Các y, bác sĩ tỉnh Ninh Bình vừa đỡ đẻ thành công cho một sản phụ mắc Covid-19, đang điều trị bệnh tại Phòng khám Đa khoa khu vực Cầu Yên. Sức khỏe của hai mẹ con hiện tương đối tốt.
Ngày 14/9, Phòng khám Đa khoa khu vực Cầu Yên (huyện Hoa Lư, Ninh Bình) cho biết, các y, bác sĩ của đơn vị phối hợp với y, bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi Ninh Bình vừa đỡ đẻ thành công cho một sản phụ mắc Covid-19.
Sản phụ T.T.T. trú tại huyện Kim Sơn (Ninh Bình), từ TP HCM về quê tránh dịch. Sau khi phát hiện dương tính với SARS-CoV-2, chị T. được chuyển đến cách ly, điều trị Covid-19 tại Phòng khám Đa khoa khu vực Cầu Yên.
Sản phụ T. mắc Covid-19 đã hạ sinh thành công b.é t.rai nặng 3,4 kg, hiện tại sức khỏe ổn định, ăn uống tốt (Ảnh: Thái Bá).
Trong thời gian hơn một tháng cách ly, điều trị Covid-19, sản phụ T. rất lo lắng bởi chị đang mang thai lại mắc Covid-19, có t.iền sử sinh non, động thai…
Các y, bác sĩ Phòng khám Đa khoa khu vực Cầu Yên trực tiếp điều trị cho sản phụ T. chia sẻ, việc chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân Covid-19 vốn đã khó khăn, nguy hiểm, đối với sản phụ mắc Covid-19 càng nguy hiểm và vất vả hơn. Bởi khi sản phụ mang thai nhiễm bệnh, tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường.
Quá trình chăm sóc, các y, bác sĩ thường xuyên theo dõi chu kỳ thai nhi của sản phụ. Mới đây, khi sản phụ có dấu hiệu chuyển dạ, phòng khám đã huy động thêm các bác sĩ chuyên khoa sản, nữ hộ sinh từ Bệnh viện Sản Nhi Ninh Bình đến đỡ đẻ cho bệnh nhân.
Các y, bác sĩ chăm sóc b.é t.rai giúp sản phụ T. tại Phòng khám Đa khu khu vực Cầu Yên (Ảnh: Thái Bá).
Bác sĩ Phạm Sỹ Lộc, Tổ trưởng Tổ điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Phòng khám Đa khoa khu vực Cầu Yên cho biết, sản phụ đã sinh nở thành công, b.é t.rai nặng 3,4 kg. Hiện sức khỏe hai mẹ con bệnh nhân mắc Covid-19 tương đối ổn định, mẹ và bé đều khỏe mạnh, ăn uống tốt.
“Việc chăm sóc, điều trị bệnh nhân mắc Covid-19 nuôi con nhỏ tiếp tục được các y bác sĩ quan tâm, theo đúng phác đồ điều trị, đem lại sự an toàn cho cả hai mẹ con và gia đình”, bác sĩ Lộc nói.
Sản phụ T.T.T. chia sẻ, do mắc Covid-19 phải cách ly, điều trị nên quá trình chuyển dạ, sinh con không có người thân ở bên. Tuy nhiên, chị đã được các y, bác sĩ luôn quan tâm, động viên, chăm sóc tận tình trong suốt quá trình mang thai và khi chuyển dạ sinh con nên rất cảm động và biết ơn tấm lòng của y bác sĩ tại phòng khám.
Can thiệp ECMO cứu sống bé sơ sinh 2 ngày t.uổi mắc bệnh tim hiếm gặp
Bé sơ sinh mới 2 ngày t.uổi được chẩn đoán viêm phổi, tim bẩm sinh vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng TP phẫu thuật và can thiệp ECMO cứu sống thành công.
Sau mổ tim bẩm sinh, b.é t.rai sơ sinh rơi vào tình trạng nguy kịch, phải áp dụng đồng thời 2 kỹ thuật ECMO và lọc m.áu liên tục để bảo vệ tính mạng – Ảnh do bệnh viện cung cấp
Sáng 31-8, BS chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến – phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng TP (TP.HCM) – cho biết vừa cứu sống bé L.G.H. (2 ngày t.uổi, nam, ngụ tỉnh Bến Tre) mắc bệnh tim bẩm sinh phức tạp, nhờ kỹ thuật chạy ECMO (oxy hóa m.áu qua màng ngoài cơ thể).
Bé H. sinh thường tại một bệnh viện tỉnh, sinh đủ tháng và cân nặng 2,8kg. Sau sinh, bé khóc to nhưng sau đó bắt đầu tím môi, đầu chi, tím tái toàn thân, SpO2 chỉ còn 50 – 60%, chẩn đoán viêm phổi, tim bẩm sinh, được điều trị đặt nội khí quản giúp thở, kháng sinh, chuyển Bệnh viện Nhi đồng TP.
Tại đây, bé H. được các bác sĩ cấp cứu hỗ trợ hô hấp, thăm khám, xét nghiệm m.áu và chụp X-quang phổi, siêu âm tim ghi nhận viêm phổi, suy hô hấp nặng, tim bẩm sinh phức tạp, được xử trí tiếp tục thở máy, kháng sinh, điều trị thuốc hỗ trợ tim.
Tiếp đó, bé được phẫu thuật tim, “sửa chữa” triệt để các bất thường của tim. Nhưng sau 1 ngày, tình trạng bé xấu dần, trụy tim mạch, phải sử dụng nhiều loại thuốc vận mạch liều cao, tim co bóp yếu, tống m.áu giảm còn 25 – 30% (bình thường 60 – 80%), phổi tổn thương nặng, thâm nhiễm 2 phế trường…
Các bác sĩ đã hội chẩn với êkip ECMO tiến hành đặt cannula mạch m.áu và gắn nối với hệ thống máy ECMO để cung cấp oxy qua màng ngoài cơ thể, hỗ trợ tuần hoàn thay thế tim chuyển m.áu có oxy từ hệ tuần hoàn đến và cung cấp oxy cho mô, các cơ quan trong cơ thể bé.
Sau gần 2 tuần chạy ECMO, phối hợp với các điều trị hỗ trợ tích cực khác, bé được cai máy ECMO, thở máy với thông số thấp, sau đó được cai máy thở.
Sau 1 tháng điều trị, bệnh nhi đã tự thở, tỉnh táo, bú khá, chức năng gan thận dần trở về bình thường, được xuất viện. Theo bệnh viện, đây là trường hợp đặc biệt, trẻ mắc tim bẩm sinh phức tạp được cứu sống nhờ kỹ thuật ECMO.