Chăm sóc da, đặc biệt là vào mùa đông, nếu không đúng cách sẽ khiến tình trạng khô da thêm trầm trọng.
Hình minh họa.
TS.BS. Vũ Nguyệt Minh, Giám đốc Trung tâm Thử nghiệm lâm sàng, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết: Từ đầu mùa đông đến nay, có đến 50% số người bệnh đến khám tại bệnh viện đều liên quan đến vấn đề khô da. Trong đó, đa số là trẻ nhỏ sơ sinh, trẻ dưới 5 t.uổi, phụ nữ và người trên 70 t.uổi. Có không ít người có t.iền sử bị viêm da cơ địa khiến vấn đề khô da trong mùa đông trở nên trầm trọng hơn, gây biến chứng nặng nề.
TS. BS Vũ Nguyệt Minh cho biết: Trong mùa đông, do khí hậu khô hanh, độ ẩm thấp nên vấn đề thường gặp nhất là khô da, đặc biệt ở những người bị viêm da cơ địa, có t.iền sử bệnh vảy nến sẽ bị ảnh hưởng trầm trọng nhất.
Da là bộ phận ở bên ngoài bảo vệ cơ thể nên độ ẩm và nước trong cơ thể phụ thuộc rất nhiều vào làn da. Khi thời tiết hanh khô, dễ dẫn đến việc mất nước nhanh hơn do chênh lệch nhiệt độ, gây khô da.
Bên cạnh đó, nhiều người bị khô da còn do chăm sóc da mùa đông không đúng cách khi dùng các sản phẩm dưỡng da tự chế, tự dùng các loại lá cây để ngâm tay chân hoặc tắm, tăm nước quá nóng, tắm rửa quá kỹ, dùng sản phẩm chăm sóc không phù hợp với loại da… Chính những việc làm này đã làm cho vấn đề khô da ngày càng trầm trọng hơn và dễ gây biến chứng.
Để duy trì độ ẩm cho da, TS.BS Vũ Nguyệt Minh lưu ý mọi người những điều sau đây:
Dưỡng ẩm: Dưỡng ẩm và tăng độ ẩm cho da mùa đông là quan trọng nhất. Chúng ta cần bôi kem dưỡng ẩm cho da đều đặn và bôi đúng cách. Cách bôi dưỡng ẩm da đơn giản nhất là bôi thật kỹ, thật dày ngay sau khi tắm xong vì lúc đó da có độ ẩm cao nhất. Sau khi tắm sau, nên lau khô người rồi bôi dưỡng ẩm ngay lúc đó là thuận lợi nhất để ngấm hoạt chất dưỡng ẩm vào trong da.
Không tắm nước quá nóng: Để tránh khô da, mọi người không nên tắm nước quá nóng, đặc biệt với trẻ nhỏ chỉ nên tắm với nhiệt độ nước khoảng 37 độ C và được đo chính xác bằng nhiệt kế.
Lưu ý khi dùng đèn sưởi, điều hòa: Khi dùng đèn sưởi, điều hòa cũng rất dễ gây khô da nhất là loại đèn sưởi có bóng đèn sợi đốt. Tốt nhất, khi dùng các thiết bị này nên có một chậu nước để trong phòng để tạo độ ẩm tốt cho da, không nên để đèn sưởi quá gần giường ngủ hoặc quá gần người.
Tuyệt đối không đốt than, củi để sưởi ấm khi ngủ: Việc làm này vẫn còn diễn ra ở một số vùng nông thôn, không chỉ gây khô da trầm trọng, mà còn gây hệ lụy cho sức khỏe, như việc sưởi than phòng kín dễ gây ngạt khí, cháy nổ.
Chú ý chăm sóc đặc biệt với những người mắc viêm da cơ địa, vảy nến: Với những người bệnh có t.iền sử viêm da cơ địa, vảy nến hay một số bệnh lý khác, khô hạnh sẽ là điều kiện để bệnh tái phát hoặc bùng phát nặng hơn. Do đó với những trường hợp này việc chăm sóc da cần được chú ý hơn, tốt nhất là nên tham khảo với bác sĩ da liễu để được hướng dẫn cụ thể.
Tắm giữa mùa đông giá rét thế nào để tránh đột quỵ và các bệnh về da?
Tiết trời lạnh giá của mùa đông khiến cho việc tắm gội thường ngày cũng trở nên khó khăn hơn, và có rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn gây hại sức khỏe, trong đó có đột quỵ.
Thực tế hiện nay có một số người vẫn rất chủ quan trong việc tắm gội. Thậm chí trong nhiệt độ chỉ khoảng hơn 10 độ C ở Hà Nội, nhiều người vẫn tới bai “tăm tiên” ơ sông Hông để hòa mình cùng dong nươc – trong đó có cả người trung niên và lớn t.uổi. Họ cho rằng đây là cách thư giãn, vừa tập luyện thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe trong những ngày lạnh giá.
Tuy nhiên, theo BS. Nguyễn Đặng Khiêm – Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Hữu Nghị, tắm sông không có lợi cho sức khỏe trong điều kiện thời tiết quá khắc nghiệt, như quá lạnh hoặc quá nóng. Khi nhiệt độ thay đổi quá nhanh, cơ thể không kịp thích nghi, mạch m.áu không kịp co lại hay giãn nở trong quá trình điều nhiệt có thể dẫn tới nguy cơ đột quỵ não, đột quỵ tim, hoặc nhẹ hơn là viêm phổi, căng cơ quá mức (chuột rút).
“Trường hợp tắm ngoài trời trong thời tiết quá lạnh, ở nơi trống trải, không kín gió dễ gây phản ứng co mạch m.áu đột ngột, gây cơn tăng huyết áp kịch phát, đặc biệt nguy hiểm đối với người có bệnh lý nền tăng huyết áp, suy tim, dị dạng mạch m.áu não” – BS. Khiêm nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, thời tiết lạnh là môi trường thích hợp cho một số loại virus đường hô hấp phát triển, gây viêm nhiễm, giảm sức đề kháng cho đường hô hấp nói riêng, toàn bộ cơ thể nói chung. Chưa kể, nước sông thường không đảm bảo vệ sinh, có thể ẩn chứa nhiều vi khuẩn, gây viêm nhiễm vùng tiếp xúc như mắt, tai, mũi họng, da…
BS. Khiêm khuyến cáo, trong hoạt động tắm rửa hàng ngày, nguồn nước sử dụng nên là nước sinh hoạt đã được qua xử lý. Người dân nên chọn xà phòng, dầu tắm phù hợp với từng loại da, tránh việc kích ứng, đặc biệt với người già và t.rẻ e.m, những người có cơ địa dị ứng.
Khi trời lạnh, nên tắm ở nơi kín gió, làm ấm cơ thể từ từ, tránh tắm quá lâu. Tắm xong nên lau, sấy thật khô, mặc quần áo đủ ấm trước khi ra ngoài. Không tắm ngay sau khi vừa làm việc gắng sức. Đặc biệt, nam bác sĩ lưu ý không nên tắm đêm.
“Nua đem la thời điểm nhiet đo xuong rất thấp, co the con nguoi theo nhip sinh hoc can đuoc nghi ngoi sau 1 ngay hoat đong, cac co che đieu nhiet cua co the gan nhu o muc “thap nhat”. Do đo, viec tam đem, đac biet o noi khong đam bao nhiet đo la đieu nguy hiem, co hai cho sức khỏe” – BS. Khiêm cho hay.
Lưu ý cách tắm để da khỏe và đẹp
BS. Vũ Nguyệt Minh – Giám đốc Trung tâm thử nghiệm lâm sàng, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, mùa đông, đặc biệt là ở miền Bắc do khí hậu khô hanh, độ ẩm thấp nên vấn đề da liễu hay gặp nhất đó là khô da và các vấn đề liên quan đến khô da như: viêm da cơ địa, vảy nên, gầu…
Vào mùa đông, da thường khô và bong ra, có ghét, có gầu nhiều hơn nên đa số mọi người đã tắm nước ấm lại thường tắm rất kỹ để chà xát hết da c.hết trên da… Việc làm này tưởng tốt nhưng lại làm tăng độ khô da nhanh hơn sau khi tắm.
Bác sĩ thăm khám da cho bệnh nhi tại BV Da liễu Trung ương.
Các bác sĩ không khuyến cáo tắm nước lạnh vào mùa đông vì dễ bị cảm lạnh, đau đầu, ốm. Tuy nhiên, cũng không tắm nước quá nóng, chỉ nên tắm nước ở độ mát nhất mà cơ thể có thể chịu đựng được. Ngoài ra, không phải chúng ta không tắm mà cần tắm nhanh nhất có thể để cho đỡ bị tổn thương da cũng như mất hết chất lipid ở da.
Bản thân da là lớp ngoài cùng bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân có hại. Da có chức năng dưỡng ẩm cho cơ thể. Sự trao đổi nước trong cơ thể qua làn da phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ môi trường. Khi thời tiết bên ngoài hanh khô thì hơi nước thoát ra bên ngoài nhiều và mất nước nhanh hơn.
“Thói quen tắm nước nóng kéo dài chủ yếu liên quan tới khô da, sau đó sẽ kéo theo cách hệ lụy khác như: nứt nẻ, chảy nước, mẩn ngứa. Vì thế nhiều người nên xem lại cách tắm hàng ngày. Trẻ nhỏ nên tắm nước ở nhiệt độ 37-38 độ C. Người lớn chỉ nên tắm nước ở độ mát nhất mà cơ thể có thể chịu đựng được.
Ngoài ra, không phải chúng ta không tắm mà cần tắm nhanh nhất không cố gắng loại bỏ tế bào c.hết vì có thể làm tổn thương da cũng như mất hết chất lipid (bảo vệ) ở da” – chuyên gia da liễu khuyến cáo.
Cũng theo BS. Minh, trong mùa đông khô hanh, việc dưỡng ẩm cho da là cần thiết, mọi người có thể mua các sản phẩm dưỡng ẩm nhưng phải chú ý nguồn gốc xuất xứ, sản phẩm được cấp phép để không ảnh hưởng đến làn da, nhất là trẻ nhỏ.
Đối với chị em có thói quen dùng nước hoa hồng, toner nhiều sẽ càng khô trầm trọng hơn, nên bỏ cách chăm sóc da này.
Đối với người viêm da cơ địa cần phải có sự tư vấn của bác sĩ, vì có những sản phẩm dưỡng ẩm chứa thành phần không phù hợp gây tác dụng phụ cho da…
Để bảo vệ sức khỏe trong mùa đông, các bác sĩ khuyến cáo người dân nên giữ ấm cơ thể, nhất là vào buổi sáng sớm và đêm khuya.
Đồng thời, chú ý đeo khẩu trang khi đi ra ngoài để bảo vệ đường hô hấp, giữ ẩm đường mũi bằng cách nhỏ nước muối sinh lý, tránh để đường mũi quá khô có thể dẫn tới c.hảy m.áu cam.
Những người có bệnh nền mạn tính, người già, t.rẻ e.m cần tránh việc thay đổi nhiệt độ môi trường đột ngột, từ nơi quá ấm ra nơi quá lạnh.
Việc ăn uống nên đảm bảo đủ chất, đủ năng lượng cho quá trình điều tiết nhiệt độ của cơ thể.