Theo nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, có rất nhiều hoạt động trong nhà như sơn tường, nấu nướng gây bụi, ảnh hưởng sức khỏe con người.
Không chỉ ô nhiễm ngoài trời mới gây ra nguy hại cho sức khỏe, mà theo nhiều chuyên gia các hoạt động trong nhà cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho con người.
TS Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, nguyên Phó Tổng cục trường Tổng cục môi trường (Bộ TN&MT) cho biết, có 2 loại ô nhiễm không khí là ô nhiễm ngoài trời và ô nhiễm trong nhà (indoor pollution).
“Nhiều hoạt động trong nhà tưởng không có tác hại gì nhưng những hoạt động đó lại gây bụi. Tuy nhiên, hiện chúng ta nói nhiều tới bụi ngoài trời, còn bụi trong nhà chưa có nhiều nghiên cứu tại Việt Nam”, ông Tùng nói.
TS. Hoàng Dương Tùng. (Ảnh: Báo Tài nguyên môi trường).
TS Tùng dẫn một số hoạt động đã có những nghiên cứu chứng minh gây bụi trong nhà như hút thuốc trong phòng, rang lạc, đun nấu, sơn tường… Ví dụ, nhiều loại sơn có chì rất độc hại đối với sức khỏe con người, trên thế giới từng có chiến dịch chống chì trong sơn.
Thậm chí, một nghiên cứu trong lớp học của các nhà khoa học Tây Ban Nha cũng chỉ ra, gãi đầu, gãi da người cũng gây bụi. Theo ông Tùng, nhiều hoạt động trong nhà có bụi phát sinh nhưng ở mức độ nào, ảnh hưởng sức khỏe con người ra sao còn tùy từng hoạt động.
Bên cạnh đó, để bảo vệ sức khỏe, chuyên gia khuyến cáo người dân nên có biện pháp tự bảo vệ mình như thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, hạn chế sử dụng những sản phẩm gây ô nhiễm, thiếu thân thiện môi trường. Hoặc, người lớn nên tránh để t.rẻ e.m tiếp xúc gần nơi đang nấu ăn; sử dụng thiết bị hút khói bếp…
Tại một hội thảo về chất lượng không khí Hà Nội được tổ chức vào tháng 8 mới đây của Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam, một nghiên cứu về không khí trong nhà và ngoài trời chỉ ra nhiều thông tin đáng lo ngại.
Nhóm nghiên cứu chọn 6 điểm đo ở ngoài trời và 6 điểm đo ở trong nhà là các căn hộ chung cư tại Hà Nội. Kết quả, tại 6 điểm đo ngoài trời, nồng độ bụi siêu mịn trong giờ cao điểm lên tới 27.000-31.000 hạt/cm3. Tương đương với ô nhiễm ngoài trời, hàm lượng bụi siêu mịn trong nhà ở 6 điểm đo bằng khoảng một nửa so với ngoài trời, tùy thuộc vào địa điểm.
“Chúng ta dành phần lớn thời gian trong nhà, đặc biệt là người già và t.rẻ e.m nên nguy cơ phơi nhiễm do ô nhiễm không khí rất cao”, PGS. TS Trần Ngọc Quang, Đại học Xây dựng nói. Bên cạnh nguyên nhân do bụi từ bên ngoài, bụi trong nhà còn phát sinh từ hoạt động của gia đình như nấu ăn.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ô nhiễm không khí trong nhà được đ.ánh giá là vấn đề đặc biệt nghiêm trọng vì có tới 80% hoạt động của con người diễn ra trong nhà.
Thống kê năm 2012 của WHO cũng chỉ ra, mỗi năm có 4,3 triệu người t.hiệt m.ạng sớm do ô nhiễm không khí trong nhà, gây ra bởi việc sử dụng không hiệu quả các nhiên liệu rắn trong khi nấu ăn. Do đó, các hành vi tưởng như vô hại như lau chùi sàn nhà bằng nước lau sàn, hút bụi, rán nấu thức ăn vô tình lại tạo ra nơi trú ngụ cho các mầm bệnh.
Ngoài ra còn có các mối nguy hiểm tiềm ẩn tới từ nguyên tố phóng xạ Radion, khí phát ra tự nhiên từ đất trong các ngôi nhà hiện đại ít sự thông thoáng. Khí này sẽ dần tích tụ trong ngôi nhà của bạn, gây nguy hại cho người ở. Bên cạnh đó là chất Amiăng có trong hợp chất của mái tôn hoặc mái pro ximăng, gây ra bệnh ung thư do các hạt này rất nhỏ, có thể lọt vào cơ quan nội tạng của người chỉ qua trao đổi khí bình thường.
Theo VTC
Quét nhà, lau sàn, rán thức ăn đều gây ô nhiễm, nguy hại đến sức khỏe
Nhiều người thường nghĩ ô nhiễm xảy ra khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài mà không biết rằng ô nhiễm trong nhà cũng gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe.
WHO khuyến cáo rằng ô nhiễm không khí trong nhà được đ.ánh giá là vấn đề đặc biệt nghiêm trọng vì có tới 80% hoạt động của con người diễn ra trong nhà.
Theo nghiên cứu về sự phơi nhiễm của con người đối với các chất ô nhiễm trong không khí của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ EPA (Environmental Protection Agency), nồng độ các chất ô nhiễm trong nhà có thể cao hơn 2 – 5 lần, đôi khi 100 lần so với nồng độ ngoài trời.
Theo thống kê năm 2012 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm có 4,3 triệu người t.hiệt m.ạng sớm do ô nhiễm không khí trong nhà gây ra bởi việc sử dụng không hiệu quả các nhiên liệu rắn trong khi nấu ăn. Trong đó, khoảng 12% số người t.ử v.ong do viêm phổi, 34% do đột quỵ, 26% do thiếu m.áu cục bộ cơ tim, 22% do bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và 6% c.hết vì ung thư phổi. Có đến 2,7% gánh nặng bệnh tật toàn cầu xuất phát từ ô nhiễm không khí trong nhà.
Các tác nhân gây ô nhiễm trong nhà. (Ảnh: HN)
Các chất gây ô nhiễm không khí trong nhà phát sinh từ nhiều nguồn và thường được chia làm 3 loại chính:
Thứ nhất là các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, bắt nguồn chủ yếu từ các dung môi và các chất hóa học như nước hoa, mĩ phẩm, keo xịt tóc, nước đ.ánh bóng đồ dùng trong nhà, chất làm thoáng mát không khí, thuốc diệt côn trùng, chất bảo quản gỗ và nhiều sản phẩm sử dụng trong nhà.
Thứ 2 là các chất ô nhiễm sinh học như bào tử, vi khuẩn từ các cây, các con bọ, khí formandehyt từ những tấm thảm, bàn ăn và phao bọt hay lông của các con vật nuôi.
Thứ 3 là chất thải từ sinh hoạt hằng ngày như khí ga, mùi thức ăn thoát ra khi nấu nướng hoặc nấm, kí sinh trùng và một số vi khuẩn từ bồn cầu vệ sinh, đồ ăn thừa.
Do đó, các hành vi tưởng như vô hại như lau chùi sàn nhà bằng nước lau sàn, hút bụi, rán nấu thức ăn vô tình lại tạo ra nơi trú ngụ cho các mầm bệnh.
Ngoài ra còn có các mối nguy hiểm tiềm ẩn tới từ nguyên tố phóng xạ Radion, khí phát ra tự nhiên từ đất trong các ngôi nhà hiện đại ít sự thông thoáng. Khí này sẽ dần tích tụ trong ngôi nhà của bạn, gây nguy hại cho người ở. Bên cạnh đó là chất Amiăng có trong hợp chất của mái tôn hoặc mái pro ximăng, gây ra bệnh ung thư do các hạt này rất nhỏ, có thể lọt vào cơ quan nội tạng của người chỉ qua trao đổi khí bình thường.
Theo nghiên cứu của Tổ chức Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA), cứ mỗi 6 phòng trong nhà (tương đương 457m2) thì có khoảng 18 kg bụi được sinh ra mỗi năm và trong bụi tồn tại vô số loại vi khuẩn độc hại. Tổ chức này cho biết, người dành thời gian ở nhà nhiều (từ 65% đến 90% thời gian) như trẻ nhỏ, người già, người bệnh… có nguy cơ bị nhiễm bệnh do ô nhiễm không khí trong nhà rất cao.
Theo dự án Healthy Lungs For Life, chất lượng không khí trong nhà kém liên quan đến các bệnh phổi – như hen suyễn và dị ứng, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (BPTNMT) và ung thư phổi – và ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể.
Tuy nhiên, do suy nghĩ cố hữu rằng ô nhiễm phải xuất phát từ môi trường bên ngoài, khi ra ngoài đường, nhiều người ít quan tâm đến mức độ ảnh hưởng tới sức khỏe do ô nhiễm không khí trong nhà gây ra và thường cho rằng không khí trong nhà “trong lành hơn ngoài trời”.
Các nước thường đặt ra các ngưỡng ô nhiễm với môi trường bên ngoài, nhưng hiếm quốc gia nào thiết lập các giới hạn để quy định nồng độ bụi trong nhà như thế nào sẽ gây ô nhiễm môi trường trong nhà. Bên cạnh đó.
Tuy nhiên, một số quốc gia nhận thức rõ ràng về mức độ nguy hại của ô nhiễm không khí trong nhà và đưa ra các khuyến cáo để giảm thiểu tối đa tác động của chúng.
Theo các chuyên gia, để hạn chế ô nhiễm trong nhà nên thường xuyên vệ sinh nhà cửa như hút bụi, giặt rèm cửa, giặt thú nhồi bông. Hạn chế dùng thảm, tận dụng khí trời để lưu thông các chất ô nhiễm trong nhà (tuy nhiên, không nên mở cửa sổ nếu quanh nhà có nguồn khí thải ô nhiễm). Không hút thuốc, không vận hành xe ôtô hoặc động cơ chạy bằng nhiên liệu ở garage trong nhà. Nếu đun nấu bằng than, củi, dầu lửa, nhà bếp cần có ống khói. Với những đồ nội thất mới hoặc các căn phòng mới sửa chữa, sơn phết lại thường có mùi dung môi phát thải vào không khí, đây là các chất độc hại nên cần mở cửa phòng để bay bớt mùi dung môi và trồng thêm cây xanh để điều hòa không khí.
Healthy Lungs For Life bổ sung thêm một số biện pháp khác như cài đặt báo động cho khói và khí carbon monoxide, sử dụng vật liệu xây dựng và đồ nội thất với mức phát thải thấp, xin tư vấn các chuyên gia nếu sống trong một khu vực radon cao (trong trường hợp xây nhà trên đá granit), chỉ đốt cháy gỗ khô và không tẩm hóa chất, không đốt rác hoặc bao bì vì nó có thể dẫn đến sự hình thành các chất độc hại.
Theo VTC