Sống trong môi trường ô nhiễm khiến trẻ sơ sinh có nguy cơ t.ử v.ong cao hơn

Một nghiên cứu lớn tại Anh đã chỉ ra mối liên hệ giữa ô nhiễm không khí có thể khiến nguy cơ t.ử v.ong ở trẻ sơ sinh tăng lên nhiều lần, và khói bụi từ giao thông khiến chức năng phổi của trẻ kém đi.

Một nghiên cứu lớn đã cho thấy ô nhiễm không khí có thể làm tăng đáng kể nguy cơ trẻ sơ sinh t.ử v.ong trong năm đầu đời. Các nhà nghiên cứu đã theo dõi gần 8 triệu trẻ sơ sinh được sinh ra ở Anh và xứ Wales từ năm 2001 đến 2012.

Họ phát hiện ra những em bé sống ở những khu vực ô nhiễm nhất có nguy cơ t.ử v.ong cao hơn từ 30 – 50% bởi bất kỳ nguyên nhân nào cho đến khi 1 t.uổi.

Các chuyên gia từ lâu đã cảnh báo ô nhiễm không khí có tác hại nghiêm trọng đối với sức khỏe, nhưng nghiên cứu mới chứa một số phát hiện rõ ràng nhất về mức độ của tác hại đó.

Các nhà khoa học cho biết những hạt siêu nhỏ phát ra từ các ngành công nghiệp và ô tô được hít sâu vào phổi, sau đó đi vào dòng m.áu.

Từ đó trong quá trình lớn lên, nó có thể kích hoạt bệnh tim và ung thư phổi cũng như n.hiễm t.rùng phổi, viêm phổi. Nghiên cứu quan sát không đưa ra lý do tại sao t.rẻ e.m dễ bị t.ử v.ong sớm.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Y khoa Cardiff đã tìm thấy 3 chất gây ô nhiễm không khí riêng biệt, tất cả đều độc lập làm tăng nguy cơ trẻ sơ sinh t.ử v.ong.

Thủ phạm chính là nitơ dioxide (NO2), khói bụi muội được bơm ra bởi những chiếc xe diesel cũ – được gọi là hạt vật chất (PM10) và sulfur dioxide (SO2).

Khói bụi từ các phương tiện giao thông tạo một trong những chất gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất. (Ảnh minh họa)

NO2 và PM10 chủ yếu được giải phóng từ giao thông, trong khi SO2 được sản xuất từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch như than, dầu và khí đốt.

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng Văn phòng Thống kê Quốc gia của Vương quốc Anh để phân tích dữ liệu từ 7.984.366 ca sinh và tử sống ở Anh và xứ Wales trong 12 năm.

Họ chia đất nước thành khoảng 35.000 khu vực nhỏ, mỗi khu vực có quy mô dân số tương đương 1.500 cư dân hoặc 650 hộ gia đình. Sau đó, các nhà nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu ô nhiễm trung bình hàng năm từ Bộ Môi trường, Thực phẩm và Nông thôn.

Nhóm nghiên cứu do Tiến sĩ Sarah Kotecha dẫn đầu, đã tính toán mức độ ô nhiễm của từng khu vực trước khi liên kết nó với tỷ lệ t.ử v.ong. Nguy cơ t.ử v.ong tăng từ 20 – 40% đối với trẻ sơ sinh đến một trong những khu vực ô nhiễm nhất.

Các bác sĩ cũng tìm thấy trong sự tăng lên nguy cơ t.ử v.ong sơ sinh – xảy ra trong vòng 28 ngày sau khi sinh, tại các khu vực bị ô nhiễm.

Và họ đã ghi nhận mức tăng 30 – 50% các trường hợp t.ử v.ong sau sơ sinh, xảy ra trong khoảng từ 28 ngày sau khi sinh đến 1 năm, trong cùng một khu vực.

Sau khi điều chỉnh các yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả, chẳng hạn như thiếu hụt cân nặng khi sinh, t.uổi mẹ và sinh nhiều con, các rủi ro giảm nhẹ. Khả năng trẻ sơ sinh t.ử v.ong cao hơn 7% ở những khu vực có nồng độ NO2 cao, 4% cho PM10 và 19% cho SO2.

Họ phát hiện ra rằng các ca t.ử v.ong ở trẻ sơ sinh tăng 21% ở các khu vực bị ảnh hưởng bởi SO2, nhưng không đáng kể đối với NO2 và PM10. Và nguy cơ t.ử v.ong sau sơ sinh tăng 11%, 12% và 15% đối với các khu vực có hàm lượng NO2, PM10 và SO2 cao tương ứng.

Mức trung bình của các chất ô nhiễm trong khu vực ô nhiễm là 34ug/m3 đối với NO2, 22ug/m3 đối với PM10 và 6ug/m3 đối với SO2. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết mức NO2 an toàn là dưới 40ug/m3, 20ug/m3 đối với PM10 và dưới 5ug/m3 SO2.

Tiến sĩ Kotecha cho biết: “Chúng tôi đã tìm thấy NO2, PM10 và SO2 được liên kết ở các mức độ khác nhau với việc t.ử v.ong trẻ sơ sinh, t.ử v.ong sơ sinh và sau sơ sinh, do mọi nguyên nhân. Đây là một phát hiện quan trọng vì các chất ô nhiễm được sản xuất và có nguồn gốc khác nhau. Kết quả của chúng tôi cho thấy mặc dù đã có tiến bộ, nhưng thách thức vẫn nằm ở việc giảm ô nhiễm không khí nhằm giảm thiểu số ca t.ử v.ong ở trẻ sơ sinh”.

Điểm nóng của ô nhiễm không khí nằm bên ngoài nhà ga Earls Court ở London, trung bình hàng năm là 129,5 ug/m3 không khí, gấp ba lần giới hạn của Tổ chức Y tế Thế giới.

Bằng cách hiểu được ô nhiễm ảnh hưởng đến em bé, trực tiếp hoặc thông qua người mẹ, có thể nhắm được mục tiêu các liệu pháp thích hợp hoặc các biện pháp can thiệp khác, tùy thuộc vào mức độ tiếp xúc với các loại chất ô nhiễm khác nhau.

Những phát hiện này sẽ được trình bày tại Đại hội quốc tế Hiệp hội hô hấp châu Âu vào Chủ nhật tại Madrid.

Hiện 36.000 người Anh t.ử v.ong mỗi năm vì ô nhiễm không khí, gây thiệt hại 20 tỷ bảng mỗi năm cho ngành chăm sóc sức khỏe. Hơn 29.000 người c.hết với một loạt các bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí như ung thư, tiểu đường và bệnh phổi mãn tính.

Vương quốc Anh nổi tiếng là yếu kém trong việc kiểm soát không khí, với 37 thành phố liên tục có mức độ ô nhiễm cao và chính phủ liên tục bị đưa ra tòa trong vài năm qua.

Xe diesel đã được quảng bá từ những năm 1970 như là một lựa chọn thân thiện với môi trường vì chúng thải ra ít carbon dioxide. Nhưng trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã nhận ra rằng diesel tạo ra nhiều hạt nhỏ hơn và các oxit nitơ gây hại cho sức khỏe của con người.

Hương Giang

Theo dailymail/vietQ

Tham khảo các cột mốc phát triển quan trọng của em bé sơ sinh trong năm đầu tiên theo từng tháng

Quá trình từ một em bé sơ sinh cho đến khi biết đi là một đoạn đường dài. Và mỗi tháng là một bài học khác nhau mà bé phải hoàn thành để đạt được những cột mốc quan trọng, làm nền tảng cho sự phát triển về sau.

Sự phát triển của trẻ sơ sinh là điều được các mẹ quan tâm nhất, bởi bạn luôn lo lắng không biết con mình phát triển có tốt không, có phát triển đúng hướng không, có gặp vấn đề gì không.

Mời các mẹ hãy tham khảo những cột mốc cơ bản mà em bé sơ sinh cần đạt được qua từng tháng trong một năm đầu tiên của cuộc đời bé nhé.

1 tháng t.uổi

Cha mẹ đừng nghĩ em bé 1 tháng t.uổi thì không biết gì nhé. Bé đang lớn rất nhanh theo từng ngày. Bé cũng đang học giao tiếp bằng mắt, học nói u, ơ và biết phản ứng khi nghe giọng nói hay tiếng cười của cha mẹ.

2 tháng t.uổi

Bé trông tròn trịa, mũm mĩm hơn lúc mới sinh. Bây giờ bé biết chăm chú nhìn vào khuôn mặt của ai đó, nhất là cha mẹ, và duy trì giao tiếp bằng mắt ổn định. Biết quay đầu về phía có âm thanh, biết mỉm cười. Bé hóng chuyện và đáp lại cha mẹ bằng tiếng lầm bầm, líu ríu. Ngoài ra, bé còn thể hiện sự tức giận.

3 tháng t.uổi

Lúc này, bé đã có thể biết lật. Bé cũng biết mỉm cười đáp lại khi thấy người khác cười với mình. Bé hay khua chân múa tay, bàn tay bé không còn nắm chặt nữa. Bên cạnh đó, bé còn biết bắt chước theo nét mặt của cha mẹ.

4 tháng t.uổi

Bây giờ, bé đã biết chống thẳng tay khi nằm sấp, biết với lấy đồ vật ở trước mặt. Bé cười thành tiếng, rất thích chơi và sẽ khóc nếu cha mẹ không cho chơi nữa.

5 tháng t.uổi

Bé 5 tháng t.uổi đã lật khá tốt rồi nên sẽ chuyển qua học xoay tròn khi nằm sấp. Bé rất hay thổi bong bóng, và khóc to khi không thấy cha mẹ đâu. Bé còn biết chuyền đồ vật từ tay này sang tay kia. Và đôi khi bé không ngại bộc lộ sự không hài lòng của mình bằng tiếng khóc.

6 tháng t.uổi

Vậy là bé đã đi được một nửa chặng đường trong năm đầu tiên của cuộc đời. Bây giờ, bé rất hay bập bẹ ê a, bé tạo ra những âm thanh như tiếng rít hoặc thì thầm. Bé biết lật người nằm sấp thành nằm ngửa và ngược lại. Biết với tay để lấy đồ vật ở trước mặt. Ngoài ra, bé còn để tâm chú ý xem cha mẹ nói chuyện hay đang làm gì.

7 tháng t.uổi

Tầm tháng này thì bé bắt đầu học bò, học cách sử dụng các ngón tay, thích được bế đi chơi, biết bắt chước theo âm thanh của người lớn, và đặc biệt là thể hiện sự tức giận của mình một cách mạnh mẽ.

8 tháng t.uổi

Bé đã có thể ngồi một cách vững vàng mà không cần bất kỳ sự hỗ trợ nào. Bé học thêm được cách vỗ tay, trả lời khi nghe ai đó gọi tên mình. Bé có thể lo lắng và sợ người lạ.

9 tháng t.uổi

Thời điểm này, bé thích bò và leo cầu thang, thích chơi với cha mẹ, nhất là những lúc mẹ nấu ăn để được nghịch rau củ. Bé còn thích bắt chước cử chỉ của người khác. Bên cạnh đó, bé còn thường xuyên từ chối bằng cách lắc đầu.

10 tháng t.uổi

Bây giờ, bé đang học đứng. Bé hay bám vào bàn, ghế, giường… để đứng lên. Bé đã biết vỗ tay, biết giận dỗi và không hề ngần ngại thể hiện mọi cảm xúc vui buồn giận dữ ra cho cha mẹ thấy. Với đồ chơi, bé thích đổ ra rồi lại nhặt vào.

11 tháng t.uổi

Khi thấy cha mẹ hay ai đó đọc sách là bé sẽ giằng lấy và xé. Bé rất thích tắm. Bé đang học nói “baba” hay “mama” và đôi khi bé tỏ ra bướng bỉnh, không hợp tác.

12 tháng t.uổi

Bây giờ, bé đã có thể tự đứng dậy mà không cần sự trợ giúp, thậm chí là bước được vài bước. Bé cũng nói được vài từ. Bé biết giơ tay, nhấc chân khi cha mẹ mặc hoặc c.ởi q.uần á.o cho bé. Bé bộc lộ cơn giận dữ ngày càng mạnh mẽ. Và đôi khi bé còn làm trò hề cho mọi người cười.

Theo aFamily

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *