Tạp chí y học The American Journal of Medicine vừa công bố bài cảnh báo về nguy cơ đáng sợ khi “yêu” mà không có biện pháp phòng vệ sau khi uống kháng sinh.
Bệnh nhân nữ giấu tên, 46 t.uổi, đã được đưa vào đơn vị cấp cứu A & E ở Baltimore (Bang Maryland) với các triệu chứng cực kỳ tồi tệ như người bị dị ứng. Cô đã lên cơn sốc phản vệ, các cơ quan bắt đầu suy, bao gồm trái tim, huyết áp giảm đến mức nguy hiểm đến tính mạng.
Các bác sĩ đã phải dùng nhiều biện pháp hồi sức tích cực, nối bệnh nhân với nhiều thiết bị hỗ trợ sự sống, truyền một dung dịch đặc biệt để giúp trái tim cô tiếp tục hoạt động. Sau đó cô cũng phải dùng một đợt kháng sinh mạnh để chống lại n.hiễm t.rùng huyết.
Nếu đang uống kháng sinh và có một bạn tình có cơ địa dị ứng, hãy phòng vệ khi làm “chuyện ấy” – ảnh minh họa từ Internet
Rất may, cô đã được cứu sống và qua cơn nguy kịch trong vòng 24 giờ. Nữ bệnh nhân được xác định là dị ứng với penicilin nhưng cô lại khẳng định mình không hề uống kháng sinh nào thuộc loại này trước đó.
Quá trình khai thác bệnh sử đã hé lộ ra sự việc hy hữu: cô đã bị “dính” kháng sinh từ chồng của mình khi làm “chuyện ấy”.
Người chồng đã dùng nafcillin, một loại penicilin để trị n.hiễm t.rùng tim. Khi quan hệ mà không dùng b.ao c.ao s.u sau đó, anh đã vô tình truyền nafcillin cho vợ mình.
Do cơ địa nên lượng nafcillin ít ỏi truyền qua t.inh d.ịch khi làm “chuyện ấy” đủ để người vợ có phản ứng nguy hiểm. Nữ bệnh nhân cho biết khoảng 1 tiếng sau khi “chuyện ấy” xảy ra, cô bắt đầu thấy da mình nổi các mảng đỏ, toát mồ hôi và chóng mặt. Các triệu chứng tồi tệ đi nhanh chóng, kèm với tiêu chảy và ngứa ngáy cực độ.
Các bác sĩ từ Bệnh viện Sinai ở Baltimore, những người điều trị và phân tích ca bệnh trên kêu gọi các bác sĩ và dược sĩ hãy lưu ý nguy cơ dị ứng oái oăm này khi kê toa penicilin và các thuốc dễ gây dị ứng khác cho ai đó. Hãy lưu ý khả năng gây ra nguy hiểm khi họ có bạn tình dị ứng với thuốc đó. Ngoài ra, bản thân người dùng khác sinh nên dùng biện pháp an toàn (b.ao c.ao s.u) nếu có “chuyện ấy” với người có cơ địa dị ứng, khi bản thân đang dùng kháng sinh.
A. Thư
Theo Daily Mail/nguoilaodong
Cắt lể nặn m.áu độc, người đàn ông nhiễm khuẩn huyết nguy kịch
Trước khi nhập viện một tuần, vùng cổ bệnh nhân đau nhức nhiều, gia đình nghĩ bị trúng gió nên đưa đi cắt lể để nặn m.áu độc ra ngoài.
Ngày 30-10, thông tin từ Bệnh viện (BV) Hoàn Mỹ Sài Gòn cho biết BV vừa cứu chữa kịp thời ca bệnh bị nhiễm khuẩn huyết nghiêm trọng sau khi cắt lể theo phương pháp dân gian.
Bệnh nhân là anh Nguyễn Công H. (49 t.uổi, ngụ TP.HCM) được người nhà đưa vào BV cấp cứu trong tình trạng sốt cao, vùng cổ và lưng cứng đơ, đau nhức dữ dội.
Qua kiểm tra, các bác sĩ phát hiện vùng sau cổ anh H. có khối áp xe lớn, xét nghiệm cho thấy bị nhiễm khuẩn m.áu nặng. Người nhà cho biết anh H. bị thoái hóa đốt sống cổ hai năm nay, điều trị nhiều nơi nhưng không khỏi. Trước khi nhập viện một tuần, vùng cổ anh H. đột ngột đau nhức nhiều hơn, gia đình nghĩ bị trúng gió nên đưa anh đi cắt lể nặn m.áu độc ra ngoài.
Sau khi cắt lể, tình trạng của anh trở nên nặng hơn, cổ ngày càng sưng to, đau nhức không thể cử động.
Người bệnh được bác sĩ thăm khám. Ảnh: BVCC
Kết quả cấy m.áu tìm thấy vi khuẩn Staphylococcus aureus (còn gọi là tụ cầu vàng) đề kháng các kháng sinh thông thường. Đây là loại vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương hay cắt lể. Loại vi khuẩn này thường gây nhiễm khuẩn da, niêm mạc và nặng hơn là nhiễm khuẩn huyết.
Bệnh nhân được điều trị tích cực bằng kháng sinh phù hợp. Sau một tuần nằm viện, vùng áp xe sau cổ hiện đã hết sưng và sức khỏe phục hồi tốt.
Bác sĩ Lê Thanh Nhàn, khoa Nội tổng hợp BV, cho biết cắt lể, giác hơi hay giác lể để điều trị mỗi khi đau nhức toàn thân hoặc một vài vị trí trên cơ thể là thói quen dân gian rất dễ dẫn đến n.hiễm t.rùng m.áu. Phần nhiều ca nhiễm khuẩn là do công cụ cắt lể không vô khuẩn hoặc tiệt trùng không bảo đảm. Lúc đó vi khuẩn sẽ trực tiếp đi vào m.áu, gây tình trạng nhiễm khuẩn huyết từ nhẹ đến nặng, rồi tạo thành sốc nhiễm khuẩn. Nếu không được đưa đến cơ sở y tế kịp thời sẽ sốt cao, n.hiễm t.rùng, nhiễm độc, sốc n.hiễm t.rùng, nguy cơ t.ử v.ong rất cao.
Hình ảnh chụp MRI cho thấy người bệnh bị áp xe đốt sống cổ. Ảnh: BVCC
Ở một số nơi, người dân vẫn còn áp dụng phương pháp cắt lể (véo lên chỗ da cần lể rồi dùng dao hoặc kim, mảnh thủy tinh rạch một vết nhỏ, sau đó nặn m.áu mủ ra) hoặc đắp thuốc dân gian để chữa bệnh. Cách này tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm bệnh viêm gan, HIV. Ngoài ra, người bệnh còn gặp phải tai biến như nhiễm khuẩn do tụ cầu, uốn ván, xuất huyết…
Bác sĩ Nhàn khuyến cáo khi bệnh kéo dài và có biểu hiện nhiễm khuẩn như sưng, nóng đỏ, đau trên cơ thể tốt nhất nên đến các cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ thăm khám và điều trị chứ không nên đi cắt lể vì khi vi khuẩn đã xâm nhập vào m.áu thì sẽ rất khó chữa trị.
Theo PLO