Khi phát hiện đau mắt đỏ, điều quan trọng là kiên trì nhỏ và vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý.
Thuốc kháng sinh chỉ được sử dụng trong trường hợp có bác sĩ kê đơn.
Sáng ngủ dậy phát hiện mình bị đau mắt đỏ thì có nên mua thuốc kháng sinh nhỏ vào mắt để nhanh đỡ không bác sĩ?
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, nguyên Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM)
Nhiều người đau mắt suy nghĩ đến việc uống thuốc kháng sinh hay kháng viêm, nhưng điều này thực ra không cần thiết. Điều trị đau mắt chỉ cần dùng thuốc nhỏ mắt là đủ.
Nếu chỉ bị đau mắt đỏ bình thường, mọi người chỉ cần nhỏ nước muối sinh lý. Trong trường hợp phát hiện có ghèn đục, người bệnh mới nên suy nghĩ đến việc nhỏ thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, mọi người cũng không cần nhỏ loại thuốc kháng sinh quá đắt t.iền mà nên điều trị theo kê đơn của bác sĩ.
Trong trường hợp nặng quá, bệnh nhân mới được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh.
Ngoài ra, khi sử dụng thuốc kháng viêm, mọi người nên cẩn thận vì loại thuốc này có thể làm nặng hơn tình trạng đau mắt.
Bệnh đau mắt chủ yếu lây qua nước mắt dính vào tay hoặc hít phải các giọt b.ắn từ người bệnh trong khi giao tiếp.
Do đó, cách phòng bệnh đau mắt đỏ tốt nhất là rửa mặt và rửa tay. Nếu cần ra ngoài và phải tiếp xúc với quá nhiều người, mọi người nên cân nhắc mang thêm khẩu trang và kính mắt. Điều này giúp chúng ta hạn chế tiếp xúc với giọt b.ắn từ người bệnh.
Thông thường, khoảng thời gian lây bệnh đau mắt đỏ rơi vào 5-7 ngày đầu tiên sau khi phát hiện. Trong lúc này, người bệnh cần hạn chế tiếp xúc với người khác. Sau đó, mọi người có thể mang mắt kính và khẩu trang rồi ra ngoài bình thường.
Những món nên và không nên ăn khi bị đau mắt đỏ
Ngoài việc dùng thuốc, vệ sinh sạch sẽ thì chế độ ăn uống hợp lý cũng phần nào giúp bệnh đau mắt đỏ khỏi nhanh chóng.
Đau mắt đỏ còn gọi là viêm kết mạc. Nguyên nhân của đau mắt đỏ thường là nhiễm vi khuẩn, virut hoặc phản ứng dị ứng… Bệnh không nguy hiểm nếu được phát hiện và điều trị đúng, sau một tuần bệnh sẽ khỏi. Tuy nhiên, nếu chủ quan, điều trị không đúng cách có thể biến chứng thành viêm, loét giác mạc.
Dinh dưỡng là một trong những cách giúp bệnh mau phục hoặc trái lại, làm cho mắt lâu khỏi hơn.
Những loại thực phẩm cần kiêng khi đau mắt đỏ
Thực phẩm có nhiều chất béo
Thực phẩm chứa chất béo xấu.
Thực phẩm có nhiều chất béo như thịt đỏ, đồ chiên, thực phẩm nhanh có thể gây tắc nghẽn mạch m.áu và làm giảm lưu thông m.áu đến mắt, gây đau mắt. Nên kiêng ăn các loại thực phẩm có nhiều chất béo và chọn các loại thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất.
Thực phẩm có tính nóng
Khi bị đau mắt đỏ, vùng mắt xung quanh đã nóng ran. Vậy nên cần hạn chế những loại thực phẩm có tính nóng như: Hành, tỏi, rau hẹ, ớt,… để giảm bớt tình trạng nóng rát.
Thực phẩm gây dị ứng
Khi bị đau mắt đỏ, cơ thể thường rất nhạy cảm, thực phẩm dễ kích thích dù rất nhẹ cũng khiến bệnh tình nặng thêm.
Thực phẩm dễ gây dị ứng đó là những thực phẩm như tôm, cua, sò, ốc, thịt bò, cá biển… Những thực phẩm này dễ khiến cơ thể phản ứng tiết nhiều histamin – một chất dễ gây dị ứng, mẩn ngứa khiến bệnh đau mắt đỏ lâu lành hơn
Rau muống
Rau muống vốn là loại thực phẩm quen thuộc trong các bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình. Trong thành phần của nó có nhiều vitamin cùng khoáng chất tốt cho sức khỏe.
Tuy vậy, bệnh nhân đau mắt đỏ cần phải hạn chế tuyệt đối rau muống trong thời kỳ phát bệnh. Bởi vì, các thành phần của rau muống lại có đặc tính kích thích mắt tăng tiết dịch, gỉ mắt gây khó khăn cho việc vệ sinh mắt.
Ghèn nhiều còn khiến mắt bị n.hiễm t.rùng nặng thêm, thời gian hồi phục lâu hơn.
Chất kích thích
Các chất kích thích như bia, rượu, t.huốc l.á,… là những sản phẩm có hại cho cơ thể. Khi bị bệnh, hệ miễn dịch của người bệnh sẽ suy yếu, không thể chống lại ảnh hưởng của các chất kích thích này và có thể làm bệnh trầm trọng hơn. Do đó, người bệnh đau mắt đỏ nên hạn chế hoặc ngưng sử dụng các sản phẩm này.
Đau mắt đỏ nên ăn gì cho nhanh khỏi bệnh?
Theo bác sĩ Nguyễn Lâm Giang (Bệnh viện Đa khoa quốc tế S.I.S Cần Thơ), đau mắt đỏ do tình trạng nhiễm khuẩn nên có thể bổ sung một số thực phẩm bổ trợ chống nhiễm khuẩn cũng như tăng cường sức khỏe cho đôi mắt.
Sữa chua
Sữa chua và các sản phẩm bổ sung lợi khuẩn khác (thức uống lên men, sữa chua uống…) các sản phẩm này cung cấp nguồn lợi khuẩn probiotic. Probiotic không chỉ có lợi ở các trường hợp nhiễm khuẩn đường tiêu hóa nói riêng mà còn có lợi trong các tình trạng nhiễm khuẩn nói chung.
Các thực phẩm bổ sung vitamin C và E
Vitamin C và vitamin E là những chất chống oxy hóa giúp tăng cường sức khỏe đôi mắt, giúp ngăn ngừa và làm chậm các bệnh liên quan đến mắt.
Người bệnh viêm kết mạc có thể bổ sung các thực phẩm giàu 2 loại vitamin trên, như: chanh, cam, ớt chuông,…
Các thực phẩm bổ sung vitamin A
Vitamin A cũng rất quan trọng đối với thị lực vì là thành phần thiết yếu của rhodopsin, protein nhạy cảm với ánh sáng trong võng mạc phản ứng với ánh sáng đi vào mắt và vì nó hỗ trợ sự biệt hóa và hoạt động bình thường của màng kết mạc và giác mạc.
Nồng độ vitamin A chiếm tỷ lệ cao trong gan, cá, lòng đỏ trứng và các sản phẩm từ sữa. Vitamin A cũng có thể xuất phát từ các loại rau lá xanh, rau màu cam và vàng (cà rốt, ớt chuông, bí ngô,…), các sản phẩm cà chua, trái cây và một số loại dầu thực vật. Ngoài ra, vitamin A cũng có trong sữa, bơ thực vật, ngũ cốc ăn liền,…
Thực phẩm kháng viêm
Một số thực phẩm bổ sung có đặc tính kháng viêm tự nhiên như nghệ, thì là, mật ong,… luôn được khuyến khích sử dụng trong trường hợp đau mắt đỏ.