Sau biến thể Delta, Lambda… sẽ là biến thể nào?

Theo các chuyên gia, ngoài biến thể Delta, sẽ ngày càng có nhiều biến thể COVID-19 xuất hiện và dần dần sẽ có một hoặc vài biến thể học được cách khống chế các kháng thể do vắc xin tạo ra.

Ngày càng nhiều biến thể mới của SARS-CoV-2 xuất hiện, điều mà giới khoa học cho là bản chất tự nhiên của virus – Ảnh: REUTERS

“Không đủ tên đặt cho các biến thể”

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) mới đây đã bày tỏ lo lắng bảng chữ cái Hy Lạp có thể không đủ để đặt tên cho các biến thể mới của SARS-CoV-2. Đây là một dự báo có thể sớm trở thành thực tế do sự xuất hiện ngày càng nhiều của các biến thể mới.

So với chủng gốc được ghi nhận tại Vũ Hán (Trung Quốc), các biến thể sau đã “tiến hóa” hơn, có khả năng xâm nhập tế bào tốt hơn và né được tác dụng của vắc xin COVID-19.

Hãng tin Reuters trích lời bác sĩ Gregory Poland mô tả sự xuất hiện và lây lan của biến thể Delta là phát s.úng cảnh báo tới con người.

Theo chuyên gia này, sẽ ngày càng có nhiều biến thể và dần dần sẽ có một hoặc vài biến thể học được cách khống chế các kháng thể do vắc xin tạo ra. Nếu điều đó xảy ra, cuộc chiến chống COVID-19 toàn cầu xem như trở về vạch xuất phát.

Giới khoa học có một sự đồng thuận nhất định về sự biến đổi của SARS-CoV-2, xem đây là một phần của tự nhiên. Theo họ, virus bao giờ cũng biến đổi để thích nghi tốt hơn, đối phó hiệu quả hơn với vắc xin.

Xung quanh việc vì sao lại có nhiều biến thể xuất hiện, giới chuyên gia hiện vẫn còn nhiều lời giải đáp khác nhau.

Bác sĩ Anthony Fauci, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm hàng đầu nước Mỹ, cho rằng những người chưa tiêm chủng đang tạo điều kiện làm xuất hiện thêm các biến thể mới.

Theo ông Fauci, virus càng lây lan trong nhóm chưa tiêm chủng sẽ càng có nhiều cơ hội để biến đổi, có những đột biến “lành tính” nhưng cũng có những đột biến nguy hiểm giúp chúng tránh được hệ miễn dịch.

Ông Fauci lo ngại nếu Delta tiếp tục lây lan, sẽ có một lúc biến thể mới xuất hiện và gây nguy hiểm cho cả người chưa tiêm lẫn đã tiêm đủ vắc xin.

Những người ủng hộ phân phối vắc xin toàn cầu cũng tin vào điều này và nhấn mạnh một khi vẫn còn nhiều người trên thế giới chưa tiêm vắc xin, virus vẫn có thể lây lan và biến đổi.

Bác sĩ Gregory Poland, một chuyên gia về vắc xin tại Mỹ, cho rằng con người chỉ có thể đ.ánh thắng COVID-19 khi và chỉ khi có được siêu vắc xin ngăn chặn được lây nhiễm.

Theo ông Poland, vấn đề mấu chốt là vắc xin hiện tại có khả năng ngăn chặn bệnh trở nặng nhưng không ngăn được virus lây nhiễm cho người khác.

Đó là bởi vì virus vẫn có khả năng nhân lên trong mũi, ngay cả ở những người đã được tiêm vắc xin. Những người này sau đó có thể truyền bệnh khi hắt hơi, b.ắn các giọt li ti trong không khí.

Một số ý kiến cho rằng thay vì tạo ra siêu vắc xin, có thể kết hợp giữa vắc xin tiêm bắp tay và vắc xin dạng xịt mũi. Điều này sẽ giúp bảo vệ cơ thể tốt hơn, ngăn chặn được virus nhân lên ngay cửa ngõ chúng xâm nhập.

Ít nhất 7 loại vắc xin dạng xịt mũi đang được thử nghiệm trên toàn cầu – Ảnh: AFP

Các biến thể đáng lo ngại

Các nhà khoa học vẫn tập trung vào biến thể Delta được ghi nhận lần đầu tiên tại Ấn Độ và được WHO phân loại là “biến thể đáng lo ngại”. Các nhà nghiên cứu Trung Quốc phát hiện ra rằng những người bị nhiễm Delta mang virus trong mũi của họ nhiều hơn 1.260 lần so với chủng gốc.

Một báo cáo gần đây của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật (CDC) Mỹ cho thấy các ca nhiễm đột phá biến thể Delta có tải lượng virus ngang bằng với những người không được tiêm chủng.

Các biến thể trước đây thường mất đến 7 ngày để gây ra các triệu chứng. Với biến thể Delta, các triệu chứng chỉ xuất hiện từ 2-3 ngày sau khi nhiễm. Theo Reuters, điều này đồng nghĩa cơ thể có ít thời gian hơn để phản ứng và tăng cường phòng thủ.

Một nhánh phụ của biến thể Delta là Delta Plus có khả năng né tránh miễn dịch cũng đã được ghi nhận ở trên 30 nước. Hiện WHO vẫn chưa xếp Delta Plus vào nhóm biến thể đáng lo ngại.

Biến thể Lambda được ghi nhận lần đầu tại Nam Mỹ cũng đang gây chú ý sau khi xuất hiện tại Mỹ, nơi có tổng số ca mắc COVID-19 nhiều nhất thế giới.

WHO xếp Lambda vào nhóm biến thể đáng quan tâm, với các đột biến bị nghi ngờ có khả năng làm bệnh nặng thêm hoặc khả năng lây nhiễm cao. Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy biến thể này có khả năng lẩn trốn các kháng thể do vắc xin tạo ra.

So với biến thể Delta, Lambda vẫn chưa chiếm số lượng lớn ca nhiễm. Theo giáo sư Eric Topol (Mỹ), tỉ lệ báo cáo các ca nhiễm biến thể Lambda trên GISAID đã giảm xuống, một dấu hiệu cho thấy biến thể này đang suy yếu. GISAID là một cơ sở dữ liệu theo dõi các biến thể của SARS-CoV-2.

Ông William Schaffner, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt (Mỹ), cho biết biến thể Lambda không có khả năng làm tăng số ca nhiễm và vắc xin vẫn hiệu quả.

Biến thể B.1.621 cũng cần được theo dõi, theo Reuters. Xuất hiện ở Colombia vào tháng 1-2021, biến thể chưa có tên theo chữ cái Hy Lạp này đã gây ra một đợt bùng phát lớn. Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh châu Âu đã xem B.1.621 là một biến thể đáng quan tâm.

Biến thể này mang một số đột biến chính, bao gồm E484K, N501Y và D614G, có liên quan đến việc tăng khả năng lây nhiễm và giảm khả năng bảo vệ của hệ miễn dịch.

Cho đến nay, đã có 37 trường hợp nghi nhiễm và đã được xác nhận nhiễm B.1.621 ở Anh, theo một báo cáo gần đây của chính phủ. Biến thể này cũng đã lây nhiễm cho nhiều bệnh nhân tại Florida, nơi có tỉ lệ người dân tiêm chủng dưới 50%.

Giới khoa học vẫn đang phối hợp để xây dựng bức tranh chung về biến thể này và biến thể Lambda.

T.rẻ e.m ở Mỹ ngã bệnh hàng loạt trước thềm năm học mới

Viện Sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ cho biết không chỉ số t.rẻ e.m nhiễm COVID-19 ngày càng tăng, số trẻ bệnh nặng phải nhập viện cũng nhiều hơn so với trước đây và biến thể Delta là nguyên nhân chính.

T.rẻ e.m không còn an toàn trước COVID-19 như người ta vẫn nghĩ – Ảnh: NBC

Bác sĩ Francis Collins – giám đốc Viện Sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ (NIH) – xuất hiện trên Đài ABC News ngày 8-7 thông báo một tin đáng quan ngại: “Hiện số t.rẻ e.m mắc COVID-19 đang nằm viện nhiều nhất kể từ đầu đại dịch – tất cả là 1.450 em”.

Bác sĩ Collins thừa nhận dữ liệu vẫn chưa đầy đủ, nhưng ông cho biết các bác sĩ nhi khoa của Mỹ lo ngại khi trong đợt dịch này số t.rẻ e.m nhập viện nhiều hơn và bệnh nặng hơn so với trước.

Tình hình càng khẩn cấp khi năm học mới ở Mỹ sắp bắt đầu. Cùng với đó thì số ca COVID-19 tăng theo ngày đã quay lại mốc trung bình 100.000 ca/ngày – tương đương với đợt bùng dịch mùa đông cách đây 6 tháng.

Bà Randi Weingarten – chủ tịch Liên đoàn Giáo viên Mỹ – kêu gọi bắt buộc tiêm vắc xin cho tất cả giáo viên để bảo vệ họ và học sinh.

“Ở góc độ lương tâm cá nhân, tôi nghĩ chúng ta nên hợp tác với nhà trường trong vấn đề tiêm chủng bắt buộc” – bà nói.

Bác sĩ Anthony Fauci – cố vấn y khoa của Tổng thống Joe Biden – đồng quan điểm, cho rằng cách tốt nhất bảo vệ t.rẻ e.m là tiêm chủng cho tất cả những người xung quanh chúng, bất kể là ai, từ giáo viên, nhân viên trường học, phụ huynh…

“Thách thức trước mắt là đợt bùng dịch trùng với năm học mới, và chúng ta đã nhìn thấy trường học có thể trở thành ổ lây nhiễm cộng đồng, nhất là với các chủng virus dễ lây (như Delta)” – bác sĩ Scott Gottlieb, cựu lãnh đạo Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ, đ.ánh giá.

Mỹ hiện có khoảng 90 triệu người lớn chưa tiêm vắc xin, t.rẻ e.m dưới 12 t.uổi chưa được chỉ định tiêm.

Bác sĩ Francis Collins cầm mô hình virus corona điều trần trước Quốc hội Mỹ – Ảnh: Guardian

T.rẻ e.m không còn an toàn

Theo Đài CNN, quan điểm cho rằng t.rẻ e.m không bị ảnh hưởng nặng bởi COVID-19 đang dần trở nên không còn đúng – một phần do sự xuất hiện của biến thể virus Delta dễ lây và độc lực cao.

Theo Viện Nhi khoa Hoa Kỳ, chỉ trong một tuần từ 22 đến 29-7, có đến 71.726 trường hợp t.rẻ e.m nhiễm COVID-19 mới được ghi nhận – tăng 84% so với tuần trước đó (từ mức 39.000).

Còn theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Mỹ, trong giai đoạn 7 ngày tính đến ngày 3-8, cứ mỗi ngày trôi qua trung bình có 192 t.rẻ e.m tuổi từ 0-17 phải nhập viện trên khắp nước Mỹ – tăng 45,7% so với tuần trước đó.

Đáng chú ý, không chỉ t.rẻ e.m có bệnh nền mới phải nhập viện, khoảng 46,4% t.rẻ e.m nhiễm COVID-19 nhập viện giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 6-2021 không có bất cứ vấn đề sức khỏe nào – theo dữ liệu của CDC thu thập từ gần 100 hạt trên khắp nước Mỹ.

Giám đốc CDC – bà Rochelle Walensky – cảnh báo dù t.rẻ e.m ít có nguy cơ t.ử v.ong hơn người lớn, con số đó vẫn đáng kể. Ít nhất 416 t.rẻ e.m tuổi từ 0-18 đã c.hết vì COVID-19 ở Mỹ.

“Tôi nghĩ chúng ta bị rơi vào lối suy nghĩ sai lầm rằng chỉ có 400 t.rẻ e.m trong số 600.000 ca t.ử v.ong vì COVID-19. T.rẻ e.m lẽ ra không phải c.hết, và con số 400 là rất nhiều” – bác sĩ Walensky nhấn mạnh.

Con số t.ử v.ong đó cao hơn gấp đôi so với số t.rẻ e.m chết vì cúm trong mùa cúm năm 2019-2020. Bác sĩ James Campbell từ Trường y Đại học Maryland giải thích nguyên nhân chính là t.rẻ e.m không được chủng ngừa COVID-19 như các bệnh khác.

“Không ai c.hết vì bệnh bại liệt, sởi hay bạch hầu ở Mỹ” – ông giải thích.

Hiện chỉ có nhóm t.rẻ e.m từ 12-17 t.uổi được chỉ định tiêm vắc xin COVID-19, nhóm nhỏ t.uổi hơn có thể còn phải chờ nhiều tháng nữa và đang là nạn nhân của dịch bệnh. Các bác sĩ nói cần phải bảo vệ các em nhỏ, một phần nữa là để ngăn các biến thể mới của virus xuất hiện.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *