Sau khi ăn nên đ.ánh răng hay xỉa răng trước?

Xỉa răng và đ.ánh răng là những thói quen không thể thiếu nếu muốn có hàm răng chắc khỏe. Những cách này giúp ngăn ngừa mảng bám, bệnh sâu răng và nướu răng.

Xỉa răng bằng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần/ngày, đ.ánh răng bằng kem có chất flour 2 lần/ngày sẽ giúp răng chắc khỏe và ngăn nhiều bệnh răng miệng – Shutterstock

Khi xỉa răng, tốt nhất là dùng chỉ nhà khoa, không nên dùng tăm. Để có sức khỏe răng miệng tốt, chúng ta nên xỉa răng bằng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần/ngày, đ.ánh răng bằng kem có chất flour 2 lần/ngày, MSN dẫn ý kiến của các chuyên gia.

Một vấn đề nhiều người thắc mắc là để tối ưu hóa lợi ích chăm sóc răng miệng thì nên đ.ánh răng trước hay xỉa răng trước.

“Chăm sóc răng miệng thường xuyên quan trọng hơn việc đặt ra trình tự trước sau một cách cụ thể”, giáo sư Joan Gluch, chuyên gia sức khỏe răng miệng tại Đại học Pennsylvania (Mỹ), tiết lộ.

Mặt khác, một số ý kiến nha sĩ tin rằng dùng chỉ nha khoa trước, đ.ánh răng sau sẽ có lợi hơn. Chỉ nha khoa giúp loại bỏ vi khuẩn và các mảng bám ở kẽ răng mà bàn chải không thể làm được.

Vì chỉ nha khoa sẽ lấy vi khuẩn, thức ăn mắc kẹt trong kẽ răng ra trước. Sau đó, đ.ánh răng sẽ giúp quét sạch hết những thứ này ra khỏi miệng, theo MSN.

Dùng chỉ nha khoa đúng cách cũng rất quan trọng. Nó không thể chỉ đơn giản là đưa chỉ vào kẽ răng và làm thật nhanh mọi thao tác.

Để đảm bảo thức ăn thừa và mảng bám được lấy ra hết, chúng ta phải dùng chỉ nha khoa đúng cách. Trước tiên, phải đưa chỉ vào giữa hai kẽ răng, kéo căng chỉ để cọ sát dọc theo hình dạng chiếc răng, di chuyển lên xuống vài lần.

Đôi khi đến phòng khám, nha sĩ có thể yêu cầu sử dụng thêm một số loại sản phẩm làm sạch răng miệng khác tùy thuộc vào vấn đề răng miệng đang gặp. Lúc đó, hãy hỏi nha sĩ thật kỹ cách sử dụng, theo MSN.

Theo Thanh niên

Những nguyên nhân phổ biến gây các vấn đề về răng miệng

Không ai muốn gặp phải các vấn đề về răng miệng. Bạn có thể phòng ngừa chúng bằng cách nắm rõ các nguyên nhân dưới đây.

Mảng bám: Mảng bám hình thành khi các thực phẩm chứa carbs như sữa, nước ngọt, mứt, bánh kẹo còn thừa lại trên răng. Vi khuẩn trong miệng phát triển trên các mảng thức ăn này, sản sinh ra axit. Theo thời gian, axit sẽ hủy hoại men răng, gây sâu răng.

Vi khuẩn: Khoang miệng chứa vô số vi khuẩn, mà phần lớn là vô hại. Việc vệ sinh răng miệng tốt sẽ giữ các vi khuẩn trong tầm kiểm soát. Tuy vậy, nếu vệ sinh răng miệng kém, lượng vi khuẩn sẽ tăng đến mức gây nhiễm khuẩn khoang miệng, như sâu răng hay viêm lợi.

Khô miệng: Nước bọt giúp giữ ẩm và làm sạch khoang miệng; đồng thời kiểm soát vi khuẩn và nấm giúp ngăn viêm nhiễm khoang miệng. Khi không sản sinh đủ nước bọt, khoang miệng bị khô và dễ viêm nhiễm.

Hút t.huốc l.á: Hút t.huốc l.á gây nhiều vấn đề về răng miệng như hôi miệng, xỉn màu răng, viêm tuyến nước bọt, tích tụ mảng bám và cao răng, giảm mật độ xương hàm. Hút thuốc là nhân tố rủi ro hàng đầu liên quan đến các bệnh về lợi.

Dược phẩm: Các dược phẩm điều trị ung thư, cao huyết áp, đau dữ dội, trầm cảm, dị ứng, hay cảm lạnh có thể có tác động xấu đến sức khỏe răng miệng. Bạn nên báo cho nha sĩ về các loại thuốc mình đang sử dụng.

Tiểu đường: Người bị tiểu đường có khả năng tự vệ kém hơn đối với vi khuẩn trong khoang miệng, do đó dễ bị viêm lợi và nhiễm khuẩn các xương hàm hơn. Tiểu đường còn làm giảm lượng m.áu đến lợi, khiến lợi dễ bị viêm nhiễm hơn; đồng thời gây khô miệng, tăng nguy cơ sâu răng và mảng bám.

Thay đổi hormone: Phụ nữ dễ gặp các vấn đề về răng miệng hơn do các thay đổi hormone mà họ trải qua. Hormone không chỉ ảnh hưởng đến lượng m.áu đến lợi mà còn ảnh hưởng đến phản ứng của cơ thể đối với các độc tố từ mảng bám./.

T.H./VOV.VN (biên dịch)

Theo Onlymyhealth

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *