Với sáng chế này, gia đình cũng như bác sĩ sẽ không còn vất vả với nhiều lần bó bột rồi cắt bột khi trẻ còn quá nhỏ.
Nhóm sinh viên Trường ĐH Y Dược TP.HCM và sản phẩm sáng tạo hỗ trợ trẻ khoèo chân – Ảnh: HOÀNG THI
Đó là sản phẩm của nhóm sinh viên Trường ĐH Y dược TP.HCM vừa đoạt giải nhì chung cuộc trong cuộc thi sáng tạo do ĐH Cheng Kung (Đài Loan) tổ chức, thu hút 12 nhóm từ các trường hàng đầu Đài Loan, Thái Lan, Malaysia…
Nguyễn Hoàng Kim Hân – sinh viên năm 6 ngành y đa khoa Trường ĐH Y dược TP.HCM, phó trưởng nhóm nghiên cứu – cho biết hiện nay ở Việt Nam tỉ lệ trẻ sơ sinh mắc khoèo chân vào khoảng 1/1.000 ca sinh. Đây là dị tật gây biến dạng bàn chân quặp vào bên trong, khiến chân giống hình dạng cây gậy đ.ánh gôn, có thể ảnh hưởng tới chức năng vận động sau này của trẻ.
Thông thường, trẻ khoèo chân phải trải qua khoảng 6-8 lần nắn và bó bột để đưa bàn chân về vị trí bình thường, điều này khá tốn công và vất vả với trẻ nhỏ. Từ đó, nhóm nghĩ ra ý tưởng ứng dụng công nghệ in 3D tạo bộ sản phẩm cố định chân gồm nhiều miếng có thể lắp ghép và kết nối bằng các loại dây và ốc chuyên dụng. Sản phẩm vì thế sẽ tạo được sự linh hoạt, có thể chỉnh trục theo từng giai đoạn nắn chân, nhưng vẫn giữ được độ ổn định như bó bột.
Do kết cấu lắp ghép, những vùng không chịu lực nhiều có thể được tháo ra vệ sinh. Ngoài ra, trên từng miếng, nhóm lại thiết kế các lỗ dạng tổ ong chứ không kín như bó bột, từ đó bác sĩ hay người nhà dễ dàng quan sát chân trẻ có bất thường hay không.
Kim Hân chia sẻ hiện nhóm đang nghiên cứu và tìm kiếm thêm những sự hỗ trợ từ các chuyên gia, nhất là về kỹ thuật, để hoàn chỉnh và tối ưu hóa thiết kế. Trong tương lai xa có thể sẽ hướng tới việc làm các mẫu sẵn cho sản xuất đại trà, dựa vào kích cỡ bàn chân của số đông t.rẻ e.m, từ đó giúp giảm giá thành. Riêng những trường hợp có chân quá đặc biệt sẽ tiến hành in 3D cá nhân hóa từng bé.
Theo PGS.TS Phạm Lê An – Trường ĐH Y dược TP.HCM, sản phẩm nếu thành công sẽ rất hữu ích bởi gia đình hay bác sĩ sẽ không còn vất vả với nhiều lần bó bột rồi cắt bột khi trẻ còn quá nhỏ.
Ông cho biết thêm các sinh viên ngày nay luôn có nhiều ý tưởng rất phong phú từ thực tế mà nếu được hỗ trợ có thể cho ra những sản phẩm chất lượng trong tương lai.
Theo tuoitre
Kết nối chuyên ngành da liễu truyền thống và hiện đại
Ngày 29/9 tại TPHCM đã diễn ra Hội nghị khoa học da liễu miền Nam năm 2019 với chủ đề Kết nối chuyên ngành da liễu truyền thống và hiện đại.
Điều trị nám da tại Bệnh viện Da liễu TPHCM
Hội nghị đã quy tụ hàng chục bài báo cáo của các bác sĩ chuyên ngành da liễu đến từ ĐH Y dược TPHCM, ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, ĐH Y dược Huế, Bệnh viện Da liễu TPHCM và các chuyên gia đến từ Đức, Singapore.
Các vấn đề được nêu ra trong hội nghị rất thiết thực với đời sống người dân như xử lý u m.áu, thẩm mỹ da, có nên sử dụng kháng sinh trong điều trị mụn trứng cá, hội chứng tóc bạc sớm, điều trị rám má, điều trị móng chọc thịt, những biểu hiện không thường gặp của bệnh phong, chăm sóc y tế cho cộng đồng LGBT…
PGS.TS Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TPHCM cho biết, hội nghị là cơ hội để các bác sĩ chia sẻ kinh nghiệm, cập nhật kiến thức trong lĩnh vực chuyên ngành da liễu nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, tăng cường thế mạnh của chuyên ngành da liễu trong sự phát triển của y tế TPHCM giai đoạn mới.
Theo infonet