy tác dụng. Vì vậy, bác sĩ thường chỉ định cho dùng kháng sinh từ 7 – 10 ngày nhằm phát huy tối đa tác dụng của thuốc cũng như hạn chế tác dụng phụ và tình trạng kháng thuốc kháng sinh. Nếu không tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ thì những ảnh hưởng của lạm dụng kháng sinh khiến trẻ nhỏ có thể gặp phải rất nhiều hậu quả.
Hậu quả nặng nề và nguy hiểm nhất là kháng kháng sinh. Đây là tình trạng vi khuẩn kháng lại hiệu quả điều trị của thuốc kháng sinh. Vi khuẩn sẽ thay đổi, làm giảm phần nào hoặc loại bỏ hiệu quả của thuốc kháng sinh dùng để chữa bệnh.
Nếu sau khi điều trị kháng sinh, những vi khuẩn còn sống sót sẽ có thể nhân lên, đồng thời nó còn truyền các đặc tính cho các thế hệ sau. Các đặc tính đó có thể là tình trạng kháng thuốc, khiến cho số lượng chủng loại vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh ngày càng gia tăng. Hậu quả của việc kháng kháng sinh là khiến cho bệnh nặng hơn và tái đi tái lại thường xuyên, thời gian phục hồi lâu hơn, phương pháp và chi phí điều trị cao hơn, đặc biệt khi không có thuốc điều trị hiệu quả thì sẽ ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.
Đồng thời, bởi kháng sinh có tác dụng chính là t.iêu d.iệt vi khuẩn, tuy nhiên, những vi khuẩn có hại và vi khuẩn có lợi đối với cơ thể trẻ bị t.iêu d.iệt nếu cho trẻ sử dụng liều cao dài ngày hoặc sử dụng kháng sinh bừa bãi. Vì vậy, những vi khuẩn có lợi cho đường ruột đã bị t.iêu d.iệt nên trẻ dễ bị loạn khuẩn đường ruột, tiêu chảy, buồn nôn hay phát ban…
Một trong những ảnh hưởng khác của lạm dụng kháng sinh ở t.rẻ e.m chính là gây hại đến gan và thận. Khi sử dụng số loại kháng sinh cho t.rẻ e.m sẽ gây tổn hại đến gan, thận… Do đó, lạm dụng kháng sinh ở t.rẻ e.m rất nguy hiểm.
Phụ huynh không nên sử dụng kháng sinh cho trẻ khi không thật sự cần thiết. Nếu trẻ bị các bệnh như cảm lạnh, cảm cúm, sốt siêu vi, viêm nhiễm đường hô hấp trên hoặc một số trường hợp bị viêm phế quản, viêm mũi họng ở mức độ nhẹ mà trẻ vẫn chơi đùa, ăn uống bình thường, không có biểu hiện nặng lên… thì chưa nhất thiết phải vội vàng dùng kháng sinh.
Thay vào đó, phụ huynh nên hạ sốt cho trẻ nếu trẻ có sốt, tăng cường uống nước và cho trẻ ăn thức ăn giàu dinh dưỡng để tăng sức đề kháng… Sau 1 tuần trẻ không có biểu hiện khả quan hơn và bệnh dần nặng lên thì cần đưa trẻ tới bệnh viện để bác sĩ khám và chỉ định thuốc phù hợp, không tự ý dùng kháng sinh ở nhà cho trẻ.
Khi trẻ bắt buộc phải sử dụng kháng sinh, phụ huynh cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ về thời gian, liều dùng cũng như kết hợp thuốc kháng sinh với các thức ăn đồ uống thông thường… để thuốc phát huy hết các tác dụng, để vi khuẩn không có cơ hội kháng kháng sinh.