Theo báo cáo của Bộ Y tế năm 2020, tình hình dịch HIV có xu hướng gia tăng tại 28 tỉnh, thành phố với hơn 13.000 trường hợp mắc mới.
Ảnh minh họa
Đáng lo ngại, đối tượng nhiễm HIV ngày càng trẻ hóa và nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ quan hệ t.ình d.ục không an toàn ở nhóm đồng giới nam.
Do quan hệ t.ình d.ục đồng giới, một nam nên bệnh nhân 28 t.uổi đã bị nhiễm HIV. Nhận được kết quả xét nghiệm dương tính, anh không khỏi lo lắng và sợ hãi. Trong khi đó, một thanh niên 21 t.uổi phát hiện nhiễm HIV khi còn đang là sinh viên năm thứ nhất. Vì tin tưởng người bạn tình của mình nên thanh niên này không bao giờ tìm hiểu về HIV và các bệnh lây truyền qua đường t.ình d.ục.
Theo các chuyên gia, hành vi quan hệ t.ình d.ục đồng giới nam hiện đang là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự gia tăng các ca nhiễm HIV mới. Nếu như năm 2017, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm quan hệ t.ình d.ục đồng giới nam trên toàn quốc là 12,2%, đến năm 2020, con số này tăng lên 13,3%, chủ yếu ở độ t.uổi 16 – 29. Các chuyên gia cho rằng, với nguy cơ lây nhiễm HIV từ nhóm người trẻ ra cộng đồng khá lớn, kéo theo những hệ lụy khôn lường.
Việt Nam đang tiến tới đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS vào năm 2030. Để nói không với căn bệnh thế kỷ, mỗi người trẻ cần xây dựng lối sống lành mạnh. Người đồng giới có quan hệ t.ình d.ục nên đi xét nghiệm HIV tối thiểu 6 tháng/lần.
Kết quả xét nghiệm: Vì sao có dương tính giả và âm tính giả?
Âm tính giả hay dương tính giả là tình trạng kết quả xét nghiệm thu được không chính xác với tình trạng bệnh.
Dương tính giả là kết quả xét nghiệm dương tính trong khi đó người đi kiểm tra thực sự không có bệnh. Âm tính giả là kết quả xét nghiệm âm tính trong khi đó người đi kiểm tra thực sự là có bệnh.
Cân tuân thu quy trinh xet nghiêm chuân.
Chúng ta đều biết rằng mọi quy trình đều có những lỗ hổng. Ngay cả những xét nghiệm có độ chính xác cao nhất cũng chỉ cho ra kết quả đúng đến 99% mà thôi. Có một số nguyên nhân dẫn đến kết quả xét nghiệm dương tính giả và âm tính giả. Xin đơn cử một vài trường hợp dưới đây:
Khám bệnh, khai thác t.iền sử, tư vấn trước xét nghiệm xem người bệnh bị bệnh vào thời gian nào? Người bệnh đã tuân thủ đúng các quy định trước khi lấy mẫu xét nghiệm chưa? Điều này rất quan trọng vì nếu không tuân thủ sẽ dẫn đến sai lệch kết quả vì có một số yếu tố gây nhiễu.
Thời điểm lấy mẫu và cơ địa/tình trạng người bệnh lúc lấy mẫu rất quan trọng. Ví dụ: Xét nghiệm HIV trong giai đoạn cửa sổ sẽ cho kết quả âm tính giả vì cơ thể người làm xét nghiệm đã nhiễm HIV nhưng cơ thể lại chưa kịp tạo ra kháng thể chống lại HIV, do đó khi xét nghiệm cho kết quả âm tính.
Một số ít trường hợp cho kết quả dương tính giả. Nghĩa là thực tế người bệnh không bị nhiễm HIV nhưng kết quả trả về lại là dương tính.
Có thể gặp trường hợp này do nguyên nhân: nhầm lẫn trong quá trình xét nghiệm hoặc do người bệnh khi xét nghiệm đang mắc các bệnh như xơ gan, suy gan, lao… hoặc người bệnh đang dùng một số loại thuốc ảnh hưởng tới khả năng nhận diện kháng thể HIV khi xét nghiệm.
Sốt xuất huyết có 3 giai đoạn: giai đoạn sốt, giai đoạn xuất huyết, giai đoạn hồi phục. Ở giai đoạn sốt rất khó nhận biết bệnh. Hơn thế nữa, mặc dù sốt xuất huyết đã có xét nghiệm chẩn đoán sớm nhưng vẫn có trường hợp âm tính giả. Sự khác nhau về thời điểm lấy m.áu là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng âm tính nhưng vẫn mắc sốt xuất huyết.
Khi xét nghiệm công thức m.áu vào 1-2 ngày đầu tiên, lượng virus trong m.áu chứa nhiều nên một số trường hợp cho kết quả âm tính. Hay người bệnh làm xét nghiệm ở ngày thứ 5-6, giai đoạn virus trong m.áu đã giảm thì cũng có thể cho kết quả âm tính.
Để hạn chế tình trạng dương tính giả và âm tính giả, trong quá trình thực hành lâm sàng cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
Kiểm tra/đối chiếu với t.iền sử, bệnh sử, triệu chứng lâm sàng của người bệnh xem có phù hợp không khi có kết quả xét nghiệm. Nếu không phù hợp sẽ nhiều khả năng là kết quả âm tính giả hoặc dương tính giả.
Các thiết bị xét nghiệm cần bảo dưỡng/bảo trì/hiệu chuẩn thường xuyên theo quy định. Nhân viên thực hiện xét nghiệm theo quy trình xét nghiệm chuẩn. Người bệnh nên chọn khám ở những bệnh viện uy tín và có thể tìm hiểu trước về độ chính xác của xét nghiệm. Bên cạnh đó, người bệnh chú ý tuân theo chỉ dẫn trước khi xét nghiệm, cố gắng cung cấp thông tin chi tiết và chính xác nhất cho bác sĩ, tuyệt đối không nên nói dối vì bất kỳ lý do nào.