Cùng với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, Bạc Liêu là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng của tình trạng nắng nóng, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt và sức khỏe người dân, đặc biệt là t.rẻ e.m, người lớn t.uổi có sức khỏe yếu, bệnh lý nền.
Tháng 4/2024 là khoảng thời gian đỉnh điểm của hạn hán, trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu thời tiết khá oi bức, nắng nóng gay gắt khiến người dân rất quan ngại với tình hình sức khỏe. Tại các cơ sở khám bệnh trên địa bàn TP. Bạc Liêu, số lượng bệnh nhân tăng cao so với giai đoạn trước.
Chị Trần Thị Cầm (ngụ xã Vĩnh Trạch, TP. Bạc Liêu) cho biết: “Năm nay thời tiết nắng nóng lâu hơn mọi năm, gia đình tôi có đứa con trai 26 tháng t.uổi do ảnh hưởng nắng nóng nên trong 2 tuần nay cháu rất biếng ăn, liên tục sốt, viêm họng phải đi khám nhiều lần, tôi rất lo lắng”.
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân nằm điều tại Khoa Nội tim mạch – Lão khoa, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bạc Liêu.
Bên cạnh t.rẻ e.m, tỷ lệ mắc bệnh ở những người lớn t.uổi cũng có chiều hướng gia tăng. Ghi nhận của phóng viên tại Khoa Nội tim mạch – Lão khoa, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bạc Liêu, trong những ngày qua, hầu như số giường bệnh luôn trong tình trạng quá tải.
Đa số các bệnh nhân nhập viện là người già, lớn t.uổi với rất nhiều bệnh lý liên quan đến tim mạch, đột quỵ…, một phần nguyên nhân là do thời tiết nắng nóng ảnh hưởng đến sức khỏe.
Người nhà của bệnh nhân Nguyễn Thị Đề (84 t.uổi, ngụ huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng) đang điều trị tại Khoa Nội tim mạch – Lão khoa cho biết, bà Đề có t.iền sử bệnh tim, phổi, do thời tiết quá nóng, sức đề kháng của bà yếu nên luôn trong tình trạng mệt mỏi, khó thở. Người nhà không an tâm nên đưa bà đi khám và nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa Bạc Liêu để các Bác sĩ theo dõi, điều trị. Hiện nay, sức khỏe của bà có chuyển biến tốt hơn so với những ngày đầu vào viện.
Tương tự là trường hợp của bà Nguyễn Thị Nghĩa (85 t.uổi, ngụ phường Láng Tròn, thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu) đã nhập viện 8 ngày, tuy nhiên đến nay sức khỏe của bà vẫn còn rất yếu, tình trạng mệt mỏi, khó thở, ăn uống kém do oi bức, nắng nóng làm cơ thể bà suy nhược. Các bác sĩ tại Khoa Nội tim mạch – Lão khoa đang điều trị tích cực cho bà.
Bệnh nhân lớn t.uổi nhập viên tăng cao trong những ngày nắng nóng.
Bác sĩ Nguyễn Văn Nhựt, Khoa Nội tim mạch – Lão khoa, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bạc Liêu cho biết, trong thời gian từ ngày 22/4 – 2/5/2024 số ca nhập viện tại Khoa là 217 ca, tăng nhiều so với những ngày trước.
Theo bác sĩ Nhựt, nguyên nhân làm cho các ca bệnh tăng cao trong thời gian một phần là do các bệnh nhân lớn t.uổi, có bệnh lý nền, sức đề kháng yếu, do đó không chịu được với thời tiết nóng bức hiện nay, do đó cần phải nhập viện để hỗ trợ điều trị.
Để giúp người dân, đặc biệt là những người già, lớn t.uổi sức khỏe yếu hạn chế, giảm ảnh hưởng của thời tiết nắng nóng gây ra bệnh hiện nay, bác sĩ Nguyễn Văn Nhựt khuyến cáo mọi người hạn chế tiếp xúc trực tiếp với nắng nóng, luôn giữ nhà cửa thoáng mát, tránh thay đổi môi trường nhiệt độ đột ngột (sử dụng máy điều hòa đúng cách).
Đồng thời, người dân cần hạn chế để cơ thể mất nước, nên ăn uống phù hợp và bổ sung nhiều loại thực phẩm chứa nhiều khoáng chất, can xi, nhiều vitamin, hạn chế sử dụng thực phẩm nhiều chất béo… để hỗ trợ và bổ sung sức đề kháng cho cơ thể.
Tóm lại, tắm đêm có gây ra đột quỵ không?
Tắm đêm không đúng cách có thể gây thay đổi nhiệt độ đột ngột lên cơ thể, dễ dẫn đến sốc nhiệt.
Nhiều người cho rằng tắm đêm có thể gây ra đột quỵ. Ảnh: Freepik.
Thời gian gần đây, thời tiết các tỉnh miền Nam đang trong đợt nóng gay gắt với nền nhiệt ban ngày đo được lên tới 37-38 độ C. Nhiệt độ thực tế cảm nhận có thể còn cao hơn.
Song song với đó, miền Bắc cũng bắt đầu buớc vào mùa nắng nóng. Thời tiết này khiến nhiều người khó chịu, thay đổi thời gian và thói quen tắm rửa hàng ngày, nhịp sinh hoạt cũng đảo lộn.
Suýt đột quỵ vì tắm nước lạnh buổi đêm
Ngọc Mai (24 t.uổi, TP.HCM) bắt đầu có thói quen tắm ngay trước khi đi ngủ. Do máy lạnh đã hỏng, thời tiết nóng bức, tắm đêm là cách duy nhất giúp cô gái dễ ngủ.
“Thời tiết quá nóng ở TP.HCM gần đây khiến mình không ngủ được. Hầu như năm nào vào thời điểm này mình cũng thay đổi thói quen sang tắm buổi đêm cho dễ ngủ hơn”, Mai cho hay.
Mỗi lần tắm đêm, cô tắm hoàn toàn với nước lạnh và gần như chỉ tắm sau khi hoàn thành công việc và đêm muộn. Cô gái ý thức rõ đột quỵ xảy ra khi bước vào phòng máy lạnh ngay sau khi tắm. Do đó, chiếc điều hòa đã hỏng, nhiệt độ phòng vừa phải khiến Mai không mảy may lo lắng.
Một tuần trước, Mai đột ngột có hiện tượng đau đầu sau khi tắm. Cơn đau đầu chỉ kéo dài trong thoáng chốc nhưng cũng đủ khiến cô gái 24 t.uổi giật mình nhớ đến nguy cơ đột quỵ. Cô chuyển sang tắm sớm hơn, trước 22h, tắm nhanh trong vòng 10 phút và tắm với nước ấm hơn.
Quy tắc tắm đêm an toàn
Chia sẻ với Tri thức – Znews, trung tá, thạc sĩ Hoàng Tiến Trọng Nghĩa, Chủ nhiệm khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Quân y 175 (Bộ Quốc phòng), không khuyến khích mọi người tắm đêm vì có thể gây ra nhiều rối loạn không tốt lên cơ thể.
Tuy nhiên, tắm đêm không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra đột quỵ. Tắm đêm không đúng cách mới là nguyên nhân thúc đẩy các yếu tố nguy cơ gây ra tình trạng cấp cứu khẩn này.
Đột quỵ hay tai biến mạch m.áu não thường xảy ra đột ngột khi nguồn m.áu cung cấp cho não bị tắc nghẽn, gián đoạn hoặc suy giảm. Khi đó, não bị thiếu oxy, dinh dưỡng và các tế bào của cơ quan này bắt đầu c.hết trong vòng vài phút.
Người bị đột quỵ có nguy cơ t.ử v.ong cao nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời. Đây là một trong những bệnh lý thần kinh nguy hiểm và phổ biến nhất.
“Điều quan trọng là mọi người cần tránh sự thay đổi đột ngột giữa trong và ngoài cơ thể khi tắm. Khi điều này xảy ra, mạch m.áu co lại. Lúc này, những người khỏe mạnh bình thường cũng xuất hiện các dấu hiệu mệt mỏi. Đối với những người có bệnh nền, người có nguy cơ như người già, điều này có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ”, bác sĩ nhấn mạnh.
Trong trường hợp cần phải tắm đêm, mọi người nên tuân thủ 5 quy tắc sau đẻ hạn chế đột quỵ.
Đầu tiên, mọi người không nên tắm trước khi đi ngủ 2 giờ, không nên tắm quá khuya. Lúc này, cơ thể đã chuẩn bị vào cơ chế nghỉ ngơi, việc tắm rửa có thể gây ra một số rối loạn không tốt.
Thứ hai, dù trong mùa nóng, nhiệt độ nước vẫn nên duy trì trong khoảng 30-35 độ C, không tắm với nước quá lạnh.
Thứ ba, mọi người nên tắm từ từ, từ dưới lên để cơ thể thích nghi với nhiệt độ nước, tránh dội nước bất ngờ từ trên xuống.
Thứ tư, mọi người tuyệt đối không tắm sau khi sử dụng rượu bia.
“Bản thân rượu bia vốn dĩ đã gây ra những rối loạn điều nhiệt của cơ thể. Tắm sau khi sử dụng rượu bia có thể gây thay đổi nhiệt đột ngột trong cơ thể, tăng nguy cơ đột quỵ”, bác sĩ Nghĩa phân tích.
Cuối cùng, bác sĩ Nghĩa lưu ý mọi người tuyệt đối không bước vào phòng điều hòa quá lạnh ngay sau khi tắm.