Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương vừa cứu sống ngoạn mục một b.é t.rai 3 tháng t.uổi mắc bệnh lý viêm phổi nặng, nhiễm khuẩn huyết có biến chứng nguy hiểm.
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi. Ảnh: BVCC
Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng sốt cao, ho, có đờm, thở khò khè, chảy mũi đục, ăn uống kém và nôn trớ nhiều.
Ngay sau khi tiếp nhận, các bác sĩ đã tiến hành thăm khám lâm sàng, chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng và hội chẩn để đưa ra chẩn đoán chính xác. Kết quả cho thấy bé bị viêm phổi nặng, nhiễm khuẩn huyết tiên lượng nặng, có dịch khoang màng phổi phải.
Bệnh nhi được thực hiện chọc dịch màng phổi dẫn lưu mủ. Bác sĩ Lê Thị Yến, Khoa chẩn đoán hình ảnh, người trực tiếp thực hiện thủ thuật, cho biết đây là bệnh nhi nhỏ t.uổi nhất được gây mê khi dẫn lưu mủ. Quá trình thực hiện đòi hỏi kỹ thuật cao, sự tỉ mỉ và cẩn thận.
Nhờ sự nỗ lực của đội ngũ y tế và sự phối hợp tích cực của gia đình, bé đã được điều trị thành công và xuất viện.
Bác sĩ Đinh Xuân Hoàng, Trưởng khoa cho biết: Nhiễm khuẩn huyết là bệnh cấp tính do vi khuẩn lưu hành trong m.áu, gây ra các triệu chứng đa dạng và có thể dẫn đến suy đa phủ tạng, sốc nhiễm khuẩn với tỷ lệ t.ử v.ong cao. Do vậy, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay khi có dấu hiệu bất thường như sốt cao hoặc hạ thân nhiệt, phù, tiểu buốt, tiểu m.áu, tiểu nhiều lần… để được điều trị kịp thời, tránh biến chứng không hồi phục.
Làm gì khi trẻ bị nhiễm virus hợp bào hô hấp?
Con trai của tôi hơn 2 t.uổi và có biểu hiện sốt cao, thở khò khè. Bé được chẩn đoán nhiễm RSV.
Xin hỏi bệnh này điều trị như thế nào?
Tôi có con trai hơn 2 t.uổi. Gần đây, bé có biểu hiện sốt cao, thở khò khè. Đến bệnh viện kiểm tra thì bé được chẩn đoán mắc nhiễm virus hợp bào hô hấp (RSV). Xin hỏi làm thế nào để điều trị bệnh này?
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC)
Virus hợp bào hô hấp (RSV) có thể lây truyền khi người nhiễm ho hoặc hắt hơi. RSV cũng có thể tồn tại trên bề mặt da hay các vật dụng trong nhà như bàn ăn, tay nắm cửa.
Trẻ từ 2 t.uổi thường có nguy cơ cao nhiễm RSV. Virus này cũng có thể gây tái nhiễm ở bất kỳ độ t.uổi nào.
Người nhiễm bệnh thường xuất hiện triệu chứng sau 4-6 ngày, bao gồm sổ mũi, chán ăn, ho, hắt hơi, sốt, thở khò khè.
RSV cũng có thể gây n.hiễm t.rùng nặng hơn như viêm tiểu phế quản, viêm đường hô hấp nhỏ trong phổi và viêm phổi, n.hiễm t.rùng phổi. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm tiểu phế quản và viêm phổi ở trẻ dưới 1 t.uổi.
Để điều trị RSV, CDC không khuyến cáo dùng thuốc kháng virus để chống nhiễm bệnh. Hầu hết trường hợp nhiễm RSV đều tự khỏi sau 1-2 tuần. Tuy nhiên, một số trường hợp nhiễm RSV có thể khiến bệnh chuyển biến nặng. Các phương pháp giảm triệu chứng do RSV bao gồm:
Giảm đau và hạ sốt bằng thuốc, chẳng hạn acetaminophen hoặc ibuprofen (theo độ t.uổi); Không được dùng aspirin cho trẻ.
Uống nhiều nước.
Trao đổi kỹ với nhân viên y tế trước khi cho trẻ uống thuốc cảm không kê đơn. Một số thành phần của thuốc có thể không tốt cho t.rẻ e.m.
Người già và trẻ dưới 6 tháng t.uổi khi mắc RSV có thể phải nhập viện nếu khó thở hoặc mất nước. Trường hợp đặc biệt nghiêm trọng có thể phải thở máy hoặc truyền dịch.
Để phòng ngừa RSV ở trẻ, có thể tiêm vaccine RSV cho mẹ mang thai 32-36 tuần khi bước vào mùa cao điểm dịch bệnh. Ngoài ra, trẻ dưới 8 tháng t.uổi có thể tiêm kháng thể RSV.
Trẻ 8-19 tháng t.uổi cũng được khuyến nghị tiêm một liều kháng thể RSV nếu nằm trong các trường hợp sau:
Trẻ mắc bệnh phổi mạn tính do sinh non
Trẻ bị suy giảm miễn dịch nặng
Trẻ bị xơ nang có bệnh nặng.