Sốc phản vệ do tự ý mua thuốc điều trị viêm họng về uống, bác sĩ nói gì?

Một người đàn ông ở Tuyên Quang sau khi tự ý mua thuốc điều trị viêm họng về uống đã nhập viện trong tình trạng bị sốc phản vệ do dị ứng thuốc gây tức ngực, buồn nôn, đau bụng, mạch đ.ập nhanh và tụt huyết áp.

1. Tự ý mua thuốc điều trị viêm họng về uống mà không biết bị dị ứng thuốc!

Mới đây, Bệnh viện đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) đã tiếp nhận một bệnh nhân bị sốc phản vệ khi tự ý mua thuốc điều trị viêm họng mà không có chỉ định của bác sĩ, dẫn tới dị ứng thuốc.

Cụ thể:

Bệnh nhân là T.X.T. (59 t.uổi, ở Tuyên Quang), có t.iền sử phản vệ với thuốc kháng sinh Cefalexin 500 mg cách đây nhiều năm. Ngày 3/1, sau khi ăn tối, bệnh nhân bị ho, đau rát họng. Thấy sẵn thuốc trị viêm họng của người vợ mua tại quầy dược, ông T. đã uống một liều. Sau khi uống xong, ông cảm thấy bị tức ngực, buồn nôn và đau bụng.

Khi được đưa vào bệnh viện thì bệnh nhân có biểu hiện sốc phản vệ ở mức độ nguy kịch, chỉ vài phút sau thì bị tụt huyết áp, mạch đ.ập gấp. Rất may bệnh nhân đã được bác sĩ cấp cứ theo phác đồ điều trị sốc phản vệ và đã qua cơn nguy kịch.

2. Cần cẩn trọng khi có t.iền sử dị ứng thuốc!

Các bác sĩ cho biết, dị ứng thuốc hay còn gọi là Drug allergy là tình trạng cơ thể phản ứng quá mức và bất thường gây hại cho cơ thể khi tiếp xúc với các loại thuốc (dị nguyên) mà cơ thể bị dị ứng. Dị ứng thuốc không phụ thuộc vào việc bạn sử dụng liều lượng bao nhiêu và còn có tính mẫn cảm chéo. Có nghĩa là, bạn bị dị ứng với thuộc họ này thì những thuốc “cùng họ” đó cũng sẽ gây ra phản ứng dị ứng.

Nhiều người gặp tình trạng phát ban da khi bị dị ứng thuốc (Ảnh: Internet)

Dấu hiệu dị ứng thuốc:

Theo Hướng dẫn chuẩn đoán và điều trị bênh nội khoa (Nhà xuất bản Y Học) thì khi sử dụng thuốc bạn nên chú ý tới nhưng biểu hiện trên da như sau:

Những biểu hiện về da khi bị dị ứng thuốc (Ảnh: NXB Y học)

Hướng dẫn xử lý khi bị dị ứng thuốc

Khi phát hiện bị dị ứng thuốc bạn cần làm gì?

– Đầu tiên, hãy ngừng ngay thuốc mà bạn đang nghi ngờ mình bị dị ứng, bao gồm thuốc tiêm, thuốc đường uống, thuốc bôi, thuốc nhỏ,…

– Tới ngay cơ sở y tế nếu có các dấu hiệu như khó thở, bị tức ngực, rối loạn tiêu hóa, nổi ban khắp người,.. các biểu hiện này chứng tỏ bạn đang bị dị ứng thuốc ở mức độ nặng cần phải nhanh chóng được can thiệp y tế.

– Với các trường hợp dị ứng mức độ nhẹ, bạn vẫn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được chỉ định sử dụng một số loại thuốc chống dị ứng. Lưu ý, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc mà không có chỉ dẫn của bác sĩ.

– Ghi nhớ loại thuốc mà bạn bị dị ứng và thông báo cho bác sĩ.

Phác đồ xử lý khi bị dị ứng thuốc

Theo WebMD thì, mục tiêu đầu tiên là làm dịu các triệu chứng của bạn. Ví dụ, các loại thuốc như thuốc kháng histamine và trong một số trường hợp, corticosteroid, thường có thể kiểm soát phát ban, nổi mề đay và ngứa .

Đối với ho và tắc nghẽn phổi , bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc được gọi là thuốc giãn phế quản (như albuterol hoặc combivent) để mở rộng đường thở của bạn.

Đối với các triệu chứng sốc phản vệ, bạn có thể cần tiêm epinephrine và chắc chắn bạn cần được chăm sóc y tế khẩn cấp, ngay cả khi những triệu chứng đó ngừng lại sau khi bạn được chỉ định sử dụng epinephrine.

Đôi khi, các bác sĩ sử dụng một quy trình gọi là giải mẫn cảm để điều trị dị ứng với penicillin hoặc các loại thuốc khác. Theo thời gian, bạn sẽ được tiêm một lượng nhỏ penicillin, với lượng ngày càng lớn cho đến khi hệ thống miễn dịch của bạn có thể đáp ứng xử lý thuốc. Bạn có thể chỉ thực hiện thủ thuật này nếu không có bất kỳ loại thuốc nào khác có thể điều trị tình trạng của bạn.

Nếu bạn bị dị ứng nghiêm trọng với một số loại thuốc kháng sinh, nên có những lựa chọn thay thế mà bác sĩ có thể kê đơn.

3. Lưu ý khi điều trị viêm họng

Thực tế thì việc điều trị viêm họng như thế nào, cần uống thuốc kháng sinh khi bị viêm họng hay không phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh viêm họng của bạn là do virus, vi khuẩn hay chỉ là phản ứng dị ứng thông thường.

Viêm họng do các nguyên nhân khác nhau sẽ có hướng điều trị khác nhau, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị viêm họng khi không có chỉ dẫn của bác sĩ (Ảnh: Internet)

Hiện nay có các thuốc điều trị viêm họng như sau:

– Nhóm thuốc giúp giảm đau và hạ sốt

Bao gồm paracetamol và aspirin, Thuốc này thường chỉ định để giảm những triệu chứng khó chịu như sốt, đau họng hay khó nuốt do viêm họng gây ra.

– Nhóm thuốc thuốc kháng viêm NSAID

Bao gồm ibuprofene, diclophenac…. Nhóm này chỉ định dùng khi viêm gặp có thêm biểu hiện như bị đau, sưng hay đỏ vùng niêm mạc họng.

– Nhóm thuốc kháng viêm corticosteroid

Bao gồm: prednisolon, dexamthason, betamethason…. Chỉ định dùng cho người bị viêm họng mức độ nặng.

Nhóm thuốc kháng sinh bao gồm: Nhóm thuốc beta-lactamin: amoxicillin kết hợp với axít clavulanic, cephalexin, ceftriaxone… và nhóm thuốc macrolid: clarithromycin, erythromycin, azithromycin…

Nhóm này chỉ định trong trường hợp bị viêm họng do nhiễm khuẩn. Tùy vào tình trạng mà sẽ dùng ở dạng tiêm hay dạng thuốc uống.

Lưu ý

– Đối với trường hợp bị viêm họng do virus thì thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng trong điều trị.Bạn cần điều trị viêm họng bằng thuốc kháng sinh để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng hơn như viêm phổi, viêm phế quản và sốt thấp khớp . Thuốc kháng sinh có thể giảm đau họng khoảng một ngày và giảm hơn 2/3 nguy cơ sốt thấp khớp.

– Không sử dụng aspirin trong điều trị viêm họng ở t.rẻ e.m vì có thể dẫn tới hội chứng Reye.

– Không dùng thuốc giảm đau aspirin, nhóm thuốc kháng viêm non-steroid và nhóm thuốc corticosteroid cho người có t.iền sử viêm loét dạ dày – tá tràng.

– Tuyệt đối tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, không tự ý mua thuốc điều trị viêm họng về uống vì có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

– Có thể áp dụng thêm một số biện pháp giúp tăng cường và hỗ trợ điều trị như:

Giữ ấm họng, để cơ thể thư giãn

Súc miệng, làm sạch họng bằng nước muối sinh lý

Không hút t.huốc l.á, uống rượu bia, các chất kích thích niêm mạc họng

Không tiếp xúc, không ăn chung, không uống chung cốc với người đang bị viêm họng khác

Rửa tay, vệ sinh sạch sẽ khi tiếp xúc với những đồ vật có nguy cơ nhiễm khuẩn cao.

Người đàn ông nguy kịch sau khi tự mua thuốc đau họng về uống

Sau uống thuốc vài phút, ông T. thấy đau bụng, buồn nôn, tức ngực. Các triệu chứng nhanh chóng tăng nặng, người bệnh có biểu hiện mạch nhanh, huyết áp tụt, dần rơi vào nguy kịch.

Nam bệnh nhân T.X.T. sinh năm 1962, ở Sơn Dương, Tuyên Quang được đưa tới cấp cứu tại Phòng khám Đa khoa Hùng Vương, Sơn Dương, Tuyên Quang tối 3/1 trong tình trạng đau bụng, buồn nôn, kích thích, hoảng hốt.

Người nhà cho biết, bệnh nhân có t.iền sử phản vệ với thuốc kháng sinh Cefalexin 500mg cách đây nhiều năm.

Chiều tối ngày 3/1, sau bữa ăn, bệnh nhân thấy ho, đau rát họng nên đã uống 1 liều thuốc do người vợ mua về từ quầy dược để trị viêm họng. Thuốc này gồm nhiều loại, đã chia sẵn thành từng liều trong các gói nilon.

Sau uống thuốc vài phút, ông T. thấy đau bụng, buồn nôn, tức ngực. Các triệu chứng nhanh chóng tăng nặng nên gia đình lo lắng, đưa người bệnh đi cấp cứu.

Những liều thuốc gia đình ông T. tự mua về từ quầy dược

Bệnh nhân T. thời điểm mới nhập viện cấp cứu

Các bác sĩ cho hay, chỉ sau vài phút tiếp nhận, bệnh nhân có biểu hiện mạch nhanh, huyết áp tụt. Kíp cấp cứu ngay lập tức kích hoạt báo động đỏ, xử trí cấp cứu bệnh nhân theo phác đồ cấp cứu sốc phản vệ.

Sau khoảng 10 phút, người bệnh qua cơn nguy kịch, các chỉ số sinh tồn dần ổn định, tiếp tục được chuyển về Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) để điều trị.

Trong quá trình vận chuyển, bệnh nhân một lần nữa có biểu hiện tụt huyết áp, đã được nhanh chóng xử trí theo phác đồ cấp cứu.

Hiện tại, bệnh nhân T. đang được điều trị tích cực tại khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương.

Sốc phản vệ là tai biến dị ứng nghiêm trọng, gây t.ử v.ong nếu không được chẩn đoán và xử lý kịp thời. Các triệu chứng xuất hiện nhanh, ngay lập tức hoặc 30 phút sau khi dùng thuốc, truyền dịch, bị ong đốt ăn một loại thức ăn lạ,…

Người bị sốc phản vệ thường xuất hiện cảm giác khác thường như bồn chồn, hốt hoảng, sợ hãi… ngay sau khi tiếp xúc với dị nguyên hoặc muộn hơn.

Sau đó, người bệnh có các biểu hiện như nổi mẩn ngứa, ban đỏ, mày đay; mạch nhanh, nhỏ, khó bắt, huyết áp tụt, có khi không đo được; khó thở (kiểu hen, thanh quản), nghẹt thở; đau quặn bụng, vệ sinh không tự chủ.

Nặng hơn, bệnh nhân đau đầu, chóng mặt, hôn mê hoặc choáng váng, vật vã, giẫy giụa, co giật.

Nếu không được xử trí kịp thời, bệnh nhân sốc phản vệ có thể t.ử v.ong do suy hô hấp cấp và tụt huyết áp.

Các bác sĩ khuyến cáo, những người có t.iền sử dị ứng, phản vệ với các dị nguyên như thuốc, thức ăn… hãy cẩn trọng hơn khi dùng thuốc, ăn uống. Nếu phát hiện có các triệu chứng bất thường, có thể do sốc phản vệ, cần tới ngay các cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *