Sắp vào mùa bệnh sốt xuất huyết

Ngày 24-4, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai tổ chức Hội nghị Khoa học – kỹ thuật mở rộng năm 2024. Hội nghị thu hút 20 đề tài của nhiều lãnh đạo, chuyên gia các bệnh viện tuyến trên ở Thành phố Hồ Chí Minh và các bác sĩ, điều dưỡng của bệnh viện.

Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai Lê Anh Phong phát biểu tại hội nghị. Ảnh: H.Dung

Tại hội nghị, bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (Thành phố Hồ Chí Minh) cảnh báo, sắp vào mùa bệnh sốt xuất huyết. Số ca bệnh sốt xuất huyết sẽ tăng nhanh vào mùa mưa (từ tháng 5-10) và các bệnh viện cần phải chuẩn bị đầy đủ nhân lực, trang thiết bị y tế, thuốc men để đáp ứng yêu cầu khám, điều trị cho bệnh nhi, hạn chế thấp nhất số ca bệnh nặng và t.ử v.ong do sốt xuất huyết.

Với đề tài nghiên cứu liên quan đến điều trị sốt xuất huyết, ThS-BS Chu Văn Thiện, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cho hay, từ người lớn đến trẻ nhỏ đều có nguy cơ mắc sốt xuất huyết. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh (dưới 1 tháng t.uổi) có tỷ lệ mắc thấp hơn. Giai đoạn 2017-2022, tại bệnh viện chỉ tiếp nhận và điều trị cho 30 trẻ sơ sinh bị sốt xuất huyết, trong đó không có ca nào rơi vào sốc sốt xuất huyết, 100% trẻ được điều trị khỏi bệnh.

Tại hội nghị, đại biểu cũng được nghe các chuyên gia đến từ Bệnh viện Nhi đồng 1 Thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, lãnh đạo các khoa, phòng chuyên môn của Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai trình bày nhiều đề tài liên quan đến các lĩnh vực: nội khoa, ngoại khoa, công tác chăm sóc bệnh nhi của điều dưỡng…

Bác sĩ chuyên khoa II Lê Anh Phong, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cho biết, công tác nghiên cứu khoa học được bệnh viện đặc biệt quan tâm bởi nghiên cứu không chỉ để tìm tòi, khám phá ra những vấn đề mới mà còn để đ.ánh giá một hoạt động hay một vấn đề đã được triển khai thực hiện. Từ đó rút ra bài học, kinh nghiệm để ứng dụng vào các hoạt động khám, chữa bệnh trong thực tiễn và tương lai. Mục tiêu nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng khám, chữa bệnh tại bệnh viện, giảm tỷ lệ chuyển bệnh nhân lên tuyến trên.

Hà Nội phát hiện thêm tuýp vi rút Dengue gây bệnh sốt xuất huyết

Ngoài 2 tuýp vi rút Dengue lưu hành chủ yếu là D1 và D2, kết quả giám sát mới đây cho thấy, Hà Nội ghi nhận thêm tuýp D3 gây bệnh sốt xuất huyết.

Ngày 20-11, theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 10 đến 17-11), trên địa bàn thành phố ghi nhận thêm 2.476 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 30 quận, huyện, thị xã (giảm 54 ca so với tuần trước đó).

Các quận, huyện có nhiều bệnh nhân trong tuần qua, trong đó đứng đầu là Thanh Oai với 209 ca, tiếp đến là Hà Đông (206 ca), Đống Đa (199 ca), Hoàng Mai (170 ca), Thường Tín (145 ca), Thanh Trì (133 ca), Phú Xuyên (120 ca), Chương Mỹ (110 ca).

Như vậy, cộng dồn từ đầu năm 2023 đến nay, thành phố đã có 33.489 trường hợp mắc sốt xuất huyết (tăng 2,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái), trong đó có 4 ca t.ử v.ong. Bệnh nhân phân bố tại 30/30 quận, huyện, thị xã; 575/579 xã, phường, thị trấn. Trong đó, các quận, huyện có nhiều bệnh nhân là: Hà Đông (2.347 ca), Hoàng Mai (2.170 ca), Thanh Oai (2.087 ca), Phú Xuyên (2.041 ca), Đống Đa (1.928 ca), Thanh Trì (1.755 ca).


Đoàn công tác của Bộ Y tế kiểm tra tình hình tiếp nhận điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết trên địa bàn Hà Nội

Ngoài ra, trong tuần qua ghi nhận 69 ổ dịch tại 18 quận, huyện, thị xã, giảm 10 ổ dịch so với tuần trước đó. Trong đó, một số quận, huyện ghi nhận nhiều ổ dịch như: Đống Đa có 8 ổ dịch; Thường Tín, Thanh Oai, Đông Anh, Hai Bà Trưng – mỗi nơi có 7 ổ dịch; Hà Đông (6 ổ dịch); Thanh Trì (5 ổ dịch)… Như vậy, tổng số ổ dịch từ đầu năm đến nay là 1.826, hiện còn 159 ổ dịch đang hoạt động tại 25 quận, huyện, thị xã.

Đáng lưu ý, ngoài 2 tuýp vi rút Dengue lưu hành chủ yếu là D1 và D2, kết quả giám sát mới đây cho thấy, Hà Nội ghi nhận thêm tuýp D3 gây bệnh sốt xuất huyết.

Cụ thể, theo CDC Hà Nội, kết quả giám sát tuýp vi rút Dengue lưu hành năm 2023 có 14 mẫu dương tính với D1, 17 mẫu dương tính D2, 1 mẫu dương tính D3.

Theo các chuyên gia y tế, ở nước ta, hiện có 4 tuýp vi rút Dengue gây bệnh sốt xuất huyết được ký hiệu là D1, D2, D3 và D4. Do đó, một người có thể mắc đến 4 lần sốt xuất huyết trong đời và lần 2 thường nặng hơn lần đầu.

Hiện Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương vẫn ghi nhận số ca mắc sốt xuất huyết gia tăng, trong đó có nhiều ca nặng. Thông thường vào cuối mùa dịch sốt xuất huyết, tỷ lệ ca nặng sẽ gia tăng hơn so với đầu dịch.


Chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương.

“Biến chứng sốc sốt xuất huyết rất nguy hiểm. Có những bệnh nhân từ khi có dấu hiệu cảnh báo đến khi sốc chỉ diễn biến trong 4 đến 6 tiếng. Nếu sốc sốt xuất huyết không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nguy kịch, thậm chí tử vong”, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương lưu ý.

Các chuyên gia y tế cũng cho rằng, hai biến chứng thường gặp nặng của sốt xuất huyết, đó là tình trạng cô đặc m.áu dẫn đến tụt huyết áp và sốc; biến chứng hạ tiểu cầu m.áu. Trong đó biến chứng cô đặc m.áu thường gặp hơn và có diễn biến nhanh chóng, nguy hiểm hơn rất nhiều so với biến chứng hạ tiểu cầu. Do đó, nếu bác sĩ không nhận biết được sớm dấu hiệu cảnh báo, không điều trị đúng, bệnh có thể diễn biến rất nhanh, người bệnh dễ dẫn đến t.ử v.ong.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *