Sắp đến Tết rồi, tuyệt đối tránh cho trẻ ăn những thực phẩm này, thực tế đã có trẻ m.ất m.ạng vì những món đó

Năm mới sắp đến, các gia đình có trẻ nhỏ nên lưu ý, một số thực phẩm dạng ăn vặt có thể đe dọa sức khỏe của trẻ. Mỗi năm đều có rất nhiều thảm kịch xảy ra do t.rẻ e.m vô tình ăn phải hoặc do người thân trêu chọc, nhắc nhở cha mẹ cần phải cảnh giác.

Đau lòng những trường hợp trẻ gặp nạn, thậm chí t.ử v.ong do ăn uống sai lầm

1. Đ.ứa t.rẻ bị trêu chọc cho uống rượu, ý thức chỉ như đ.ứa t.rẻ 1 t.uổi

Ở Quảng Tây, Tiểu Điền hơn 2 t.uổi, vốn dĩ là đ.ứa t.rẻ thông minh sôi nổi, biết mở mật khẩu di dộng, biết thay đổi kênh bằng điều khiển từ xa. Hiện tại, câu bé không biết nóng hay lạnh, không hiểu no hay đói, ngay cả mẹ cũng phân biệt sai… Tiểu Điền bị người chú trêu chọc cho uống hơn 2 chén rượu. Sau khi uống rượu, cậu bé hôn mê bất tỉnh, còn xuất hiện nôn ói và co giật, gia đình vội vàng đưa đến bệnh viện.

Sau đó vài tháng, bố mẹ phải đưa cậu bé đến 4 bệnh viện để điều trị, kết quả chẩn đoán cho thấy Tiểu Điền bị ngộ độc rượu dẫn đến tổn thương não và động kinh, hiện tại trí thông minh, vận động, ngôn ngữ của cậu bé chậm phát triển, chỉ tương đương với đ.ứa t.rẻ 1 t.uổi.

Trẻ nhỏ uống rượu bia có thể gặp họa đáng tiếc.

2. Cậu bé ăn bạch quả bị ngộ độc

Hoan Hoan 2 t.uổi, ở Chiết Giang, một lúc ăn 20 hạt bạch quả, kết quả là sau khoảng 1 tiếng, cậu bé bị ngã xuống đất, toàn thân co giật. Gia đình vội vàng đưa Hoan Hoan đến bệnh viện, nhưng khi đến cửa phòng cấp cứu, đ.ứa t.rẻ đã c.hết, cuối cùng cấp cứu không thành công. Bà Hoan Hoan vừa khóc vừa nói: “Vì đ.ứa t.rẻ rất thích ăn, tôi thì cứ tiếp tục bóc vỏ bạch quả cho cháu, nhìn cháu ăn ngon miệng, tôi cũng không để ý. Ai biết rằng chính điều này đã lấy đi mạng sống của cháu tôi…”.

3. B.é t.rai 1 t.uổi chết vì ăn thạch

Hai đ.ứa t.rẻ ở Hạ Môn đang ở nhà, đ.ứa t.rẻ 1 t.uổi đói bụng, anh trai 7 t.uổi vừa mới nhìn thấy gói thạch có trong nhà, thì liền mở thạch cho em trai ăn. Cậu bé 1 t.uổi cắn ăn được vài miếng thì đã bị nghẹn ở cổ họng. Anh trai liền vội vàng gọi điện cho ba mẹ, nhưng sau khi đưa em trai đến bệnh viện mặc dù được cấp cứu nhưng vô hiệu, cậu bé 1 t.uổi chết vì ngạt thở.

Nhiều trẻ gặp họa do ăn thạch là thực tế bạn cần cảnh giác khi cho trẻ ăn món này.

Khuyến cáo những thực phẩm này không nên cho trẻ ăn

1. Bánh trôi, bánh nếp

Nhiều nơi có phong tục ăn bánh trôi, bánh nếp trong dịp Tết. Tuy nhiên, bánh trôi, bánh nếp thường được làm bằng gạo nếp. Nếu cho trẻ ăn, một mặt gạo nếp không tiêu hóa được có thể làm tăng gánh nặng cho dạ dày của trẻ. Ngoài ra, gạo nếp cũng có thể làm nặng thêm phản ứng axit dạ dày của trẻ, sẽ khiến dạ dày của trẻ khó chịu. Mặt khác cũng bởi bột gạo nếp dẻo, nếu trẻ nuốt rất dễ bị nghẹn ở cổ họng gây nguy hiểm tính mạng. Do đó, trẻ dưới 3 t.uổi không được ăn bánh trôi, bánh nếp.

Bột gạo nếp dẻo, nếu trẻ nuốt rất dễ bị nghẹn ở cổ họng gây nguy hiểm tính mạng.

2. Các loại mứt ô mai

Các loại mứt ô mai là những loại hoa quả sấy. Loại thực phẩm này hầu như được thêm lượng lớn chất phụ gia. Chức năng giải độc trong cơ thể của trẻ còn rất yếu, nên khi ăn những thực phẩm này rất dễ gây bệnh, hơn nữa các loại mứt ô mai có hạt rất dễ khiến trẻ bị hóc.

3. Các loại dưa muối chua

Hầu hết các gia đình vào dịp Tết sẽ làm các món dưa muối chua, trong quá trình chế biến dưa sẽ cho rất nhiều muối. Nếu lượng muối cao sẽ dẫn đến nguy cơ gây tăng huyết áp, đặc biệt các sản phẩm dưa chua có chứa lượng lớn nitrite và đây là một trong ba chất gây ung thư được công nhận trên thế giới. Do đó, cố gắng không cho bé ăn các loại dưa muối chua.

Cố gắng không cho bé ăn các loại dưa muối chua để tránh nguy cơ mắc bệnh.

4. Đậu phộng, hạt, quả hạch

Li Guolin, bác sĩ trưởng của Khoa Nhi của Bệnh viện Liên kết thứ hai Bắc Kinh, nhắc nhở rằng trên thực tế, trẻ dưới 3 t.uổi không dễ nhai hạt và phản xạ nuốt không phát triển đầy đủ. Ngay cả khi trẻ có thể cắn hạt, cũng không thể nhai nát hoàn toàn, các hạt lớn vẫn có thể làm tắc nghẽn khí quản. Hơn nữa sau khi bị tắc khí quản không được cứu chữa kịp thời có thể dẫn đến m.ất m.ạng chỉ sau vài phút. Đặc biệt là các loại hạt tròn như maca và quả hồ trăn. Khi bé ăn trong miệng, nếu người lớn trêu chọc, rất dễ khiến trẻ bị hóc dị vật.

Nguồn: Sohu/Helino

Hôn mê, bất tỉnh do uống rượu mừng năm mới 2020

Theo thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai, trong những ngày nghỉ lễ vừa qua, số lượng bệnh nhân ngộ độc rượu nhập viện gia tăng, trong đó tập trung vào người trẻ từ 20 – 40 t.uổi, đang trong độ t.uổi lao động.

Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên – Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, số bệnh nhân ngộ độc rượu cấp tính vào cấp cứu tăng không chỉ vào thời điểm Noel, Tết Dương lịch vừa rồi mà bắt đầu vào mùa Đông của miền Bắc, số lượng bệnh nhân nhập viện liên quan đến rượu đã gia tăng do đây là thời điểm mọi người tụ tập, rủ nhau liên hoan, uống rượu với quan niệm làm “ấm” cơ thể.

Tình trạng lúc nhập viện của các bệnh nhân cũng rất khác nhau: Có người chỉ ở mức độ nhẹ, say xỉn, nôn mửa là chính. Tuy nhiên, có khá nhiều bệnh nhân vào viện trong tình trạng nặng như hôn mê, tụt huyết áp cùng các tổn thương não nặng nề do suy hô hấp, hạ đường m.áu, tụt huyết áp kéo dài.

Theo ghi nhận, sáng 2/1/2020, Trung tâm Chống độc của Bệnh viện điều trị cho 2 bệnh nhân ngộ độc rượu nhập viện. Đây là 2 bệnh nhân khá trẻ, nhập viện trong tình trạng ý thức chậm chạp, mất kiểm soát sau khi uống rượu chào đón năm mới cùng với bạn bè. Gia đình cho hay, sau khi uống khá nhiều rượu, bệnh nhân lâm vào hôn mê, bất tỉnh, huyết áp tụt.

Khi vào viện các bác sĩ phải đặt nội khí quản hỗ trợ hô hấp. Sau một ngày điều trị, ý thức của bệnh nhân đang dần được cải thiện. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn cần theo dõi và điều trị lâu dài.

Cũng theo bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, lạm dụng rượu bia lâu ngày sẽ gây các bệnh về gan, thần kinh và làm giảm miễn dịch của cơ thể. Đáng lưu ý, nhiều người vẫn sai lầm cho rằng, uống rượu “xịn”, uống bia không hại gan nhưng thực chất dù rượu bia “xịn” thì cũng vẫn là gánh nặng cho gan.

Bác sĩ Nguyên nhấn mạnh: Rượu được xác định có liên quan đến 200 loại bệnh, là chất gây nhiều bệnh nhất trong các chất nguy hại cho sức khỏe. Sử dụng rượu lâu ngày làm suy yếu hệ miễn dịch, giảm sức chống đỡ của cơ thể. Người uống rượu lâu ngày khi bị viêm phổi và bị n.hiễm t.rùng nói chung rất dễ trở nặng, tăng nguy cơ t.ử v.ong so với bệnh nhân không dùng rượu ở cùng mặt bệnh.

Còn theo các chuyên gia về tiêu hóa, thời điểm trước và sau Tết, số bệnh nhân nhập viện liên quan đến rượu bia tăng cao, trong đó chủ yếu là xuất huyết tiêu hóa, men gan tăng, viêm gan, xơ gan, viêm tụy… Hầu hết bệnh nhân vào viện trong tình trạng lạm dụng rượu kéo dài nhiều năm. Cá biệt có nhiều bệnh nhân ra vào viện 9 – 13 lần do xuất huyết tiêu hóa.

Các bác sĩ khuyến cáo: Rượu là tác nhân hàng đầu gây viêm gan (biểu hiện tăng men gan), gan nhiễm mỡ lâu ngày dẫn đến xơ gan, rồi biến chứng hôn mê gan…

Để hạn chế những tác hại này thì Luật Phòng chống tác hại rượu bia đã được ban hành và chính thức có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2020. Nhiều người kỳ vọng quy định này sẽ cải thiện, thay đổi lối sống, cách ứng xử và “văn hóa nhậu” của đại bộ phận người dân, mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng, đặc biệt là hạn chế thiệt hại về vật chất hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm do các vấn đề liên quan đến sức khỏe và bác sĩ cũng không bị quá tải vào mỗi dịp lễ, Tết.

Theo kinhtedothi

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *