Nếu như cùng thời điểm này năm ngoái Hà Nội chỉ ghi nhận 1 ca mắc ho gà, thì năm nay số mắc đã lên tới 17 trường hợp…
Các biểu hiện thường gặp của bệnh ho gà
Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, trong tuần này (từ ngày 8 đến 15-3), trên địa bàn thành phố ghi nhận thêm 2 trường hợp mắc ho gà.
Trường hợp thứ nhất là b.é t.rai 1 tháng t.uổi, ở xã Bắc Sơn (huyện Sóc Sơn), chưa đến t.uổi tiêm vaccine phòng bệnh ho gà. Trường hợp thứ hai là b.é t.rai 4 tuần t.uổi, ở xã Canh Nậu ( huyện Thạch Thất), chưa đến t.uổi tiêm vaccine phòng bệnh ho gà.
Như vậy, từ đầu năm 2024 đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 17 trường hợp mắc ho gà, trong khi cả năm 2023 chỉ có 1 ca và năm 2022 không có ca bệnh. Diễn biến này là khá bất thường. Đa phần bệnh nhân là trẻ nhỏ chưa đến t.uổi tiêm chủng vaccine hoặc chưa được tiêm đầy đủ.
Các chuyên gia y tế cho rằng, ho gà là bệnh nguy hiểm do lây lan mạnh hơn cả cảm cúm, một người có thể lây cho 12-17 người. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra biến chứng viêm phổi và nhiều biến chứng khác…
Vì thế, các chuyên gia lưu ý, nếu thấy trẻ có các biểu hiện điển hình như ho rũ rượi, ho từng cơn, mỗi cơn từ 15-20 tiếng ho liên tiếp, trong cơn ho có đỏ hoặc tím mặt; ăn kém, nôn trớ nhiều; ngủ ít; thở nhanh/khó thở… cần đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám sớm.
Đi khám vì rát họng, không ngờ phát hiện ‘dị vật’ ngọ nguậy trong cổ
Đi bẫy chuột bị đứt tay, người đàn ông vặt nắm cỏ ven đường nhai để bịt vết thương.
Về nhà, ông thấy vướng, rát họng, cảm giác có con vật ngọ nguậy trong họng.
Chiều 28/2, Thạc sĩ – bác sĩ Hà Mạnh Hùng, Phó Trưởng khoa Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt – Mắt (Bệnh viện Nội tiết trung ương) thông tin, tại đây vừa tiếp nhận khám, điều trị cho bệnh nhân B.V.Đ. (53 t.uổi, trú tại huyện Thạch Thất, Hà Nội). Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng khàn tiếng và vướng cổ.
Được biết, hơn 1 tháng trước, ông Đ. đi đ.ánh bẫy chuột bị đứt tay nên đã vặt nắm cỏ ven đường, nhai nát để bịt vào vết thương, cầm m.áu.
Về nhà, ông Đ. thường xuyên thấy vướng, đau rát họng, cảm giác có con vật ngọ nguậy trong họng. Soi gương, ông thấy một phần vật thể màu nâu đen động đậy. Ngoài ra, thỉnh thoảng ông Đ. khàn và mất tiếng, ho khạc ra m.áu.
Lo lắng, ông Đ. đến Bệnh viện Nội tiết Trung ương (Hà Nội) khám. Tại đây, các bác sĩ nội soi tai mũi họng cho ông Đ. phát hiện “dị vật sống” ở thanh quản. Bác sĩ dùng ánh sáng soi, dị vật bám chặt phía dưới hạ thanh môn gần khí quản.
Các bác sĩ đã gây mê lấy dị vật còn sống ra ngoài. Kết quả, dị vật là một con đỉa suối đang sống có kích thước khoảng 6cm. Hiện tại, bệnh nhân tỉnh táo, khỏe mạnh, sinh hoạt bình thường và được xuất viện về nhà.
Bệnh nhân bị đỉa ký sinh trong cơ thể thường sống ở khu vực miền núi, nông thôn hay sử dụng nước trong các khe suối, con mương. Con đỉa khi mới chui vào cơ thể theo đường nước vào mũi, họng có kích thước rất nhỏ nhưng sau một thời gian ngắn, chúng sẽ hút m.áu và phát triển rất nhanh.
Bác sĩ khuyến cáo người dân không nên sử dụng nguồn nước, lá cây, rau rừng không đảm bảo ở khe suối, con mương để uống, sinh hoạt, đề phòng dị vật sống chui vào người. Khi có biểu hiện bất thường về sức khỏe, người dân cần đi khám sớm tại cơ sở y tế để được chẩn đoán đúng, tránh nguy cơ để dị vật ký sinh trong cơ thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe.