Nhận ra rằng mình phải sống chung với HIV có thể là việc không dễ dàng gì với bất kì ai bởi rõ ràng có những lầm tưởng sự thật về căn bệnh này mà không phải ai cũng nắm rõ.
Cho dù bạn còn trẻ hay là đã có t.uổi đời ở bên kia sườn dốc mới phát hiện mình dương tính với HIV thì việc chấp nhận trở thành một thành viên của cộng đồng HIV cũng không phải là việc dễ dàng và nhanh chóng.
Mặc dù HIV được coi là căn bệnh thế kỉ, chưa có thuốc chữa nhưng không có nghĩa là nó quá kinh khủng, người dương tính với HIV (có H.) phải đối mặt với “đường cụt”. Điều quan trọng là chúng ta cần hiểu rõ hơn về căn bệnh này, cả những lầm tưởng và sự thật để có thể cùng nhau xây dựng một xã hội tốt đẹp, hướng tới đẩy lùi bệnh và giúp những người có H. biết bảo vệ mình và những người khác, hòa nhập cộng đồng tốt hơn.
Dưới đây là 9 lầm tưởng và sự thật về việc sống chung với HIV mà ai cũng nên nắm được.
1. Nhiễm HIV có nghĩa là bạn bị AIDS
Đây là một lầm tưởng phổ biến.
Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) là một loại virus phá hủy các tế bào miễn dịch CD4 của cơ thể. Những tế bào này vốn có nhiệm vụ chống lại bệnh tật. Với các loại thuốc phù hợp, có những người có thể bị nhiễm HIV trong nhiều năm hoặc nhiều thập kỷ mà không trải qua giai đoạn HIV tiến triển thành AIDS.
AIDS (hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải) được chẩn đoán khi bạn bị nhiễm HIV cũng như một số bệnh n.hiễm t.rùng cơ hội nhất định hoặc khi số lượng tế bào CD4 của bạn giảm xuống dưới 200.
2. Khó lây nhiễm HIV từ những tiếp xúc thông thường
Đây là sự thật.
Bạn không thể nhiễm hoặc làm lây truyền HIV từ việc ôm ai đó, sử dụng chung khăn tắm hoặc dùng chung cốc. Có thể bị nhiễm HIV từ truyền m.áu nhưng hiếm gặp. Ví dụ, ở Mỹ, nguồn cung cấp m.áu được kiểm tra rất cẩn thận. Tuy nhiên, bạn có thể mắc bệnh do quan hệ t.ình d.ục không an toàn, dùng chung kim tiêm hoặc xăm mình từ các dụng cụ không được vệ sinh.
3. Dương tính với HIV, bạn chỉ sống được vài năm
Đây là một lầm tưởng.
Nhờ các loại thuốc HIV hiện có, sự thật là nhiều người có thể sống hàng chục năm với HIV trong người và có t.uổi thọ thông thường hoặc gần như mức thông thường. Bạn có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ HIV tiến triển thành AIDS bằng cách đi khám bác sĩ thường xuyên, uống thuốc và làm theo hướng dẫn của bác sĩ.
4. Bạn sẽ biết mình dương tính với HIV dựa trên các triệu chứng
Thêm một lầm tưởng nữa.
Một số người không biểu lộ dấu hiệu nhiễm HIV trong nhiều năm sau khi mắc bệnh. Tuy nhiên, nhiều người có thể có một số triệu chứng trong vòng 10 ngày đến vài tuần sau khi bị nhiễm bệnh.
Những triệu chứng đầu tiên này tương tự cúm hoặc tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn và có thể bao gồm sốt, sưng hạch bạch huyết, đau họng, phát ban và đau cơ. Chúng thường biến mất sau vài tuần và bạn có thể không biểu hiện triệu chứng nữa trong vài năm. Cách duy nhất để xác định bạn bị nhiễm HIV là đi xét nghiệm.
5. Có thể chữa khỏi HIV
Ở hiện tại, đây là lầm tưởng.
Không có cách chữa trị HIV trong hầu hết các trường hợp, nhưng điều trị có thể kiểm soát lượng virus và giúp duy trì hệ thống miễn dịch của bạn. Một số loại thuốc can thiệp vào protein HIV cần sao chép chính nó; Những loại khác ngăn chặn virus xâm nhập hoặc chèn vật liệu di truyền của nó vào các tế bào miễn dịch của bạn.
Tất cả những người nhiễm HIV nên bắt đầu điều trị. Những loại thuốc này được gọi là liệu pháp kháng virus. Bác sĩ có thể cho bạn biết những sự kết hợp thuốc nào là tốt nhất cho bạn.
6. Bất cứ ai cũng có thể bị dương tính HIV
Đây là sự thật.
Khoảng 37.600 người ở Hoa Kỳ bị nhiễm HIV mỗi năm và hơn 12.000 người bị AIDS t.hiệt m.ạng mỗi năm. Bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm HIV – đàn ông, phụ nữ, t.rẻ e.m và những người đồng tính hoặc dị tính.
Đàn ông quan hệ t.ình d.ục với nam giới chiếm khoảng 26.300 trường hợp nhiễm HIV mới được chẩn đoán mỗi năm. Phụ nữ chiếm khoảng 7.400 trường hợp được chẩn đoán mới. Người Mỹ gốc Phi tiếp tục là nhóm người phải chịu đựng gánh nặng HIV nghiêm trọng nhất, so với các chủng tộc và sắc tộc khác.
7. Quan hệ t.ình d.ục là an toàn khi cả hai người cùng nhiễm HIV
Đây là một lầm tưởng.
Chỉ vì bạn và bạn tình đều nhiễm HIV, điều đó không có nghĩa là bạn nên quên đi việc bảo đảm an toàn khi quan hệ t.ình d.ục. Sử dụng b.ao c.ao s.u hoặc các loại dụng cụ chắn bằng cao su khác có thể giúp bảo vệ bạn khỏi các bệnh lây nhiễm qua đường t.ình d.ục cũng như các chủng HIV khác – vốn có thể kháng thuốc chống HIV. Ngay cả khi bạn đang được điều trị và cảm thấy khoẻ, bạn vẫn có thể lây nhiễm bệnh cho người khác.
8. Dù dương tính với HIV, bạn vẫn có thể có một đứa con khỏe mạnh
Đây là sự thật.
Người mẹ bị nhiễm bệnh có thể truyền HIV cho con trong khi mang thai hoặc quá trình sinh nở. Nhưng bạn có thể giảm thiểu rủi ro bằng cách hợp tác với bác sĩ và tiếp nhận sự chăm sóc cũng như thuốc men phù hợp. Phụ nữ mang thai nhiễm HIV có thể dùng thuốc để điều trị n.hiễm t.rùng và giúp bảo vệ em bé khỏi virus.
9. Bạn không thể tránh các bệnh n.hiễm t.rùng khác khi nhiễm HIV
Đây là lầm tưởng.
Những người nhiễm HIV vẫn có thể tránh các bệnh n.hiễm t.rùng như viêm phổi, lao, nhiễm nấm candida, bệnh do virus cytomegalo và bệnh nhiễm ký sinh trùng toxoplasma. Cách tốt nhất để giảm thiểu rủi ro là dùng thuốc điều trị HIV.
Những người bị nhiễm HIV tiến triển (AIDS) có thể ngăn ngừa một số bệnh n.hiễm t.rùng này bằng các loại thuốc cụ thể ngoài liệu pháp kháng virus. Bạn có thể giảm tiếp xúc với một số vi trùng bằng cách tránh thịt chưa nấu chín, dụng cụ để thú cưng xả phân – nước tiểu và nguồn nước ô nhiễm.
H Nguyễn
Theo baodansinh
Đằng sau ba trường hợp bệnh nhân được chữa khỏi HIV
Trong một thông báo mới đây đăng tải trên Tạp chí Nature, các nhà khoa học đã công bố có thêm một bệnh nhân người Anh và một bệnh nhân ở Dusseldord, được giấu danh tính, đã trở thành những người nhiễm HIV tiếp theo trên thế giới được chữa khỏi bệnh.
Ảnh minh họa: Martinasfotos
Trong lịch sử đại dịch HIV, chỉ có một bệnh nhân từng được chữa trị thành công khỏi chủng virus phổ biến nhất HIV 1 bằng liệu pháp tế bào gốc. Suốt 12 năm kể từ khi bệnh nhân ấy được chữa trị đến nay, các bác sĩ và các nhà nghiên cứu trên toàn thế giới vẫn chưa thể nhân rộng kết quả ấy.
Bệnh nhân Berlin
Đã 12 năm kể từ khi “Bệnh nhân Berlin” nổi tiếng làm nên lịch sử bằng cách trở thành người đầu tiên duy trì sự thuyên giảm HIV-1 mà không cần dùng thuốc kháng virus (ARV). Bệnh nhân Berlin có tên là Timothy Brown, một nam giới trung niên người Mỹ. Bệnh nhân này phát hiện ra bệnh vào năm 1995, ngay trước thời điểm nhập học tại Đại học Berlin. Nhưng đến năm 2008, ông Brown mới được thực hiện 2 ca ghép tủy xương liên quan đến việc cấy vào cơ thể các tế bào gốc tạo m.áu. Được biết, ca phẫu thuật cho Brown vào năm 2006 là để chữa trị căn bệnh bạch cầu tủy xương cấp tính (một dạng của ung thư m.áu). Khi ấy các bác sĩ điều trị tại Berlin cho rằng cơ hội sống sót duy nhất cho Brown là được ghép tủy xương, qua đó thay thế hệ miễn dịch đã bị phá hủy bởi virus HIV bằng tế bào gốc của người khỏe mạnh.
May mắn rằng, việc điều trị bằng tế bào gốc lấy từ một người hiến tặng có đột biến gen CCR5, là đồng thụ thể HIV-1 đã giúp làm thuyên giảm HIV trong cơ thể bệnh nhân này. Sau khi khám lại, các bác sĩ tại bệnh viện Berlin không còn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào của virus HIV nữa.
Tuy nhiên, các nhà khoa học đã thử mô phỏng lại ca phẫu thuật của bệnh nhân này đối với những bệnh nhân mắc HIV khác nhưng không thành công. Theo một báo cáo được công bố vào năm 2014, có 6 trường hợp HIV được chữa trị bằng phương pháp cấy tế bào gốc nhưng tất cả đều không thể sống sót quá 1 năm. Do đó, ông Brown đã trở thành trường hợp đầu tiên và duy nhất nhiễm HIV trong lịch sử được chữa khỏi bệnh và trường hợp của ông được lưu lại với cái tên “Bệnh nhân Berlin”.
Ảnh minh họa:CDC/Goldsmith, Feorino, Palmer, McManus
Bệnh nhân London
Trong trường hợp thứ hai này, người đàn ông được giấu danh tính sống tại London, mắc căn bệnh HIV, được điều trị bằng tế bào gốc từ một người hiến tặng có cùng đột biến gen CCR5, trong khi đang điều trị ung thư hạch Hodgkin. Mười sáu tháng sau khi làm thủ thuật (không bao gồm xạ trị, khác với bệnh nhân ở Berlin), bệnh nhân London đã ngừng sử dụng thuốc ARV hay còn gọi là liệu pháp ART. Dù đến nay vẫn không phát hiện bất cứ virus HIV nào trong cơ thể người bệnh nhưng các nhà khoa học cho rằng vẫn còn quá sớm để khẳng định bệnh nhân này được chữa khỏi hoàn toàn nhưng đây cũng là bước đi đầy hứa hẹn, mở ra hy vọng về việc tìm ra phương thức hiệu quả trong điều trị căn bệnh HIV.
Giáo sư Ravindra Gupta (Đại học College London, Vương quốc Anh) chuyên nghiên cứu về HIV đồng thời là trưởng nhóm điều trị cho bệnh nhân này, bắt đầu điều trị cho bệnh nhân người London từ năm 2016. Người này được biết đã nhiễm virus HIV từ năm 2003. Đến năm 2012, bệnh nhân tiếp tục được chẩn đoán mắc loại ung thư m.áu thể Hodgkin’s Lymphoma. Đến năm 2016, tình trạng sức khỏe của người bệnh chuyển biến xấu do đó các bác sĩ đã phẫu thuật cấy ghép tủy xương cho người bệnh này và coi đây là “cơ hối sống sót cuối cùng”.
Người hiến tạng là người không có bà con với người bệnh và có đột biến gen gọi là CCR5 delta 32 có khả năng kháng HIV. Việc cấy ghép diễn ra tương đối suôn sẻ nhưng có một số tác dụng phụ, trong đó bệnh nhân phải trải quan “ghép chống chủ thể” tức là một số tế bào miễn dịch của người hiến tặng tấn công các tế bào miễn dịch của người nhận. Hiện các chuyên gia chưa rõ, liệu đột biến CCR5 là chìa khóa duy nhất cho việc loại bỏ virus HIV hay chính biến chứng “ghép chống chủ thể” là yếu tố thành công bởi vì cả hai bệnh nhân London và bệnh nhân Berlin đều gặp biến chứng này
“Bằng cách đạt được sự thuyên giảm ở bệnh nhân thứ hai, sử dụng cách tiếp cận tương tự, chúng tôi đã chứng minh rằng bệnh nhân ở Berlin không phải là trường hợp may mắn trong y học. Thực sự là phương pháp điều trị đã giúp loại bỏ virus HIV ra khỏi hai bệnh nhân này” – Giáo sư Ravindra Gupta cho biết.
Bệnh nhân Dusseldorf
Chỉ hai ngày sau khi các bác sĩ tuyên bố về “Bệnh nhân London” – là người thứ hai được chữa khỏi căn bệnh HIV, các nhà nghiên cứu từ Hà Lan đã công bố về “Bệnh nhân Dusseldorf” tại Hội nghị về kháng virut và n.hiễm t.rùng cơ hội được tổ chức ở Seattle (Mỹ) hôm thứ Ba vừa qua. “Bệnh nhân Dusseldorf” đã trải qua cấy ghép tủy xương giống như hai bệnh nhân trên. “Sau ba tháng ngừng sử dụng liệu pháp ART, sinh thiết từ ruột, hạch bạch huyết của người bệnh cho thấy không còn virus HIV” – nhà nghiên cứu Annemarie Wensing, Trung tâm Y tế tại Đại học Utrecht (Hà Lan) cho biết trên báo New Scientist.
Vẫn còn quá sớm để biết chắc chắn liệu bệnh nhân thứ ba này có thực sự được “chữa khỏi” khỏi căn bệnh HIV hay không. Tuy nhiên đây là những tín hiệu rất mừng cho các nhà khoa học để tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về phương pháp điều trị hiệu quả cho căn bệnh được coi là “không có thuốc chữa này”.
Theo Nhật Minh/Thời Đại