Sớm hỏng thận vì những “chuyện nhỏ”

Một vài thói quen không tốt trong ăn uống, khi ngồi làm việc hay thiếu cẩn trọng trong việc làm đẹp… khiến người trẻ sớm bị suy thận

Sau khi có kết quả kiểm tra sức khỏe định kỳ theo chương trình của cơ quan, anh Trần Trung A. (35 t.uổi, ngụ quận Gò Vấp, TP HCM) cuống cuồng đi xét nghiệm khắp nơi do nồng độ creatinine trong m.áu của anh bị cao, biểu hiện suy thận cấp.

Suy thận do khô bò và giảm cân

“Nghe đến chữ suy thận, tôi rụng rời vì nghĩ đó chỉ là bệnh của người già. Tôi đi khám lại 2 cơ sở y tế khác kết quả vẫn vậy…” – anh A. cho biết. Sau khi được bác sĩ (BS) tư vấn, anh A. bắt đầu thay đổi cách ăn uống, bởi BS bảo sở thích ăn mặn của anh A. có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến hỏng thận sớm. Anh A. rất thích các món ăn nêm nếm đậm đà và hay có tật ăn vặt đậu phộng muối, khô bò… mỗi khi ngồi làm việc hay những lúc rảnh rỗi.

Cách đây không lâu, Bệnh viện (BV) Bình Dân TP HCM tiếp nhận bệnh nhân nữ 22 t.uổi ở Bình Dương nhập viện trong tình trạng xuất huyết tiêu hóa, suy gan cấp, suy thận, tính mạng bị đe dọa do uống thuốc giảm cân không rõ xuất xứ. Dù được tích cực cấp cứu, bệnh nhân qua cơn nguy kịch song chức năng thận không còn khả năng phục hồi. Trước đó, bệnh viện này cũng điều trị 2 trường hợp khác dùng thuốc giảm cân, dẫn đến tổn thương thận mất khả năng hồi phục.

Bệnh nhân chạy thận tại một bệnh viện huyện thuộc tỉnh Nam Định. (Ảnh chỉ có tính minh họa). Ảnh: NGỌC DUNG

Có thể nói một trong những nguyên nhân gây suy thận cấp các BS thường gặp là sử dụng thuốc bừa bãi, từ thuốc giảm đau, hạ sốt cho đến các thuốc chữa bệnh, thuốc bổ, thực phẩm chức năng hỗ trợ sức khỏe…

BS Trương Quang Anh Vũ, Trưởng Phòng Kế hoạch – Tổng hợp, BV Thống Nhất, cảnh báo việc uống thuốc, bao gồm thuốc tây và thuốc đông y nếu không theo toa của bác sĩ thì hiểm họa khôn lường. Ngay cả thực phẩm chức năng, thuốc bổ cũng chỉ nên dùng khi thực sự có vấn đề về sức khỏe và nên hỏi ý kiến BS, nhất là khi đang có bệnh mạn tính.

Một thứ hay bị lạm dụng nữa là rượu thuốc, đặc biệt là nhóm rượu ngâm động vật. “Lạm dụng những thứ kể trên thì không chỉ thận mà tất cả các cơ quan khác trong cơ thể đều có thể đối diện với nguy cơ bị tổn thương, suy giảm chức năng. Ngoài ra, thói quen ăn mặn ở nhiều người Việt Nam cũng là một trong những yếu tố gây hại cho thận, khiến thận quá tải và sớm gặp vấn đề” – BS Anh Vũ nhấn mạnh.

Suy thận vì rượu thuốc

Từng cấp cứu cho không ít trường hợp suy thận cấp do ngộ độc mật cá trắm, BS Nguyễn Trung Cấp, Trưởng Khoa Cấp cứu – BV Bệnh nhiệt đới trung ương, cảnh báo mật cá trắm có nguy cơ gây suy thận rất cao (kể cả với người khỏe mạnh) do chất độc trong mật cá trắm có thể gây tắc ống thận cấp dẫn đến suy thận.

Người dân Việt Nam có thói quen ăn mật một số loại cá hoặc pha cùng rượu để uống vì nghe những lời đồn thổi về công dụng trị bệnh của mật cá như chữa đau nhức xương khớp và cả bệnh lý tim mạch, hen suyễn… Tuy nhiên, có công dụng hay không thì chưa rõ, chỉ biết nhiều nạn nhân sau khi dùng rượu mật cá đã phải nhập viện cấp cứu vì suy thận cấp.

Cũng theo BS Nguyễn Trung Cấp, một số loại thực vật hay côn trùng, thuốc bổ, thuốc tễ có chứa kim loại (chì) cũng có thể gây ra tình trạng suy gan cấp, suy thận cấp cho người sử dụng.

“Suy thận thường có 2 giai đoạn, khởi đầu là suy thận cấp, sau đó có thể hồi phục hoặc nếu không hồi phục sẽ trở thành suy thận mạn và bệnh nhân phải chạy thận suốt đời. Nguy hiểm hơn, nếu suy đa tạng do ngộ độc nhiều cơ quan, người bệnh có thể t.ử v.ong. Bản thân những người thận vốn đã yếu hoặc đã mắc bệnh, việc sử dụng các loại thuốc, thực phẩm bừa bãi có thể khiến thận yếu hơn, dẫn tới suy thận” – BS Cấp khuyến cáo.

Theo các BS, do tính chất công việc nên hiện nay nhiều bạn trẻ rất lười uống nước. Thậm chí có người còn không uống nước vì ngại phải đi vệ sinh hoặc đôi khi còn nhịn tiểu. Thói quen này được lặp đi lặp lại sẽ dẫn đến tình trạng cơ thể không đủ nước, chức năng bài tiết của thận bị suy giảm. Việc nhịn tiểu cũng sẽ tạo ra một áp lực lớn lên thận và bàng quang, gây ra những bệnh lý ở các bộ phận này.

Để phòng nguy cơ suy thận, nên uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày (từ 1,5-2 lít nước) để hỗ trợ cho chức năng bài tiết của thận. Không ăn quá mặn, chỉ nên cung cấp cho cơ thể 5-6 g muối mỗi/ngày, số muối này là tính trên tổng lượng thức ăn mỗi ngày chứ không phải là số lượng được nêm nếm. Số lượng 5-6 g muối là tương đương khoảng 1 muỗng cà phê (loại muỗng hay dùng uống cà phê đá).

Dấu hiệu nhận biết suy thận

Theo BS Trương Quang Anh Vũ, nếu đi khám sức khỏe và có kết quả đạm niệu trên 30 mg/24 giờ, có cặn lắng hoặc điện giải bất thường trong nước tiểu, độ lọc cầu thận giảm dưới 60 ml/phút/1,73 m2, có bất thường về mô bệnh học hoặc cấu trúc hình ảnh học… là đã bị suy thận. Cần phải thay đổi ngay lối sống, dinh dưỡng và tái khám sau đó.

NGỌC DUNG – ANH THƯ

Theo nguoilaodong

Ăn uống ra sao để phòng bệnh sỏi thận tiết niệu?

Đối với chế độ ăn phòng ngừa sỏi thận tiết niệu thì nguyên tắc đầu tiên phải đảm bảo bữa ăn đa dạng…

Mỗi người nên ăn 400g rau/ngày, thiên về xu hướng kiềm hơn để bớt lắng đọng, tạo sỏi thận

Hỏi: Tôi được biết chế độ ăn uống có vai trò quan trọng để phòng ngừa bệnh sỏi thận – tiết niệu. Vậy mong bác sĩ tư vấn?

Hoàng Lan (Hà Nội)

Trả lời:

Đối với chế độ ăn phòng ngừa sỏi thận tiết niệu thì nguyên tắc đầu tiên phải đảm bảo bữa ăn đa dạng, trên 15 loại thực phẩm trong 8 nhóm thực phẩm trong một bữa ăn; Không lạm dụng đồ ăn chế biến sẵn như thịt hộp, thịt đỏ, quá nhiều chất béo; Không nên ăn mặn, dư thừa natri dễ tăng huyết áp, suy giảm chức năng thận, tạo nước tiểu khó hơn, dễ ứ đọng tạo sỏi thận; Nên hạn chế chất kích thích như trà, cà phê, rượu vì không tốt cho sức khỏe của thận; Không lạm dụng đường đơn, đường đôi vì hệ thống điều hòa đường huyết không tốt, rối loạn glucose… ảnh hưởng chức năng thận.

Trên thực tế, chế độ ăn đủ rau, hiện nay mới chỉ đáp ứng 50% nhu cầu về rau, do vậy cần ăn 400g rau/người/ngày thiên về xu hướng kiềm hơn để bớt lắng đọng, tạo sỏi thận; Uống đủ 400ml nước cho 10kg trọng lượng/ngày. Bên cạnh đó, cần thường xuyên vận động thể dục thể thao từ 30-45 phút/ngày và 5 ngày/tuần, nhằm giảm cơ hội lắng đọng chất khoáng tạo sỏi thận.

Sỏi thận tiết niệu là một bệnh thường gặp, dễ gây biến chứng như n.hiễm t.rùng đường tiết niệu, suy thận cấp hoặc mạn tính… Theo thống kê, sỏi tiết niệu chiếm 45 – 50% các bệnh tiết niệu ở Việt Nam. Tỷ lệ nam (60%) cao hơn nữ (40%), lứa t.uổi thường gặp từ 30-60 t.uổi là 75 – 80%.

Theo baogiaothong

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *