Dạ dày được mệnh danh là “nền tảng cho sự tồn tại”, đủ để chứng minh tầm quan trọng của nó với cơ thể. Tuy nhiên hiện nay các bệnh dạ dày ngày một trẻ hóa bởi thói quen sinh hoạt không lành mạnh.
Đau dạ dày được coi là bệnh lý phổ biến gây ảnh hưởng lớn đến hiệu suất công việc, chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đặc biệt, bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: xuất huyết, thủng dạ dày, ung thư.
Thực ra, cách để tự phát hiện bệnh dạ dày không hề khó, nếu sau khi ăn bạn nhận ra mình có 4 triệu chứng bất thường dưới đây thì nên đi khám gấp.
1. Ợ hơi sau bữa ăn
Ợ hơi cũng là một tín hiệu mà dạ dày báo với bạn rằng nó đã đầy rồi, việc ợ sau bữa ăn là một điều tất yếu và rất bình thường. Tuy nhiên nếu cơn ợ hơi kéo dài dai dẳng thì chứng tỏ rằng cơ thể đang có vấn đề ở dây thần kinh phế vị hoặc các cơ hoành lân cận.
Đừng cho rằng ợ liên tục là do bạn ăn quá no, đó rất có thể là một dấu hiệu của bệnh dạ dày đấy.
2. Đầy bụng sau bữa ăn
Mặc dù trong bữa bạn chẳng ăn gì cả, hoặc ăn rất ít nhưng vẫn thấy no thì chứng tỏ dạ dày bạn đang rất yếu nên mới dẫn đến đầy bụng, lâu dài sẽ ảnh hưởng đến cân nặng và sức khỏe.
3. Tiêu chảy sau bữa ăn
Ở những người khỏe mạnh, thời gian để thức ăn tiêu hóa hết nằm trong khoảng từ 4 – 6 giờ. Nhưng nếu lá lách và dạ dày yếu thì thời gian này sẽ bị rút ngắn lại, dẫn đến việc tiêu chảy là không thể tránh khỏi. Ngoài ra, nếu dạ dày của bạn đang “ốm” thì phân cũng có màu lạ. Cần lưu ý và điều chỉnh lại chế độ ăn uống lẫn sinh hoạt ngay.
4. Đau dạ dày sau khi ăn
Chức năng chính của dạ dày là tiếp nhận thức ăn, tiêu hóa chúng và hấp thu các dưỡng chất cho cơ thể. Tuy nhiên ăn xong mà bạn lại bị đau dạ dày ngay thì chứng tỏ rằng, dạ dày bạn đã bị tổn thương trầm trọng. Lúc này không được tự ý dùng thuốc mà hãy đến bệnh viện kiểm tra. Bởi uống thuốc mà không theo chỉ định bác sĩ có thể khiến bệnh trầm trọng hơn.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng đưa ra quy tắc “bớt 3 bỏ 4″ để giữ cho một dạ dày khỏe mạnh:
Bớt 3 gồm:
1. Bớt nói trong khi ăn
Ngoài vấn đề lịch sự ra thì việc nói liên tục trong khi ăn sẽ làm tổn thương dạ dày trầm trọng. Nói không ngừng trong lúc ăn sẽ làm giảm khả năng tiêu hóa của dạ dày, thức ăn lại không được nhai kỹ làm dạ dày phải hoạt động nhiều hơn. Lâu ngày sẽ làm hỏng dạ dày và niêm mạc. Nguy hiểm hơn, nó còn làm thức ăn bị kẹt ở vùng họng, có thể làm ảnh hưởng đến tính mạng.
2. Bớt chơi điện thoại di động
Smartphone hiện đang là “vật bất ly thân” của nhiều người, kể cả trong khi ăn. Nếu thường xuyên xem TV hay dán mắt vào màn hình, nó khiến chúng ta mất tập trung vào bữa ăn, làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn của dạ dày.
Smartphone hay TV làm cản trở quá trình tiêu hóa của dạ dày, lâu ngày sẽ gây ra nhiều bệnh khôn lường
3. Bớt tức giận
Trong cuộc sống dĩ nhiên không thể tránh khỏi những lúc giận dữ, nhưng tuyệt đối không được tức giận trong khi ăn. Nếu cứ liên tục giận sẽ dẫn đến chứng khó tiêu và ợ chua, lâu ngày khiến dạ dày bị “hỏng” nặng.
Bỏ 4 gồm:
1. Bỏ t.huốc l.á và rượu bia
Hút t.huốc l.á không chỉ gây hại cho dạ dày mà còn ảnh hưởng đến phổi. Uống rượu sẽ kích thích niêm mạc dạ dày, lâu dần sẽ gây nên ung thư dạ dày lẫn thực quản.
2. Bỏ stress
Với sự phát triển không ngừng của xã hội ngày nay, con người ngày càng chịu nhiều stress lẫn cảm xúc, lâu ngày sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Nếu stress liên tục sẽ khiến cơ thể không muốn ăn, dẫn đến bỏ bữa. Dần dần chức năng của dạ dày sẽ bị suy giảm và hình thành vô vàn các loại bệnh.
3. Bỏ đồ cay
Đồ cay nóng luôn là món khoái khẩu của nhiều người bởi chúng kích thích vị giác
Dạ dày là một nơi cực kỳ mỏng manh nên nếu liên tục ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ sẽ phá hủy dần lớp màng bảo vệ dạ dày, gây viêm loét và tạo điều kiện cho các loại virus nguy hiểm phát triển.
4. Bỏ thức khuya
Dân gian có câu “ăn sáng như hoàng đế, ăn trưa như hoàng tử và ăn tối như kẻ ăn mày” là có cơ sở. Tuy nhiên, ngày nay rất nhiều người có xu hướng làm ngược lại. Nếu buổi tối ăn quá nhiều sẽ tạo áp lực lên dạ dày, cộng với việc thức khuya sẽ làm cơ thể tích tụ chất béo và đường gây béo phì.
Theo aboluowang/baodansinh
“Há miệng to ra nào” – Câu nói sai lầm khi cho trẻ ăn của các bà mẹ đang làm hại con
“Há miệng to ra” là câu nói quen thuộc của các phụ huynh, đặc biệt là người lớn t.uổi khi cho trẻ ăn. Bởi họ muốn trẻ có thể ăn nhiều, ăn nhanh và khỏe mạnh.
Chị Thanh rất khó chịu khi thấy bà nội cho cháu ăn không đúng cách. Mỗi lần đến bữa ăn, bà luôn nói với cháu: “Há miệng to ra”. Bình thường, mỗi khi chị Thanh cho con ăn phải gần 1 tiếng đồng hồ mới xong. Thế nhưng, bà nội chỉ mất 20 phút là cho cháu ăn xong. Chỉ cần xem xét thời gian ăn, chúng ta có thể nhận ra bé không có thời gian nhai nuốt thức ăn.
Theo nghiên cứu, 67% t.rẻ e.m thường có cảm giác sợ hãi khi cha mẹ nói rằng há miệng to ra, trong đó 32% không thay đổi thói quen này khi trưởng thành khiến chúng ăn quá nhanh, không tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, câu nói trên còn gây ra những tác hại thực sự sau:
1. Gây hại cho dạ dày
Theo thống kê, có 40% học sinh trung học mắc bệnh dạ dày. Nguyên nhân là:
– Ăn quá nhanh, chỉ một chén cơm ăn trong vòng 5 phút là xong.
– Ăn uống không theo quy luật, trì hoãn bữa ăn.
Giống như trường hợp chị Thanh đề cập, chị cho con ănphải gần 1 tiếng đồng hồ mới xong. Thế nhưng, bà nội chỉ mất 20 phút là cho cháu ăn xong. Tốc độ ăn nhanh gấp 3 lần nghĩa là người lớn đang hy sinh sức khỏe của trẻ nhỏ.
Trước 10 t.uổi, hệ tiêu hóa của trẻ vẫn chưa hoàn thiện. Khi trẻ nạp lượng thức ăn quá nhanh, cơ thể không kịp thích ứng gây áp lực lớn cho dạ dày. Lâu ngày sẽ hình thành những triệu chứng như đau bụng, loét dạ dày, viêm ruột… Nếu từ nhỏ bé mắc bệnh dạ dày, lớn lên nguy cơ mắc bệnh thủng dạ dày là rất cao.
2. Nhai không đủ lâu, gây khó tiêu
Quá trình tiêu hóa chia làm 3 giai đoạn: nhai, tiêu hóa ở dạ dày, tiêu hóa ở đường ruột. Trong đó, chức năng nhai ở miệng là cơ bản nhất, nó tiết ra nước bọt có enzyme là chất xúc tác thủy phân của tinh bột thành đường.
Các bậc cha mẹ không thể mong đợi trẻ ăn miếng to và nhai chậm thức ăn. Bởi chỉ ăn miếng nhỏ trẻ đã lười nhai, vậy miếng to thì làm sao trẻ có thể nhai nhuyễn thức ăn? Nước bọt chưa kịp tiết ra thì trẻ đã nuốt thức ăn vào dạ dày, khiến áp lực lên dạ dày rất lớn, gây ra những vấn đề nguy hại cho dạ dày cũng như hệ tiêu hóa của bé.
3. Căng cứng cơ mặt
Trẻ dưới 3 t.uổi cơ hàm còn yếu, việc liên tục phải há miệng to, nhai nuốt liên tục, không có khoảng nghỉ sẽ khiến cơ hàm phải hoạt động quá mức dẫn tới cứng cơ mặt. Tốt nhất khi cho con ăn, không nên ép trẻ ăn quá nhanh, mà cần có thời gian để bé nhai, nuốt từ tốn. Điều này không chỉ giúp cơ mặt có khoảng nghỉ mà còn tốt cho quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn.
4. Nguy hiểm đến tính mạng
Mỗi năm, số lượng trẻ bị nghẹn thức ăn do nuốt nhanh, nuốt vội không phải là chuyện hiếm. Trẻ nhỏ không có thói quen nhai nuốt chậm như người lớn, cộng thêm việc cha mẹ cho trẻ ăn theo cách “há miệng to ra” khiến trẻ dễ bị sặc và nghẹn thức ăn. Khi trẻ bị nghẹn thức ăn, thời gian vàng trong cấp cứu là từ 1 – 2 phút. Thời gian ít ỏi này cha mẹ không kịp đưa trẻ đến bệnh viện nên mới xảy ra nhiều trường hợp đáng tiếc.
Cho trẻ ăn đúng cách
Theo nghiên cứu, nhai thức ăn trên 25 lần là thích hợp nhất, hoặc ít nhất cũng tối thiểu 20 lần. Ở trẻ nhỏ, cơ nhai chưa phát triển và số lần nhai cũng rất ít nên bé dễ mắc bệnh dạ dày.
Khi cho trẻ ăn, cha mẹ không nên nhắc trẻ “há miệng to ra”, cũng không nên cho trẻ vừa ăn vừa chơi đồ chơi. Thời điểm cho trẻ ăn rất quan trọng, nếu trẻ thiếu tập trung khi ăn thì số lần nhai sẽ giảm, dễ gây ra các bệnh không tốt cho hệ tiêu hóa và sức khỏe của bé.
TÚ UYÊN
Theo toquoc