Sau sinh vết mổ chuyển màu đen và bốc mùi khó chịu, mẹ trẻ kinh hoàng phát hiện mình nhiễm vi khuẩn ăn t.hịt n.gười

Sau khi xuất viện được 2 ngày thì thấy vết mổ bất thường, bà mẹ kinh hoàng tột độ khi biết mình bị nhiễm vi khuẩn ăn t.hịt n.gười.

Một bà mẹ đến từ Anh mới đây trải qua một chuyện vô cùng kinh hoàng sau khi sinh nở. Vết mổ của cô bị nhiễm vi khuẩn ăn t.hịt n.gười, khiến vùng bụng chuyển thành màu đen và bốc mùi khó chịu. Chia sẻ về điều này, cô Claire Gurney, 37 t.uổi (đến từ Kettering, Northants, Anh) cho biết sau khi sinh mổ con trai được 2 ngày, cô bỗng thấy cơ thể mình có điều gì đó không ổn:

“Sau khi xuất viện được 2 ngày bụng của tôi bỗng rất đau đớn, nó bị cứng lại, chuyển thành màu đen và bốc mùi rất khó chịu. Tôi có gọi điện cho bệnh viện và thông báo mình bị sốt. Đến hôm sau cả người tôi bốc mùi kinh khủng như x.ác c.hết vậy và tôi nhanh chóng được đưa đi phẫu thuật”.

Sau khi sinh xong được 2 ngày, Claire bỗng bị sốt cao, vùng bụng đau dữ dội.

Bà mẹ trẻ sau đó biết được tình trạng nguy hiểm của mình là do vi khuẩn ăn t.hịt n.gười gây nên: “Ca phẫu thuật diễn ra trong 2 tiếng đồng hồ, các bác sĩ đã phải cắt bỏ cả đống mô bị n.hiễm t.rùng ra khỏi bụng tôi. Họ muốn đưa tôi vào phòng chăm sóc đặc biệt nhưng tôi đã từ chối vì không thể mang con đi cùng”.

Sau ca phẫu thuật cô Clair đã được về nhà, nhưng phải quay lại viện mỗi ngày để dùng thuốc kháng sinh: “Tôi được dùng thuốc kháng sinh liều mạnh và cảm thấy đỡ hơn chút rồi. Thực lòng thì tôi thấy khả năng mình bị nhiễm virus ăn t.hịt n.gười chỉ có thể qua vết mổ, vì mổ xong được 2 ngày thì chỗ đó chuyển thành màu đen do các mô bị t.hối r.ữa. Nếu tôi không phát hiện kịp thời thì có lẽ nó đã lan ra khắp cơ thể rồi”.

Cô Claire tin rằng mình bị nhiễm vi khuẩn ăn t.hịt n.gười sau khi sinh mổ.

Người phát ngôn của Bệnh viện Đa khoa Kettering cũng cho biết họ rất lấy làm tiếc về những gì mà cô Claire Gurney gặp phải.

Trước đó cô Krista Parise, 32 t.uổi, đến từ New York (Mỹ) cũng đã suýt m.ất m.ạng do bị nhiễm vi khuẩn ăn t.hịt n.gười sau sinh mổ. Cô Krista cho biết sau khi sinh con được 2 ngày thì cô xuất viện về nhà. Thế nhưng sáng hôm sau tỉnh dậy Krista bỗng bị sốt, bụng đau dữ dội và chạm vào rất nóng. Mọi việc trở nên tồi tệ hơn khi bà mẹ này không thể đi lại và bị nằm liệt giường.

Cô Krista, 32 t.uổi, cũng là một nạn nhân bị nhiễm vi khuẩn ăn t.hịt n.gười sau sinh mổ.

Sau đó cô đã phải phẫu thuật nhằm ngăn chặn sự tiến triển của n.hiễm t.rùng, và trong suốt 2 tuần liền cô không được gặp con trai. Sau trải nghiệm kinh hoàng này, Krista cho biết cô mong muốn những bà mẹ, nhất là những người vừa mới sinh xong, hãy nói ra ngay khi cảm thấy cơ thể mình đang không ổn.

Nguồn: The Sun, Dailymail

Điều trị thành công 3 ca nhiễm khuẩn huyết Whitmore ở Hòa Bình

Thông tin từ Bệnh viện đa khoa Hòa Bình cho biết vừa điều trị thành công 3 ca bệnh nhiễm khuẩn huyết do Whitmore gây ra.

Cụ ông 86 t.uổi quê Lương Sơn, Hòa Bình vừa được điều trị thành công và xuất viện trong ngày 27/9

Trưa ngày 27/9, trao đổi với PV Báo Giao thông, tiến sỹ, bác sỹ Hoàng Công Tình – Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình cho biết, từ tháng 6/2019 đến nay chúng tôi đã điều trị 3 ca bệnh nhiễm khuẩn huyết do Whitmore và tất cả đều được cứu sống. Trong đó có 1 trường hợp cụ ông 86 t.uổi quê ở huyện Lương Sơn (Hòa Bình) vừa được điều trị thành công và xuất viện hôm nay.

“Nhiều người lầm tưởng vi khuẩn gây ra bệnh Whitmore là “vi khuẩn ăn thịt người”, nhưng chúng không ăn t.hịt n.gười mà có tên khoa học là Burkholderia pseudomallei. Loại vi khuẩn này cũng như các loại vi khuẩn khác gây bệnh cho người ở những mức độ khác nhau, nặng nhất có thể gây t.ử v.ong. Bệnh Whitmore hoàn toàn có thể phòng tránh và điều trị hiệu quả nếu phát hiện sớm, bằng các loại kháng sinh đặc hiệu với Burkholderia pseudomallei”, bác sỹ tình cho biết thêm.

Dạng vi khuẩn này thường cư trú trong đất, nước hoặc bụi đất, xâm nhập vào cơ thể người chủ yếu qua tiếp xúc giữa vết trầy xước trên da với đất hoặc nước có vi khuẩn. Khi xâm nhập vào cơ thể con người, vi khuẩn này có thể gây nhiễm khuẩn với các mức độ khác nhau: nhiễm khuẩn tại chỗ (khu trú), nhiễm khuẩn toàn thân (nhiễm khuẩn huyết), sốc nhiễm khuẩn hoặc suy đa tạng.

Được biết năm 2015, Bệnh viện Đa khoa Hòa Binh đã được đào tạo kỹ thuật xét nghiệm phát hiện vi khuẩn Withmore. Từ năm 2017 đến nay đã phát hiện 9 ca mắc bệnh Withmore tại Bệnh viện Đa khoa Hòa Binh.

Theo baogiaothong

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *