Đằng sau thông tin em bé chào đời không có khuôn mặt, dù trước đó người mẹ vẫn siêu âm đầy đủ, dư luận đang băn khoăn không biết cơ hội sống sót của trường hợp trẻ sơ sinh bị đa dị tật như vậy là bao nhiêu.
Cách đây vài giờ, thế giới được phen chấn động khi có một trường hợp em bé sinh ra không có mặt ở Bồ Đào Nha, dù mẹ đi khám thai đầy đủ. Từ khi sinh ra, em bé vẫn được theo dõi tại khoa nhi của bệnh viện nơi sinh. Một vấn đề đang nhận được sự quan tâm lớn của dư luận là em bé có thể tiếp tục sống hay không?
Thực tế, câu chuyện đau lòng tương tự trường hợp trên không phải lần đầu tiên xảy ra. Lần theo tin tức những năm về trước, người ta dễ dàng tìm thấy không ít các trường hợp em bé mới sinh bị đa dị tật khuôn mặt đến mức biến dạng chiếm spotlight trang đầu của không ít các tờ báo lớn. Và những trường hợp dưới đây sẽ là câu trả lời cho mối băn khoăn trên.
Năm 2003, cả thế giới bỗng chấn động khi bà mẹ Tami Wetmore đến từ Jacksonville, Florida, Mỹ đã hạ sinh cô con gái Juliana Wetmore với gương mặt biến dị, vô cùng đáng sợ.
Mặt của Juliana được khuyết 40% xương nên mặt cô bé bị biến dạng.
Do mắc phải hội chứng Treacher Collins (loạn xương mặt hàm dưới) nên gương mặt của Juliana bị khuyết tới 40% xương. Không có hàm trên, gò má, hốc mắt, mũi và cũng không có cả tai, bởi vậy, c.ô b.é được mọi người đặt cho biệt danh “cô bé không mặt”.
Năm 2014, Juliana đã có thể nói chuyện và giao tiếp với những người xung quanh bằng ngôn ngữ ký hiệu. Không những vậy, Juliana còn đi học tiểu học ở 1 trường của quận Clay.
Trải qua 45 ca phẫu thuật lớn nhỏ kể từ khi chào đời, năm 2014, Juliana đã có thể nói chuyện và giao tiếp với những người xung quanh bằng ngôn ngữ ký hiệu. Không những vậy, Juliana còn đi học tiểu học ở 1 trường của quận Clay.
Năm 2008, thế giới lại một lần nữa chấn động khi cô gái Vitória Marchioli, đến từ Barra de São Francisco ở Brazil, sinh ra không có khuôn mặt do mắc hội chứng rối loạn di truyền Treacher Collins – nguyên nhân ngăn cản khiến 40 xương mặt của cô bé không hình thành.
Dù các bác sĩ nói rằng, Vitória không thể sống sot sau vài giờ sau sinh, nhưng c.ô b.é đã kiên cường chống chọi lại tử thần.
Với mắt, mũi và miệng bị dịch chuyển lệch lạc, các bác sĩ dự đoán cô sẽ chỉ sống sót sau vài giờ đầu đời, thậm chí, họ còn khuyên gia đình nên chuẩn bị tang lễ. Tuy nhiên, bất chấp sự dự đoán của bác sĩ, năm 2017, cô bé Vitória ngày nào nay đã là tổ chức sinh nhật lần thứ 9 sau khi trải qua 8 lần phẫu thuật để tái tạo lại mắt, mũi và miệng cũng như kích thích các chức năng vận động của mình, tại Bệnh viện Shriner’s ở Texas, Hoa Kỳ.
Một trường hợp không có khuôn mặt khác là cậu bé Matthew Gillado, đến từ Philippines. Ngày 3/10/2017, cậu bé đã chào đời bằng phương pháp sinh mổ tại bệnh viện ở thành phố Santiago, bắc Philippines. Tuy nhiên, ngay giây phút chào đời đó, diện mạo của Matthew đã khiến cả bố mẹ và các bác sĩ sững sờ.
Matthew Gillado được chẩn đoán mắc hội chứng rối loạn cực kỳ hiếm gặp, hội chứng thiếu sọ acrania. Nó khiến các xương dẹt (bề mặt mỏng, rộng, có chức năng bảo vệ hoặc cung cấp bề mặt rộng cho cơ bắp) trong vòm sọ thuộc hộp sọ biến mất hoàn toàn hoặc một phần.
Các bác sĩ nói rằng cậu bé sẽ không thể sống được quá 2 tuần, nhưng sau một cuộc chiến dài, cậu bé đã chiến thắng lời tiên lượng của bác sĩ. Matthew đã được cha mẹ tổ chức sinh nhật tròn 1 t.uổi vào ngày 03/10/2018.
Matthew bị mắcchứng rối loạn bẩm sinh hiếm gặp, nó làm cho xương trong hộp sọ phẳng.
Có thể nói rằng, sinh con ra ai cũng mong con mình vẹn nguyên, khỏe mạnh. Trường hợp sinh ra con bị dị tật là điều mà không cha mẹ nào mong muốn. Tuy nhiên, trong quá trình mang thai, các mẹ hoàn toàn có thể theo dõi sự phát triển của con mình thông qua việc khám thai định kỳ và siêu âm.
Theo Helino
Vụ em bé sinh ra không có mặt: Siêu âm thai quan trọng thế nào?
Siêu âm thai là biện pháp quan trọng giúp bác sĩ phát hiện dị tật thai nhi. Vì vậy, sự tắc trách của bác sĩ ở khâu này sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng.
Theo Straits Times, Artur Carvalho, một bác sĩ sản tại Bồ Đào Nha, đã bị đình chỉ 6 tháng vì sơ suất trong quá trình siêu âm thai nhi.
Bé Rodrigo sinh ngày 7/10 mà không có mũi, mắt và thiếu một phần hộp sọ. Sự việc được phát hiện tại một bệnh viện ở Setubal, cách thủ đô Lisbon 40 km. Bé đang nằm viện để các bác sĩ theo dõi thêm.
Trong quá trình mang thai, người mẹ này đã đến kiểm tra tại một phòng khám tư ở Setubal. Bác sĩ Artur Carvalho đã siêu âm 3 lần cho bà mẹ, lần gần nhất là tháng thứ 6 của thai kỳ, nhưng không thông báo cho họ về tình trạng bất thường mà thai nhi gặp phải. Chào đời với khiếm khuyết trên cơ thể, em bé này sẽ ra sao?
Bác sĩ đã phát hiện thai nhi bất thường nhưng không báo cho gia đình sản phụ biết. Ảnh: Istock.
Trường hợp em bé sinh ra không có mặt đã từng được phát hiện trước đây tại Mỹ. Bé Juliana Wetmore mắc hội chứng Treacher Collins (loạn xương mặt hàm dưới), khiến gương mặt của em gần như không có bộ phận nào. Thiếu hàm trên, gò má, hốc mắt, mũi và cũng không có cả tai, Juliana phải trải qua 45 ca phẫu thuật lớn nhỏ vào năm 2014.
Nhờ sự nỗ lực từ cha mẹ và nghị lực sống kỳ diệu của Juliana, cô bé không mặt đã có thể nói chuyện và giao tiếp với những người xung quanh bằng ngôn ngữ ký hiệu. Tuy nhiên, em vẫn phải phải nhận thức ăn thông qua ống dẫn.
Những trường hợp dị tật như trên đều có thể phát hiện nhờ siêu âm thai. Vì vậy, vai trò của bác sĩ khi kiểm tra tình trạng thai nhi thông qua siêu âm là rất quan trọng.
Siêu âm thai là phương pháp chẩn đoán y khoa bằng sóng âm để tạo ra hình ảnh giúp theo dõi thai nhi. Qua đó, cha mẹ có thể biết được ngày dự sinh, giới tính của con, phát hiện mang thai ngoài tử cung hoặc những bất thường của thai nhi như dị tật, khả năng mắc hội chứng Down…
Thông thường, siêu âm thai thường diễn ra trong khoảng 15-20 phút. Đối với các buổi siêu âm tầm soát dị tật, đo độ dài cơ thể kéo dài khoảng 30 phút. Mẹ bầu tuyệt đối không nên siêu âm ở tuần đầu tiên khi mang thai. Theo Hiệp Hội Thai nhi Mỹ, thời điểm thích hợp để các mẹ siêu âm là tuần thứ 4-8, tuần thứ 12-14, tuần thứ 21-24, tuần thứ 30-34.
Theo Zing