Các tổ chức uy tín về ung thư trên thế giới như Hội xạ trị ung bướu châu Âu, châu Á và Mỹ công nhận SBRT có thể thay thế cho phẫu thuật cắt khối u ung thư kích thước dưới 5 cm.
Phương pháp xạ trị định vị thân SBRT được biết đến lần đầu tiên ở Thụy Điển từ năm 1951 cho mục đích điều trị u não. Sau đó, phương pháp này được cải tiến ở Mỹ, Nhật Bản và châu Âu, áp dụng điều trị ung thư vùng thân và ngày càng đạt được bước tiến lớn. Ngày nay, SBRT được biết đến là công nghệ xạ trị kỹ thuật cao chính xác đến từng milimet.
SBRT được tích hợp công nghệ điều chỉnh liều, kỹ thuật phát tia tốc độ cao, cố định bệnh nhân chắc chắn bằng các thiết bị chuyên dụng cho xạ trị chính xác. Nhờ đó, phương pháp này có thể phát liều xạ cao 5-10 lần khi đến khối u, đồng thời giảm liều nhanh chóng khi tiếp xúc mô lành. Ngoài ra, SBRT có thể xạ trị theo chuyển động của khối u và bộ phận cơ thể.
Xạ trị SBRT đem lại hiệu quả cao trong t.iêu d.iệt khối u nhưng không gây đau cho người bệnh và thời gian xạ chỉ 7-10 ngày; không kéo dài vài tuần như xạ thường, giúp bệnh nhân phục hồi nhanh hơn.
Bác sĩ Nguyễn Duy Sinh – Trưởng Khoa Xạ trị Vinmec Central Park tư vấn cho người bệnh về phương pháp xạ trị SBRT.
Các loại ung thư có thể điều trị bằng phương pháp này ngày càng tăng như ung thư phổi nguyên phát và di căn phổi; ung thư tụy, ống mật, gan nguyên phát và di căn, thận, tuyến t.iền liệt và vùng chậu, sarcomas, ung thư di căn ở cột sống.
Đối với xạ trị thường, tỷ lệ thành công sau 2 năm chỉ 30-40%. Xạ trị bằng SBRT, tỷ lệ bệnh nhân sống thêm 2 năm lên tới 80-90%. Đặc biệt, một số nghiên cứu cho thấy, hiệu quả xạ trị SBRT với ung thư phổi giai đoạn sớm tăng đến 200% so với xạ trị truyền thống. Đồng thời, người bệnh không bị viêm phổi do phóng xạ – tác dụng phụ thường gặp nhất trong xạ trị phổi thường quy. Điều này có được nhờ khả năng xạ trị theo chuyển động cơ thể của phương pháp này.
Tuy SBRT có nhiều ưu điểm và hiệu quả cao, ở Việt Nam vẫn chưa có nhiều bệnh viện áp dụng rộng rãi. Lý do là phương pháp xạ trị này chỉ thực hiện được trên các máy gia tốc hiện đại cùng chi phí đầu tư lớn. Ngoài ra, khi xạ trị SBRT yêu cầu bệnh viện phải trang bị đồng bộ hệ thống chẩn đoán hình ảnh hiện đại như chụp CT 4D, PET/CT, MRI… để định vị chính xác khối u và khu vực cần điều trị, kể cả khi u di chuyển theo chu kỳ thở.
Ngoài việc trang bị đồng bộ, bệnh viện còn phải có nhân lực giỏi chuyên môn và kinh nghiệm để đ.ánh giá và chỉ định SBRT chính xác đúng bệnh, liều phù hợp và theo sát kế hoạch xạ trị cho người bệnh.
Đội ngũ bác sĩ, kỹ sư vật lý y khoa và kỹ thuật viên xạ trị Vinmec có mặt tại hệ thống công nghệ điều trị ung thư của SBRT.
Hệ thống Y tế Vinmec là một trong những bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam đầu tư các máy xạ trị gia tốc hiện đại nhất tại Đông Nam Á của hãng Varian (Mỹ) như hệ thống xạ trị TrueBeam tại Bệnh viện Vinmec Central Park (TP.HCM) và Clinac IX tại Bệnh viện Vinmec Times City (Hà Nội). Nhiều trường hợp ung thư đã được điều trị thành công tại đây bằng xạ trị SBRT, ổn định sức khỏe và chất lượng cuộc sống được cải thiện.
Hiện nay, các tổ chức uy tín về ung thư trên thế giới như Hội xạ trị ung bướu châu Âu, châu Á và Mỹ (ASCO, ASTRO, ESTRO) công nhận SBRT có thể thay thế cho phẫu thuật cắt khối u ung thư có kích thước dưới 5 cm. Thậm chí, SBRT được dự báo sẽ trở nên phổ biến và có mặt ở hầu hết trung tâm điều trị bức xạ trong vài năm tới.
Các nghiên cứu của Mỹ, Nhật Bản và Châu Âu cho thấy, SBRT có thể thay thế phẫu thuật ung thư phổi giai đoạn đầu hoặc nút mạch (TACE) trong ung thư gan, đồng thời kích thích cơ thể tăng khả năng đáp ứng với điều trị miễn dịch. Loại bỏ được khối u nhưng người bệnh không phải chịu rủi ro phẫu thuật, phương pháp này được coi là phù hợp đối với người già yếu.
Ung thư đang ngày càng gia tăng ở Việt Nam. Vì thế, nhu cầu được tiếp cận với các phương pháp sàng lọc và điều trị ung thư tiên tiến ngày càng cấp thiết hơn. Trong bối cảnh này, Vinmec thường xuyên cập nhật các phương pháp điều trị ung thư mới. Các máy xạ trị hiện đại và đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi là t.iền đề giúp Vinmec phát triển thành công các phương pháp xạ trị kỹ thuật cao SBRT, VMAT, IMRT, SRS…
Đồng thời, với sự hỗ trợ của Đại học Pennsylvania (Mỹ), Vinmec đang xây dựng Trung tâm Tim mạch và Ung bướu vận hành theo các tiêu chuẩn cao nhất đang áp dụng tại Mỹ. Trung tâm này được kỳ vọng phát triển toàn diện về chuyên môn, nghiên cứu khoa học và nhân lực.
Theo đại diện Vinmec, điều trị ung thư đa mô thức, luôn cập nhật các phương pháp điều trị tiên tiến, Vinmec tiệm cận dần đến thành công tương đương các quốc gia phát triển ở khu vực trong điều trị ung thư.
Theo Zing
Tưởng mang thai, người mẹ bàng hoàng khi biết đó là ung thư
Cặp vợ chồng người Anh luôn ao ước có con. Người vợ rất vui mừng khi thấy bụng cô lớn dần. Cô tin rằng mình đã mang thai. Nhưng thực tế, thứ khiến bụng cô lớn hơn không phải thai nhi mà là khối u ung thư.
Ảnh minh họa: Shutterstock
Khi thấy bụng mình ngày càng lớn ra, cô Victoria (31 t.uổi) đã hết sức vui mừng. Trong lần thử thai vào tháng 8.2018, que thử thai cho kết quả dương tính, theo Daily Mail.
Cô và chồng là ông Marc Johnston (36 t.uổi) sống ở thị trấn Bovington, hạt Dorset (Anh). Họ đã cùng bàn với nhau rất nhiều dự tính cho đ.ứa b.é. Trước đó, cả hai đã có một con gái 2 t.uổi là bé Kaitlin.
Trong vòng 5 tuần sau lần thử thai, Victoria đã xuất hiện triệu chứng bất thường. Những biểu hiện của ốm nghén xảy ra ở mức độ nghiêm trọng. Chúng dày vò Victoria cả ngày lẫn đêm.
Khi thai kỳ đến tuần thứ 10, Victoria nhận thấy bụng cô to bất thường với kích thước tương đương như mang thai 17 tuần.
Vào tháng 10.2018, Victoria đi khám thai vào tuần thai kỳ thứ 12 tại Bệnh viện hạt Dorset thì nhận tin sét đ.ánh. Thứ khiến bụng cô lớn lên không phải thai nhi mà là khối u ung thư. Trên ảnh chụp cắt lớp, nó có hình dạng như chùm nho.
Chỉ trong một ngày, Victoria không những phải trải qua cảm giác đau buồn vì biết mình không có con mà còn lo sợ mình sẽ không thể sống để nhìn thấy con gái Kaitlin lớn lên.
Cô Victoria bị chẩn đoán mắc thai trứng. Đây là một loại khối u trong tử cung. Thai trứng là trứng được thụ tinh nhưng lại phát triển bất thường. Nó có thể làm người bệnh xuất hiện các biểu hiện y hệt mang thai. Trong trường hợp của Victoria, khối u này là ung thư. Các thống kê cho thấy cứ 590 ca thai trứng thì có 1 ca khối u là ung thư, theo Daily Mail.
Một ngày sau chẩn đoán, các bác sĩ đã tiến hành ca phẫu thuật cắt bỏ khối u. Các xét nghiệm kỹ lưỡng hơn sau đó cho thấy ung thư vẫn chưa di căn.
Đầu tháng 12.2018, Victoria bắt đầu quá trình hóa trị kéo dài 6 tuần. Đến tháng 3.2019, cô được bác sĩ thông báo là hóa trị đã thành công. Tuy nhiên, Victoria vẫn phải thường xuyên được theo dõi sức khỏe trong 10 năm tới để sớm phát hiện nếu ung thư tái phát, theo Daily Mail.
Theo Thanh niên