Sàng lọc, can thiệp dinh dưỡng giúp nâng cao hiệu quả điều trị cho bệnh nhân nặng

Dinh dưỡng trong điều trị bệnh đóng vai trò hết sức quan trọng, đặc biệt đối với các bệnh nhân nặng, hồi sức tích cực.

ThS. BS Dương Văn Trung, Trưởng Khoa Hồi sức cấp cứu thăm khám cho bệnh nhân.

Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Bưu điện với nhiệm vụ khám chữa bệnh cho nhiều đối tượng người bệnh, trong đó đa số là các bệnh nhân nặng, thời gian nằm viện dài ngày thì việc sàng lọc nguy cơ suy dinh dưỡng của người bệnh, từ đó có sự can thiệp dinh dưỡng sớm và hợp lý đã mang lại hiệu quả thiết thực.

“Sàng lọc và can thiệp dinh dưỡng cho các bệnh nhân nặng” là một trong các Đề tài nghiên cứu khoa học của Khoa Hồi sức cấp cứu được Hội đồng Khoa học Bệnh viện Bưu điện đ.ánh giá cao về nội dung và chất lượng.

ThS.BS Dương Vương Trung, Trưởng Khoa Hồi sức cấp cứu – Trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: Vấn đề sàng lọc, can thiệp về dinh dưỡng đối với người bệnh hiện đang được nhiều bệnh viện quan tâm.

Nhiều nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam đã chỉ ra những nguy cơ của suy dinh dưỡng đối với bệnh nhân điều trị trong bệnh viện cũng như hiệu quả đạt được của can thiệp dinh dưỡng lâm sàng. Chính vì thế, các trung tâm, bệnh viện lớn trên thế giới và trong nước cũng đã có những nghiên cứu và áp dụng phác đồ can thiệp dinh dưỡng lâm sàng cho người bệnh, góp phần mang lại hiệu quả cao trong điều trị.

Các bệnh nhân nặng khi nhập viện đều có chỉ định can thiệp dinh dưỡng.

Trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm từ các bệnh viện đã triển khai thực hiện can thiệp dinh dưỡng và thực tế điều trị, chăm sóc người bệnh tại Khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Bưu điện, nhóm nghiên cứu gồm bác sĩ, cử nhân của Khoa Hồi sức cấp cứu và Khoa Dinh dưỡng đã phối hợp, tập trung thực hiện đề tài nghiên cứu này.

Dựa trên kết quả theo dõi, đ.ánh giá toàn bộ số người bệnh nhập viện điều trị tại Khoa Hồi sức cấp cứu trong năm 2020, nhóm nghiên cứu nhận thấy: Tỷ lệ người bệnh có nguy cơ suy dinh dưỡng là 54,3%, trong đó tỷ lệ nguy cơ suy dinh dưỡng cao là 22,8%. Hầu hết người bệnh điều trị tại khoa đều là các bệnh nhân nặng, qua sàng lọc sẽ nhận biết được những người có nguy cơ suy dinh dưỡng cao cần can thiệp về dinh dưỡng. Can thiệp ở đây theo một cách hiểu thông thường đó là cho người bệnh ăn uống những loại chất dinh dưỡng gì, cách cho ăn như thế nào để đạt được năng lượng và tiêu chí về điều trị.

Bên cạnh đó, việc dùng những loại dinh dưỡng nào và thành phần ra sao đều có những công thức riêng. Đối với nhóm bệnh nhân nặng, nếu không chú trọng vấn đề này này thì việc cho ăn có thể không đủ năng lượng hoặc người bệnh khó có thể dung nạp, thậm chí có thể gây nguy hiểm.

Với việc sàng lọc và can thiệp dinh dưỡng hợp lý ngay từ khi nhập viện điều trị, tuân thủ theo phác đồ chuẩn nên những người bệnh được can thiệp dinh dưỡng đều có sự cải thiện về lâm sàng.

Một bệnh nhân nặng được can thiệp dinh dưỡng đường tĩnh mạch.

ThS.BS Dương Vương Trung cho biết thêm: Khi người bệnh nhập viện, các điều dưỡng của khoa sẽ phân loại, đ.ánh giá bằng công cụ sàng lọc. Bệnh nhân nào có nguy cơ suy dinh dưỡng, cần can thiệp dinh dưỡng thì bác sĩ điều trị, điều dưỡng và cử nhân dinh dưỡng sẽ hội chẩn đưa ra các quyết định can thiệp dinh dưỡng cho người bệnh.

Từ việc ăn thức ăn gì, hàm lượng dinh dưỡng ra sao, cách thức cho ăn bằng đường nào, qua sonde dạ dày hay kết hợp cả qua sonde dạ dày với dinh dưỡng đường tĩnh mạch và một số biện pháp khác sẽ được thực hiện. Tiếp đến, khi thực hiện can thiệp dinh dưỡng thì điều dưỡng viên chăm sóc người bệnh là người trực tiếp thực hiện và tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ can thiệp dinh dưỡng.

Thường xuyên theo dõi biểu hiện dung nạp cụ thể của từng người bệnh, thông báo với các bác sĩ để có những phương án thay đổi, điều chỉnh hợp lý về chế độ dinh dưỡng. Hàng tuần đều có kiểm tra, đ.ánh giá bằng cân nặng cụ thể của từng bệnh nhân ngay tại giường. Trên cơ sở những đ.ánh giá này, bác sĩ sẽ có những chỉ định về theo dõi cận lâm sàng để thấy được hiệu quả can thiệp dinh dưỡng.

“Việc đ.ánh giá tiến triển đối với dinh dưỡng không phải là ngày 1 ngày 2, theo khuyến cáo của Hiệp hội dinh dưỡng châu Âu và Châu Á thì phải sau khoảng 5 đến 7 ngày mới có thể biết hiệu quả của can thiệp dinh dưỡng có tiến triển tốt hay không. Thông thường, kết quả này được thể hiện qua cân nặng, đo vòng cánh tay, xét nghiệm prealbumin… của người bệnh” – ThS.BS Dương Vương Trung cho hay.

Theo nhóm nghiên cứu, bệnh nhân nặng có nguy cơ suy dinh dưỡng cần được can thiệp dinh dưỡng sớm, cụ thể cần đạt mức năng lượng 25-35 kcal/kg/ngày và mức protein 1,2 – 2,0 g/kg/ngày cho các bệnh nhân nặng trong quá trình điều trị. Nên dùng chỉ số Prealbumin để đ.ánh giá hiệu quả của việc can thiệp dinh dưỡng hơn là dùng các chỉ số cân nặng, albumin.

Thường xuyên theo dõi từng người bệnh được chỉ định can thiệp dinh dưỡng.

Kết quả nghiên cứu của nhóm bác sĩ, cử nhân dinh dưỡng trên các bệnh nhân của Khoa Hồi sức cấp cứu cũng cho thấy sự cần thiết nên áp dụng việc sàng lọc và can thiệp dinh dưỡng tại tất cả các khoa có người bệnh điều trị nội trú. Bởi điều này mang lại lợi ích và hiệu quả điều trị đáng kể cho người bệnh.

Khi người bệnh được kiểm tra, sàng lọc và tư vấn kỹ chế độ dinh dưỡng phù hợp với thể trạng, điều kiện sức khỏe thực tế cũng như bệnh lý thì bản thân người bệnh và người nhà sẽ biết mình nên ăn gì, ăn như thế nào sẽ đảm bảo chế độ về dinh dưỡng. Từ đó tuân thủ theo một chế độ ăn hợp lý, không còn tự ý ăn uống làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.

Thực tế cho thấy, không riêng ở Khoa Hồi sức cấp cứu mà ở các khoa khác vẫn có một tỷ lệ nhất định người bệnh có nguy cơ suy dinh dưỡng. Chính vì thế, việc sàng lọc và nhận ra những người bệnh cần can thiệp dinh dưỡng là cần thiết đối với tất cả các khoa điều trị.

Do đó, ngay sau thành công của đề tài nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu dự kiến sẽ tiếp tục tìm hiểu, thống kê và nghiên cứu đề tài “Sàng lọc và can thiệp dinh dưỡng cho các bệnh nhân nặng” trên quy mô toàn bệnh viện.

ThS.BS Dương Vương Trung chia sẻ: Đề tài ” Sàng lọc và can thiệp dinh dưỡng cho các bệnh nhân nặng” còn góp phần nâng cao chất lượng công tác chăm sóc toàn diện đã được triển khai thực hiện tại khoa trong 3 năm qua.

Bên cạnh việc chăm sóc về thể chất, hỗ trợ người bệnh mọi hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày, năm 2021, khi việc chăm sóc toàn diện được triển khai trong toàn bệnh viện thì Khoa Hồi sức cấp cứu – đơn vị đi đầu trong triển khai mô hình này sẽ tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng chăm sóc người bệnh, quan tâm cả về thể chất và tinh thần, giúp người bệnh và người nhà hoàn toàn yên tâm khi đến điều trị tại khoa nói riêng và Bệnh viện Bưu điện nói chung.

Các thực phẩm khiến bạn nhanh suy thận

Một chế độ ăn hợp lý sẽ giúp người bệnh giảm sự tích tụ chất thải trong m.áu, cải thiện chức năng và ngăn ngừa hư tổn tại thận.

Cà phê kém chất lượng

Hạt cà phê kém chất lượng có chứa các chất như ochratoxin, chất gây tổn thương gan và thận ở người. Uống quá nhiều ochratoxin trong thời gian dài thậm chí có thể gây viêm niêm mạc ruột và hoại tử ruột.

Trà sữa

Quá nhiều phốt pho trong chế độ dinh dưỡng có thể gây căng thẳng cho thận. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng có một mối tương quan giữa lượng phốt pho cao và tăng nguy cơ tổn thương lâu dài đối với thận. Trà sữa có hàm lượng đường cao, việc hấp thụ quá nhiều đường trong cơ thể con người sẽ gây ra các bệnh chuyển hóa khác nhau.

Có thể nói rằng trà sữa là thức uống không mang lại lợi ích cho sức khỏe. Fructose trong trà sữa cũng có thể làm tăng mức độ axit uric, từ đó sẽ làm tăng gánh nặng cho thận.

Bên cạnh đó, việc tiêu thụ nhiều đường cũng tương đương với việc bạn đang nạp rất nhiều calo vào người. Điều này có thể gây ra tình trạng thừa cân, béo phì, gây tích tụ mỡ nội tạng.

Trà đặc

Uống trà đặc trong một thời gian dài rất dễ bị nhiễm fluor. Thận là cơ quan bài tiết chính cho fluor bởi chất này có thể gây mệt mỏi, chán ăn, chóng mặt, nhức đầu, giảm trí nhớ và các triệu chứng khác. Fluor trong trà sẽ trở nên độc hại hơn nếu như thận bị tích trữ quá nhiều fluor, có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho vỏ thận và ống tủy.

Ngay cả khi thận bị tổn thương ở giai đoạn đầu cũng sẽ không có triệu chứng rõ ràng, bệnh nhân khó có thể phát hiện kịp thời. Tuy nhiên, khi thận đã bị tổn thương, các tế bào mô thận không thể tái tạo, nếu thận bị tổn thương nghiêm trọng, khả năng dự trữ sẽ giảm, khả năng mắc bệnh về thận rất lớn.

Ngoài ra, một trong những điều tốt nhất mà bạn có thể làm để giữ sức khỏe của thận là hạn chế lượng natri mà bạn ăn. Không thêm hoặc thêm rất ít muối vào thức ăn của bạn khi nấu ăn hoặc ăn. Hãy thử nấu ăn với các loại thảo mộc tươi, nước chanh hoặc các loại gia vị không có muối khác.

Tránh các loại thịt chế biến như: Giăm bông, thịt xông khói, xúc xích và thịt bữa trưa. Đây đều là những thực phẩm chứa lượng muối lớn. Tránh các loại đồ đóng hộp đông lạnh có nhiều natri, thực phẩm ngâm như dưa chua, cà đặc biệt hạn chế đồ gia vị có hàm lượng natri cao như nước tương, sốt BBQ và sốt cà chua.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *