Trong 5 tháng đầu năm 2022, TP.HCM ghi nhận 10.052 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng 46,4% so với cùng kỳ năm 2021.
Số ca sốt xuất huyết nặng là 194, tăng gần gấp 5 lần so với cùng kỳ năm 2021 (28 ca).
Trẻ sốt xuất huyết nặng đang được điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM – Ảnh: DUYÊN PHAN
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), trong tuần 21 (từ ngày 20-5 đến 26-5), TP.HCM ghi nhận 1.402 ca bệnh sốt xuất huyết, tăng 457 ca (48,4%) so với trung bình 4 tuần trước.
Số ca sốt xuất huyết tăng ở cả các trường hợp nhập viện điều trị nội trú và khám ngoại trú. Trong tuần hiện chưa ghi nhận trường hợp t.ử v.ong do sốt xuất huyết. Như vậy, số ca t.ử v.ong do sốt xuất huyết từ đầu năm đến nay vẫn là 7 trường hợp.
Số ca bệnh sốt xuất huyết tiếp tục tăng cao ở hầu hết các quận, huyện, TP Thủ Đức (20/22 quận, huyện), trừ quận 12, Phú Nhuận.
Những phường xã có số ca bệnh tăng cao so với trung bình 4 tuần trước là phường 7 (quận 8); xã Lê Minh Xuân, Vĩnh Lộc A (Bình Chánh); phường Bình Hưng Hòa A ( Bình Tân); xã Tân An Hội (Củ Chi); phường Tây Thạnh (Tân Phú).
Trong tuần 21, toàn thành phố ghi nhận 121 ổ dịch sốt xuất huyết mới phát sinh ở 71 phường, xã thuộc 15/22 quận, huyện, TP Thủ Đức (tăng 42 ổ dịch mới so với tuần trước đó).
Số ca bệnh tay chân miệng cũng tiếp tục tăng cao ở hầu hết các quận, huyện, TP Thủ Đức. Từ ngày 20 đến 26-5, TP ghi nhận thêm 1.070 ca bệnh tay chân miệng, tăng 481 ca (81,7%) so với trung bình 4 tuần trước đó. Trong đó số ca bệnh tăng ở cả các trường hợp nhập viện điều trị nội trú và khám ngoại trú.
Trong lễ phát động “Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết” ngày 30-5 tại huyện Hóc Môn, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức đã kêu gọi sự đồng lòng vào cuộc của toàn thể hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân cùng tham gia hành động, không để dịch bệnh tiếp tục gây tổn hại sức khỏe và đời sống chính mình.
Trẻ mắc tay chân miệng ở TP.HCM gia tăng gấp 4 lần
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) tối 9-5 cho biết số ca bệnh tay chân miệng trong tuần vừa qua đã tăng gần gấp 4 lần so với trung bình 4 tuần trước.
Số ca bệnh tăng ở cả nhóm bệnh nhi nhập viện điều trị nội trú và khám ngoại trú.
Thăm khám trẻ mắc bệnh tay chân miệng tại Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) – Ảnh: XUÂN MAI
Theo thông tin từ HCDC, trong 4 tháng đầu năm 2022, TP.HCM ghi nhận 936 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, với 95% trẻ mắc bệnh ở độ t.uổi từ 1 – 5 t.uổi.
Riêng chỉ trong tuần 18 (từ ngày 29-4 đến 5-5) TP ghi nhận 420 ca tay chân miệng, tăng gần gấp 4 lần so với trung bình 4 tuần trước đó. Số ca bệnh tăng ở cả nhóm bệnh nhi nhập viện điều trị nội trú và khám ngoại trú.
Số ca tay chân miệng có sự gia tăng báo động ở hầu hết các quận, huyện và TP Thủ Đức, đặc biệt ở quận 12, Bình Tân, Gò Vấp, Tân Bình, huyện Hóc Môn và TP Thủ Đức.
HCDC cho biết thêm, đợt dịch tay chân miệng gần nhất tại TP.HCM xảy ra vào năm 2020 với 16.361 ca mắc, không ghi nhận ca t.ử v.ong. Chủ yếu vẫn là xảy ra ở trẻ trong độ t.uổi đi học.
Các chuyên gia dự đoán các dịch bệnh lưu hành thường niên tại TP.HCM như sốt xuất huyết, tay chân miệng sẽ diễn biến phức tạp trong năm nay, sau khi mọi hoạt động xã hội trở lại trạng thái bình thường sau 2 năm gián đoạn do COVID-19
Do đó, phòng ngừa dịch bệnh ngay từ sớm là điều rất quan trọng, không để dịch bùng phát và nhất là không để gây t.ử v.ong.
Phòng bệnh bằng cách nào?
Bệnh tay chân miệng lây truyền qua đường tiêu hóa nên trẻ dễ bị nhiễm bệnh do liên quan đến thực hành vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường. Việc dạy cho trẻ, người chăm sóc trẻ về vệ sinh cá nhân, nhất là việc rửa tay thường xuyên với xà phòng là rất quan trọng.
Để chủ động phòng chống bệnh tay chân miệng, giảm đến mức thấp nhất số trường hợp mắc, t.ử v.ong, không để dịch bùng phát, HCDC khuyến cáo người dân và cộng đồng cần thực hiện các biện pháp sau:
1. Rửa tay với xà phòng thường xuyên cho cả t.rẻ e.m và người lớn, đặc biệt trước khi người lớn tiếp xúc, chăm sóc trẻ.
2. Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hằng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.
3. Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hằng ngày như đồ chơi, tay nắm cửa, mặt bàn/ghế, sàn nhà… bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
4. Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
5. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám, các dấu hiệu gồm sốt nhẹ hoặc vừa; mệt mỏi; đau họng; chảy nước bọt nhiều; tổn thương và đau rát ở răng hoặc chân răng; phát ban dạng phỏng nước 2-10mm màu xám, hình bầu dục ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông, sờ cộm, không đau, không ngứa; vết loét ở niêm mạc má, lợi và lưỡi.
6. Theo dõi sát, phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh chuyển nặng cần đưa trẻ đến nhập viện ngay gồm: sốt cao trên 39 oC không thể hạ bằng paracetamol; quấy khóc; giật mình nhiều lần; ói; tay chân run rẩy; co giật; tim đ.ập nhanh.
7. Cha mẹ có con bị tay chân miệng nên cho bé nghỉ học ít nhất 10 ngày để ngăn ngừa lây bệnh cho trẻ khác.