Sở hữu tử cung có hình dáng vô cùng đặc biệt, sản phụ khiến bác sĩ cũng phải ngỡ ngàng khi mổ bắt thai

Tử cung hình tim là một dị tật bẩm sinh hiếm gặp và những sản phụ bị dị tật này thường phải đối mặt với nhiều nguy cơ cao trong thai kì.

Tử cung hình trái tim (hay còn gọi là tử cung hai sừng) được coi là một dị tật bẩm sinh. Dị tật này hình thành do bất thường trong sự sát nhập hai ống cận trung thận trong quá trình hình thành phôi thai. Nếu sự sát nhập này không hoàn toàn sẽ dẫn đến dị tật tử cung hai sừng, nặng hơn là tử cung đôi. Trên thế giới cũng đã ghi nhận một vài trường hợp sản phụ mắc phải dị tật hiếm gặp này.

1. Sản phụ ở Nga có tử cung hình trái tim, khiến ekip bác sĩ sững sờ

Người mẹ giấu tên này đến từ Moscow (Nga). Trước đó cô được thông báo rằng sẽ không thể có con do tử cung bất thường. Tuy vậy cô vẫn mang thai 2 bé sinh đôi: 1 trai, 1 gái. Đến ngày lâm bồn, khi đang mổ bắt thai cho sản phụ thì các bác sĩ đã rất bất ngờ khi phát hiện tử cung của cô có hình trái tim. Được biết phụ nữ có tử cung hình tim mang thai đôi vô cùng hiếm gặp, chỉ xảy ra với tỉ lệ 1/500 triệu ca.

Chứng kiến sản phụ có tử cung hình trái tim, ekip bác sĩ vô cùng bất ngờ và ngạc nhiên.

Nhật báo Moskovsky Komsomolets thông tin, các bác sĩ không cắt bỏ tử cung của người mẹ đi, họ chỉ chụp ảnh và đặt lại vị trí cũ để cô có thể tiếp tục sinh con nếu muốn. 2 đ.ứa b.é được đặt tên là Evgeny và Varvara, b.é t.rai nặng 3kg, còn b.é g.ái nặng 2,7kg. Phát ngôn viên bệnh viện cho biết người mẹ rất vui khi 2 bé chào đời bình an, khỏe mạnh.

2. Bà mẹ ở Anh bị dị tật tử cung hình tim nhưng vẫn đậu thai song sinh

Câu chuyện này xảy đến với cô Jennifer Ashwood, 32 t.uổi (đến từ Camborne, Cornwall, Anh). Trước khi phát hiện mang thai đôi, Jennifer đã có một đứa con đầu đầu lòng. Lúc đi siêu âm ở tuần thứ 20, cô được bác sĩ thông báo tử cung có hình trái tim với 2 phần xuất phát từ cùng 1 tử cung.

Bà mẹ này sau đó trở dạ ở tuần thứ 28 nhưng được bác sĩ tiêm thuốc để ngăn ngừa các cơn co. Đến tuần thứ 34, cô hạ sinh b.é t.rai Bran nặng 2,55kg và b.é g.ái Poppy nặng 2,35kg

Cô Jennifer bên 2 con Bran và Poppy.

Trong quá trình phẫu thuật Jennifer cũng đề nghị bác sĩ chụp ảnh tử cung của mình. Bức ảnh cho thấy mỗi bé đều nằm ở một bên tử cung, có túi ối riêng và nhau thai riêng, các bác sĩ cũng cho biết đây là hiện tượng cực kì hiếm gặp. Sau khi trải qua ca sinh nở đầy khó khăn, bà mẹ 3 con cho biết cô rất hạnh phúc vì đã mẹ tròn con vuông, tuy nhiên lần mang thai thứ hai này khiến sức khỏe của cô bị yếu đi rất nhiều.

3. Bị tử cung hình trái tim hiếm gặp, mẹ mất con trong đau đớn

tử cung hình trái tim nên cô Emma, 27 t.uổi, đến từ Pennsylvania (Hoa Kỳ) được xác định có nguy cơ cao trong thai kì. Vì bị tử cung hình trái tim nên cô Emma, 27 t.uổi, đến từ Pennsylvania (Hoa Kỳ) được xác định có nguy cơ cao trong thai kì. Cặp song sinh trong bụng cô phải đối diện với nguy cơ bị sinh non bất cứ lúc nào.

Cô Emma đau đớn khi mất con.

Khi có dấu hiệu chuyển dạ ở tuần thứ 29, Emma đã được đưa vào viện mổ cấp cứu ngay lập tức. Tuy vậy chỉ có bé Belle chào đời bình an, còn bé Jessica đã vĩnh viễn ra đi dù cho các bác sĩ đã nỗ lực sơ cứu em trong suốt 22 phút.

Quá sốc và đau đớn trước cái c.hết của con gái, cô Emma đã đặt con vào chiếc nôi giữ lạnh và đem về nhà trong 2 tuần. Suốt thời gian đó, cô dành thời gian để chăm sóc, tắm rửa cho con, giới thiệu bé với mọi người trong gia đình trước khi đem đi chôn cất.

4. Mẹ bầu tự hào khoe bụng bầu hình trái tim, ai ngờ do dị tật bất thường ở tử cung

Gala Caldirola là một người mẫu, ngôi sao thực tế nổi tiếng đến từ Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ). Gala đã thu hút sự chú ý của cư dân mạng do sở hữu chiếc bụng bầu “đặc biệt”, nó không tròn như thông thường mà có hình trái tim. Bà mẹ trẻ từng đã đăng tải bức ảnh bụng bầu của mình lên Instagram và nó nhanh chóng nhận về hơn 80 nghìn lượt yêu thích.

Gala có tử cung 2 sừng nên bụng bầu của cô trông như hình trái tim.

Chú thích cho bức ảnh, Gala có viết rằng: “Tôi có lẽ không phải người duy nhất trên thế giới có bụng bầu hình trái tim, nhưng tôi vẫn muốn hỏi rằng mọi người đã gặp hiện tượng này trước đây chưa? Khi đi siêu âm bác sĩ có thông báo tử cung của tôi có hình trái tim và khi bụng bầu càng lớn thì nhìn càng rõ hơn”.

Gala bên cạnh người chồng của mình.

Theo ước tính, có khoảng 3% phụ n.ữ s.inh ra có tử cung bất thường và trong đó tử cung hai sừng là phổ biến nhất Những mẹ bầu có tử cung hình tim khi mang thai thường gặp các biến chứng sau:

– Dễ sẩy thai.

– Thai nhi chậm phát triển.

– Sinh non.

Theo Helino

Ngộ độc thực phẩm có thể dẫn đến sảy thai

Biến chứng ngộ độc thực phẩm Listeria có thể dẫn đến sảy thai trong thời kỳ đầu và trong thời kỳ thai kỳ sau đó, nó có thể dẫn đến sinh non và thai c.hết lưu.

Ngộ độc thực phẩm gây ra khi bạn ăn phải thực phẩm bị ô nhiễm, hư hỏng hoặc độc hại bị nhiễm vi khuẩn, vi rút và ký sinh trùng.

Những sinh vật truyền nhiễm này có thể tiếp xúc với thực phẩm tại thời điểm chế biến hoặc sản xuất và làm ô nhiễm nó.

Ở nhà, nếu thực phẩm chưa được xử lý hoặc nấu không đúng cách, ô nhiễm thực phẩm có thể xảy ra.

Không nên ăn các sản phẩm nếu chúng còn sống hoặc chưa chín để phòng tránh ngộ độc thực phẩm (Ảnh: theo boldsky).

Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm

Vi khuẩn: Các vi khuẩn như E.coli, Salmonella và Listeria là những nguyên nhân phổ biến nhất gây ngộ độc thực phẩm.

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), Salmonella gây ra 1,2 triệu bệnh thực phẩm, 23.000 ca nhập viện và 450 ca t.ử v.ong ở Mỹ mỗi năm.

Hai loại vi khuẩn ít được biết đến khác có thể gây ô nhiễm thực phẩm là Campylobacter và Clostiridium botulinum (botulism).
Virus: đặc biệt là norovirus, còn được gọi là virus Norwalk, gây ra hơn 19 triệu trường hợp ngộ độc thực phẩm mỗi năm. Virus viêm gan A cũng có thể lây truyền qua thực phẩm.

Ký sinh trùng: Ngộ độc thực phẩm do ký sinh trùng không phổ biến nhưng vẫn có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn.

Triệu chứng ngộ độc thực phẩm

Các triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào nguồn lây nhiễm. Khoảng thời gian để các triệu chứng xuất hiện chỉ từ 1 giờ đến dài nhất là 28 ngày.

Các triệu chứng như sau: Bệnh tiêu chảy, chuột rút bụng, ăn mất ngon, nôn, sốt nhẹ, nhức đầu…

Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn t.uổi: Họ dễ bị ngộ độc thực phẩm vì hệ thống miễn dịch của họ yếu.

Các yếu tố nguy cơ ngộ độc thực phẩm

Phụ nữ mang thai: Những thay đổi trong quá trình trao đổi chất và tuần hoàn có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm ở phụ nữ mang thai.

Những người mắc bệnh mãn tính: Các bệnh mãn tính như bệnh gan, AIDS và tiểu đường có thể làm giảm phản ứng miễn dịch của bạn.

Biến chứng ngộ độc thực phẩm

Mất nước là biến chứng nghiêm trọng nhất của ngộ độc thực phẩm. Biến chứng ngộ độc thực phẩm Listeria có thể dẫn đến sảy thai trong thời kỳ đầu mang thai và trong thời kỳ thai kỳ sau đó, nó có thể dẫn đến sinh non và thai c.hết lưu.

Các chủng vi khuẩn E.coli có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng, gây tổn thương niêm mạc của các mạch m.áu nhỏ trong thận gây suy thận.

Ngoài ra, người lớn t.uổi, những người có khả năng miễn dịch yếu và t.rẻ e.m dưới 5 t.uổi có nguy cơ mắc biến chứng này cao hơn.

Chẩn đoán ngộ độc thực phẩm

Chẩn đoán được thực hiện dựa trên t.iền sử chi tiết của cá nhân, người đó đã bị bệnh bao lâu, các triệu chứng và thực phẩm được ăn.

Dựa trên các triệu chứng, bác sĩ thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán như xét nghiệm phân và xét nghiệm m.áu để xác định nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm.

Xét nghiệm nước tiểu cũng được thực hiện để xem liệu một cá nhân có bị mất nước do ngộ độc thực phẩm hay không.

Ngộ độc thực phẩm có thể được điều trị tại nhà và nó thường được giải quyết trong vòng ba đến năm ngày.

Điều trị ngộ độc thực phẩm

Giữ cho cơ thể đủ nước mọi lúc và uống nước điện giải để duy trì sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể bị mất do tiêu chảy và nôn mửa.

Thuốc kháng sinh được bác sĩ kê toa nếu bạn bị ngộ độc thực phẩm vi khuẩn.

Ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn Listeria gây ra đòi hỏi phải điều trị bằng kháng sinh tiêm tĩnh mạch khi nhập viện.

Thuốc không kê đơn như loperamid và bismuth subsalicylate có thể giúp kiểm soát tiêu chảy và buồn nôn.

Những gì không nên ăn khi bạn bị ngộ độc thực phẩm

Thực phẩm giàu chất béo, sản phẩm sữa, thực phẩm cay và chiên, thực phẩm có chứa gia vị, thực phẩm có hàm lượng đường cao.

Ngoài ra, để ngăn chặn ngộ độc thực phẩm bạn không nên ăn các sản phẩm nếu chúng còn sống hoặc chưa chín.

Luôn rửa trái cây và rau quả trước khi ăn hoặc nấu ăn. Rửa tay trước khi ăn hoặc nấu thức ăn và không tiêu thụ sữa chưa tiệt trùng.

An Nhiên

Theo boldsky/giaoduc.net

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *