Theo nhận định các chuyên gia y tế, dịch bệnh sốt xuất huyết có thể tăng cao do đúng vào chu kỳ của đỉnh dịch vào tháng 10 và 11
Nhiều trường hợp vào viện do sốt xuất huyết
Theo thống kê tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương từ đầu tháng 10 đến nay có sự gia tăng bệnh nhân mắc sốt xuất huyết (SXH), trung bình mỗi ngày khoảng 30 bệnh nhân nhập viện.
Khoa Virút – Ký sinh trùng của bệnh viện hiện đang điều trị và theo dõi cho nhiều bệnh nhân mắc SXH. Số bệnh nhân mắc bệnh có dấu hiệu cảnh báo gia tăng. Có gia đình có 2 người, 5 người mắc SXH phải nhập viện. Những trường hợp mắc SXH mức độ nặng sẽ được chuyển đến khoa Cấp cứu của BV để tiếp tục điều trị.
TS.BS Nguyễn Kim Thư, Trưởng khoa Virút – Ký sinh trùng của bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, năm nay đợt dịch SXH bắt đầu từ khoảng tháng 7, 8. Từ vài tháng trở lại đây, số lượng bệnh nhân nhập bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã cao hơn năm ngoái, tuy chưa bằng vụ dịch năm 2017 nhưng cũng là điều đáng báo động. Hiện, mỗi ngày cơ sở bệnh viện tại đường Giải Phóng tiếp nhận khoảng 20-25 bệnh nhân. Bệnh SXH lây qua đường muỗi đốt, do đó ngoài các biện pháp vệ sinh môi trường, người dân cần chú ý đề phòng muỗi đốt.
Khoa Cấp cứu, BV Hữu Nghị mới đây tiếp nhận 3 bệnh nhân bị biến chứng nặng do SXH. Theo BSCK II. Nguyễn Đặng Khiêm – Trưởng khoa Cấp cứu, BV Hữu Nghị, trong số 3 bệnh nhân biến chứng nặng thì có 2 ca biến chứng xuất huyết tràn dịch đa màng, đe dọa sốc nguy kịch. May mắn bệnh nhân đã được điều trị tích cực kịp thời nên đã qua khỏi, sức khỏe dần ổn định và được xuất viện.
Các trường hợp SXH khác vào viện đa số trong tình trạng tiểu cầu rất thấp cũng đều được các bác sĩ điều trị kịp thời. Đối với bệnh nhân xuất huyết nặng, biến chứng tiểu cầu giảm là tình trạng rất nguy hiểm. Nếu đã bị giảm tiểu cầu, bệnh nhân không được truyền kịp thời có thể dẫn đến xuất huyết não, dễ t.ử v.ong.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội từ đầu năm đến nay Hà Nội đã có 7.168 người mắc SXH, không có trường hợp t.ử v.ong.
Bệnh nhân sốt xuất huyết có nhiều mức độ khác nhau
Theo TS. Kim Thư các bệnh nhân SXH có nhiều mức độ khác nhau: Bệnh nhân không có dấu hiệu cảnh báo, bệnh nhân có dấu hiệu cảnh báo và bệnh nhân SXH nặng. Với trường hợp bệnh nhân SXH có dấu hiệu cảnh báo thì cần nhập viện điều trị và theo dõi. Các bệnh nhân nằm tại Khoa Virút – Ký sinh trùng thường có dấu hiệu cảnh báo từ ngày thứ 4, ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 sau khi bị sốt nên người bệnh thường chủ quan nghĩ là đã khỏi bệnh.
Do đó, nhân viên y tế luôn phải theo dõi sát sao bệnh nhân hàng ngày, tiến hành xét nghiệm công thức m.áu cũng như theo dõi tình trạng bệnh nhân để xử lý kịp thời nếu người bệnh có diễn biến nặng lên.
TS.BS Nguyễn Kim Thư cho biết nếu có bất kỳ triệu chứng nào sau đây, hãy đưa ngay người bệnh tới bệnh viện gần nhất. Ngoài ra, nếu bệnh nhân có tình trạng sốt cao liên tục không kiểm soát được bằng các thuốc hạ sốt thông thường cũng nên đến bệnh viện để được xử trí có hiệu quả hơn. Tỉ lệ biến chứng nặng của SXH là khá nhỏ. Đa phần bệnh SXH được bác sĩ hướng dẫn điều trị và theo dõi tại nhà, chỉ nhập viện khi có các dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm. Vì thế, người bệnh không nên quá hoang mang, lo lắng.
Bệnh SXH lây truyền qua đường muỗi đốt, trong khi Việt Nam lại nằm trong vùng dịch tễ của SXH chính vì vậy gần như năm nào nước ta cũng có dịch SXH. Đặc biệt ở miền Nam do khí hậu nóng ẩm nên bệnh thường diễn ra quanh năm, còn ở miền Bắc chủ yếu là từ tháng 6, tháng 7 đến tháng 11.
Mọi người dân, mỗi hộ gia đình chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết bằng cách đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn;
Thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.
Khi bị sốt, xuất huyết… đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.
Theo Helino
Khánh Hòa: Trường học tăng cường phòng chống sốt xuất huyết và tay chân miêṇg
Nhằm chủ động kiểm soat, ngăn chặn dịch bệnh sốt xuất huyết và bệnh tay chân miệng trong trương hoc, Sơ GD&ĐT Khánh Hòa đã đề nghị các phòng GD&ĐT, cac đơn vị trực thuộc Sở triển khai kịp thời một số biện phap.
Trang bị đầy đủ xà phòng rửa tay cho HS trong trường học để phòng tránh bệnh. (ảnh minh họa)
Trước tiên, tiếp tuc thực hiện nghiêm túc Công văn hướng dẫn số 1794/SGDĐTGDMNTH của Sở GD&ĐT về việc tăng cường công tac phong, chống sốt xuất huyết.
Chủ động phối hợp chặt chẽ với cơ quan y tế tai địa phương xây dựng kế hoach bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho HS; tổ chức tuyên truyền, giao duc, nâng cao nhận thức về cac biện phap phong, chống dịch bệnh tay chân miệng tai cac trường học, đặc biệt là cac trường mẫu giao, nhà trẻ, nhóm trẻ gia đình.
Yêu cầu 100% cơ sở giao duc trang bị đầy đủ cac phương tiện rửa tay, xà phòng và đặt tai vị trí thuận tiện để CB, GV và HS rửa tay thường xuyên bằng xà phong; thường xuyên thực hiện vệ sinh lớp học, vệ sinh môi trường trường học, giữ gìn dung cu học tập, đồ chơi sach cho trẻ.
Phải đảm bảo việc theo dõi sĩ số và diễn biến tình hình sức khỏe HS, CB, GV, NV tai trường học hằng ngày; phat hiện sớm trường hợp mắc bệnh tai cac cơ sở giao duc để tổ chức kham, điều trị và xử lý ổ dịch kịp thời.
Đức Trí
Theo giaoducthoidai