Một số bé vài tháng t.uổi đã bị biến chứng viêm màng não, có mủ bám dưới màng cứng, những bệnh nhi này phải phẫu thuật để bơm rửa, dẫn lưu mủ ra ngoài.
Ngày 8/12, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Đình Qui, Quản lý Khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM, cho biết số lượng trẻ nhập viện vì viêm màng não đang có dấu hiệu tăng lên.
Khoa Nhiễm đang điều trị 26 trường hợp viêm màng não, trong đó có 3 bé bị biến chứng nặng. Cách đây vài tuần, chỉ có khoảng 10-15 trẻ mắc bệnh lý này phải nhập viện.
Tương tự, tại Bệnh viện Nhi đồng 1, Khoa Nhiễm Thần kinh phải điều trị hơn 20 ca viêm màng não, 6 ca viêm não. Tình trạng này được đ.ánh giá có xu hướng tăng so với những tuần trước.
Bác sĩ Qui cho biết 3 trẻ bị biến chứng viêm màng não mủ đều dưới 12 tháng t.uổi. Các bác sĩ phải kết hợp với khoa Ngoại thần kinh phẫu thuật cho trẻ để bơm rửa, dẫn lưu mủ ra ngoài, kết hợp tiêm kháng sinh kéo dài.
Hiện tại, tình trạng của trẻ cải thiện nhưng chưa đ.ánh giá được nguy cơ di chứng. Thông thường, bệnh nhi phải điều trị kháng sinh kéo dài từ 8-10 tuần. Nếu ổn định và xuất viện, trẻ vẫn phải tái khám định kỳ.
Một b.é g.ái 5 t.uổi bị viêm màng não đang điều trị tại TP.HCM.
Theo bác sĩ Qui, một số ca viêm màng não biến chứng rất nhanh, phụ huynh không trở tay kịp. Điển hình là trường hợp trẻ 1,5 tháng t.uổi được chuyển từ Bà Rịa – Vũng Tàu lên TP.HCM sau 2 ngày sốt cao.
Tại Bệnh viện Nhi đồng 2, trẻ được chọc dò xét nghiệm và cho kết quả bị viêm màng não mủ. Không đợi tìm tác nhân gây viêm màng não, các bác sĩ phải gấp rút sử dụng kháng sinh mạnh. Tuy nhiên, trẻ đáp ứng không như mong đợi.
Sau đó, bệnh nhi bị biến chứng tụ mủ dưới màng cứng và phải phẫu thuật 2 lần, khoan sọ để bơm rửa và dẫn lưu mủ ra ngoài. Trải qua rất nhiều tuần kiên trì điều trị, trẻ được xuất viện, có biến chứng nhẹ về co giật nhưng không bị yếu liệt.
Đến nay, bé vẫn tái khám theo lịch hẹn, tình trạng ổn định. “Tác nhân gây viêm màng não ở ca này là khuẩn E.coli, thường gây ra bệnh đường tiêu hóa. Đến nay, chúng ta chưa có vaccine phòng viêm màng não do khuẩn E.coli gây ra”, bác sĩ Qui chia sẻ.
Theo các bác sĩ, viêm màng não là tình trạng n.hiễm t.rùng hệ thần kinh trung ương. Nguyên nhân chủ yếu là vi khuẩn E.coli, HiB, não mô cầu, phế cầu, lao… hoặc virus, ký sinh trùng, nấm. Nếu không phát hiện sớm, trẻ mắc bệnh dễ bị tổn thương não nặng nề, có thể t.ử v.ong.
Triệu chứng của bệnh gồm sốt, quấy khóc nhiều, đau đầu, nôn ói, thóp phồng (ở trẻ nhũ nhi còn thóp) hoặc cổ gượng (ở trẻ lớn). Bên cạnh đó, các triệu chứng thần kinh nặng nề hơn là co giật, yếu liệt khu trú, rối loạn tri giác (kích thích, li bì, hôn mê…).
Hiện nay, một số loại vaccine phòng ngừa được viêm màng não (với tác nhân khác nhau) như vaccine 5 trong 1, 6 trong 1 (ngừa được HiB); vaccine phế cầu; vaccine não mô cầu.
Ngoài tiêm chủng đầy đủ, phụ huynh cần hướng dẫn trẻ và gia đình tuân thủ vệ sinh tay, mang khẩu trang, vệ sinh thân thể và nơi sinh hoạt, ăn kỹ uống chín. Các bác sĩ cảnh báo, từ nay đến cuối năm, ngoài viêm màng não, bệnh thủy đậu cũng có thể sẽ tăng cao.
Kịp thời nhận ra bất thường, mẹ cứu con khỏi di chứng vì viêm não
Con trai than đau họng, sốt cao và li bì, chị Dung cảm thấy khác lạ so với những lần ốm trước đây.
Không chần chừ, người mẹ này đưa con lên TP.HCM cấp cứu. Khi đến nơi, con đã lơ mơ, hỏi không trả lời.
Ngày 6/12, cậu bé 10 t.uổi trong phòng cấp cứu của Khoa Nhiễm Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, đã tỉnh táo hơn. Chị Huỳnh Ngọc Dung, mẹ của bệnh nhi, liên tục nói lời cảm ơn các bác sĩ. Cậu bé bị viêm não cách đây ít ngày.
Chị Dung cho biết sau một buổi đi chơi thể thao, con trai lên cơn sốt nhẹ. Dù đáp ứng với thuốc hạ sốt, em nhanh chóng sốt cao trở lại, đau họng, đau đầu. Trong 2 ngày, trẻ nôn ói khoảng 4 lần sau ăn cơm và uống nước trái cây.
Ban đầu, chị Dung cho rằng con bị viêm họng. Tuy nhiên, ngày hôm sau, khi thấy con trai li bì, nôn ói nhiều, không chịu chơi, đ.ánh thức rất khó, chị nhận thấy đây là những dấu hiệu bất thường. Ngay lập tức, chị thuê xe từ Bạc Liêu đưa con lên thẳng TP.HCM. “Khi vào đến Bệnh viện Nhi đồng 1, con gần như hôn mê, mơ màng”, chị Dung tâm sự.
Chị Dung bên con trai 10 t.uổi vừa thoát nguy cơ di chứng của viêm não. Ảnh: PV
Bác sĩ Dư Tuấn Quy, Trưởng khoa Nhiễm Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, cho biết đây là trường hợp điển hình của bệnh lý viêm não.
“Triệu chứng của trẻ trùng lặp với bệnh hô hấp, viêm họng dễ gây nhầm lẫn cho phụ huynh. Tuy nhiên, người mẹ đã kịp thời nhận ra dấu hiệu bất thường để đưa bé đi bệnh viện. Khi nghe mô tả, chúng tôi nghi ngờ trẻ bị viêm màng não hoặc viêm não nên cho chọc dò nước thắt lưng, chụp MRI và thấy rất rõ tổn thương của viêm não”, bác sĩ Quy nói.
Sau 2 ngày điều trị, bệnh nhi đã đáp ứng tốt với phác đồ, phản ứng nhanh hơn và trả lời được các câu hỏi của bác sĩ.
Tại viện, một phụ nữ 30 t.uổi (ngụ tại Đắk-Nông) cũng đã trải qua 14 ngày chăm sóc con bị viêm màng não do virus. Chị cho biết trẻ được tiêm vắc xin đầy đủ theo lịch của trạm y tế.
Tại bệnh viện địa phương, trẻ được chẩn đoán bị viêm phế quản, điều trị 2 ngày. Vừa về nhà, bé sốt cao, mệt, ôm đầu kêu đau dữ dội. Người mẹ vội vàng bắt xe vào TP.HCM.
“9 tiếng sau mới đến Bệnh viện Nhi đồng 1, cổ của bé đã hơi cứng và vẫn đau đầu, bác sĩ nghi ngờ bị viêm màng não nên cho xét nghiệm, truyền thuốc ngay. Hôm sau, kết quả khẳng định con bị viêm màng não nhưng không bị di chứng”, chị thở phào.
Theo bác sĩ, di chứng của bệnh viêm não/màng não rất nặng nề, do đó, phụ huynh, đặc biệt là người mẹ, luôn được dặn dò theo dõi sát tình trạng của con để kịp thời đưa đến bệnh viện.
Bác sĩ Dư Tuấn Quy thăm khám cho một bệnh nhi viêm màng não. Ảnh: PV
“Mỗi lần tiếp nhận trẻ bị viêm não hay viêm màng não chúng tôi đều rất lo, năm nào cũng có ca di chứng. Nhiều năm trước, một em bé 13 tháng t.uổi bị viêm não phế cầu phải phẫu thuật vì có ổ mủ và dịch, kết hợp điều trị nội khoa. Mặc dù chúng tôi giữ được tính mạng cho trẻ nhưng em bị di chứng tâm thần và vận động. Đến nay, dù đã 7 t.uổi, bé vẫn chưa thể đi học vì chậm chạp, đi lại khó khăn”, bác sĩ nói.
Theo bác sĩ Tiêu Châu Thy, Khoa Nhiễm Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, viêm não và viêm màng não xảy ra quanh năm, tỷ lệ di chứng cao trên 30% nếu nhập viện muộn. Hiện tại, khoa có khoảng 20 trường hợp mắc các bệnh lý này, thời gian nằm viện thường kéo dài từ vài tuần đến vài tháng.
Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra như virus, vi trùng, ký sinh trùng… Để phòng bệnh, ngoài việc tiêm chủng đầy đủ các vắc xin ngừa viêm não/viêm màng não, phụ huynh cần giữ vệ sinh, tăng cường miễn dịch, cho trẻ chơi ở nơi thoáng mát, ăn chín uống sôi…
Các bác sĩ khuyến cáo, khi trẻ nhỏ bị ho, sổ mũi và có thêm dấu hiệu li bì, khó đ.ánh thức, nôn ói (không do ho), bú kém, quấy khóc, phồng thóp… phụ huynh cần nghĩ đến nguy cơ viêm màng não/viêm não. Với trẻ lớn, dấu hiệu thường gặp là đau họng, sốt, nôn ói, đau đầu nhiều. Những trường hợp này cần được thăm khám sớm để tránh nguy cơ biến chứng.