Số ca mắc sốt xuất huyết gia tăng nhanh chóng trong tháng 9 tại các tỉnh phía bắc, chuyên gia cảnh báo bệnh đã vào mùa.
Hà Nam, Hà Nội ghi nhận số lượng ca sốt xuất huyết tăng vọt trong tháng 9.
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương tại Hà Nội tiếp nhận 88 ca sốt xuất huyết từ ngày 10/9 đến 23/9. Mỗi ngày, bệnh viện tiếp nhận khoảng 4-5 bệnh nhân, theo bác sĩ Nguyễn Kim Thư, Trưởng Khoa Virus – Ký sinh trùng, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. 8 tháng trước đó, có rất ít bệnh nhân sốt xuất huyết nhập viện.
Thống kê đến ngày 20/9 của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hà Nội, thành phố ghi nhận 724 ca sốt xuất huyết cộng dồn trong năm 2021. Số người mắc có xu hướng tăng từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 9 với khoảng 60-70 ca một tuần, trong khi tháng 6-7 chỉ ghi nhận 30-40 ca một tuần. Song, mặt bằng chung, số ca mắc vẫn giảm 46% so với cùng kỳ năm 2020. Đại diện CDC Hà Nội nhận định hiện tình hình sốt xuất huyết trên địa bàn chưa có diễn biến phức tạp, tuy nhiên nguy cơ có thể gia tăng, nhất là vào mùa mưa, tháng 10-11.
Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam tiếp nhận liên tiếp rất nhiều bệnh nhân từ các phường nội thành như Hai Bà Trưng, Minh Khai, Lê Hồng Phong trong tháng 9. Đại diện bệnh viện cho biết những nơi này mọi năm chỉ xuất hiện rải rác, nhưng năm nay có phường ghi nhận đến gần 100 ca, tăng cao hơn so với các thời điểm khác trong năm.
Trung tâm Y tế thành phố Phủ Lý, Hà Nam, phát hiện 61 ca từ ngày 21/7 đến ngày 15/8, tại 4 phường, xã gồm Hai Bà Trưng, Minh Khai, xã Liêm Tiết và Liêm Chung.
Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, điều trị hơn 100 ca sốt xuất huyết, từ tháng 7 đến nay. Đại diện bệnh viện ngày 27/9, cho biết các ca có xu hướng tăng dần trong nửa cuối tháng 8 và đầu tháng 9, chủ yếu ngụ tại TP Hạ Long, rải rác ở các phường Cao Thắng, Bạch Đằng, Trần Hưng Đạo, tập trung nhiều ở phường Hồng Hải… Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng sốt, đau người nhiều ngày không đỡ, khi được bác sĩ khám mới phát hiện bị sốt xuất huyết.
Đại diện CDC Quảng Ninh nhận định số ca mắc sốt xuất huyết có xu hướng tăng trên toàn tỉnh so với cùng thời điểm năm ngoái. Từ đầu năm đến khoảng giữa tháng 9, tỉnh ghi nhận 127 ca mắc sốt xuất huyết, dự kiến số ca mắc có thể tiếp tục tăng.
Thống kê của Bộ Y tế trong 8 tháng đầu năm, cả nước có 43.952 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó 13 trường hợp t.ử v.ong. So với cùng kỳ năm ngoái, số mắc giảm hơn 9%, số ca t.ử v.ong tăng 10 trường hợp.
Bác sĩ Thư cho biết sốt xuất huyết là bệnh lây truyền qua đường muỗi đốt. Thời tiết nóng ẩm mưa nhiều, các khu vực đông dân cư, cơ sở hạ tầng chưa phát triển là những nơi muỗi sinh sôi. Hiện nay, dịch sốt xuất huyết chưa căng thẳng so với các năm trước. Tuy nhiên, người dân vẫn cần chú ý phòng bệnh, bên cạnh chống Covid-19 do sốt xuất huyết cũng có khả năng diễn tiến nặng dẫn tới t.ử v.ong.
Bệnh nhân sốt xuất huyết điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, ngày 27/9. Ảnh: Thanh Sơn.
Bác sĩ Nguyễn Thị Tươi, Khoa Nội Tổng hợp, Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh), cho biết triệu chứng của sốt xuất huyết là sốt cao liên tục 39-40 độ C, kéo dài 2-7 ngày, kèm theo đau đầu dữ dội vùng trán, sau nhãn cầu, đau cơ và khớp, sưng hạch bạch huyết hoặc phát ban, xuất huyết dưới da kèm nôn dai dẳng, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, c.hảy m.áu lợi hoặc chân răng…
Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, sốt xuất huyết có thể biến chứng nặng nề, nguy hiểm đến tính mạng như: tràn dịch màng phổi, viêm phổi, sốc do thoát huyết tương nặng, c.hảy m.áu nội tạng, c.hảy m.áu não, tổn thương các tạng, tổn thương gan, rối loạn đông m.áu.
Hiện sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vaccine phòng bệnh. Do bệnh lây từ người sang người qua đường muỗi đốt nên biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh là diệt muỗi và hạn chế môi trường sinh sống của muỗi.
Người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết hiệu quả nhất như sau: loại bỏ vật trung gian truyền bệnh đó là muỗi aedes. Diệt muỗi, diệt loăng quăng, bọ gậy quanh khu vực mình sinh sống. Thường xuyên vệ sinh môi trường phòng chống sốt xuất huyết bằng những công việc như: đậy kín các dụng cụ chứa nước, không để cho muỗi vào đẻ trứng, cọ rửa và thay nước ít nhất một tuần một lần với các dụng cụ chứa nước xô, chum vại, lọ hoa, bể chứa đựng nước, đặc biệt lưu ý các loại cây cảnh thủy sinh trong nhà cũng cần được thay nước và cọ rửa bình mỗi tuần một lần.
Các dụng cụ chứa nước lớn hay các bể chứa nên thả cá ăn bọ gậy. Thu gom, hủy bỏ các loại phế thải có thể chưa nước như lốp xe cũ, chai lọ, vỏ đồ hộp, gáo dừa… Phòng chống muỗi đốt bằng các biện pháp như: dọn dẹp nhà cửa gọn gàng sạch sẽ, không treo quần áo trên tường để giảm bớt chỗ trú ngụ của muỗi, làm rèm che cửa để hạn chế muỗi xâm nhập vào nhà.
Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết hoạt động mạnh hơn vào ban ngày, đặc biệt lúc sáng sớm và chiều tối. Do đó cần mặc quần dài, áo dài tay đặc biệt khi làm vườn, ngủ màn kể cả ban ngày. Nên sử dụng các loại thuốc bôi chống muỗi vào sáng sớm và chiều tối, phun hóa chất diệt muỗi định kỳ tại nhà.
Cẩn trọng dịch ‘kép’: sốt xuất huyết và COVID-19
Hai bệnh sốt xuất huyết và COVID-19 đều là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra. Đặc biệt thời điểm giao mùa hiện nay, dịch sốt xuất huyết có nguy cơ lan rộng, làm dấy lên nỗi lo “dịch chồng dịch”.
Bên cạnh dịch COVID-19, những bệnh theo mùa cũng có thể khiến trẻ nguy kịch, thậm chí t.ử v.ong nếu không điều trị kịp thời – Ảnh: D.PHAN
Trong giai đoạn thời tiết nắng mưa thất thường, là điều kiện thuận lợi để bệnh sốt xuất huyết bùng phát thành dịch với tốc độ lây lan nhanh chóng. Tất cả mọi người đều có thể bị mắc bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ, nhất là những trẻ có sức đề kháng kém.
Trong trường hợp trẻ có biểu hiện mắc sốt xuất huyết, mọi người cần thực hiện test nhanh COVID-19 trước, nếu kết quả âm tính thì đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị. Còn nếu được chỉ định điều trị tại nhà, cần tuân thủ theo các hướng dẫn của bác sĩ, nếu thấy mệt nhiều, sốt cao hoặc bất cứ bất thường nào, cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được xử trí kịp thời.
BS CKII Nguyễn Minh Tiến
Đề phòng khi dịch vào mùa
Đầu tháng 9, Bệnh viện Nhi đồng thành phố (TP.HCM) điều trị cho b.é t.rai H.T.H. (6 t.uổi, quê Đồng Tháp), bé được chẩn đoán sốc sốt xuất huyết nặng trên cơ địa dư cân, béo phì. Trước khi chuyển từ Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp lên, bé H. đã phải đặt nội khí quản, trợ thở bằng máy.
Khi nhập viện tại Bệnh viện Nhi đồng thành phố, tình trạng bé H. tiếp tục diễn tiến nặng, rối loạn đông m.áu, xuất huyết tiêu hóa, tổn thương gan thận, được truyền m.áu và điều trị hỗ trợ gan thận. Sau 1 tuần điều trị, tình trạng bệnh nhi ổn định dần, được cai máy thở, tỉnh táo hoàn toàn. Theo các bác sĩ, tình trạng bệnh diễn tiến nặng ở bé H. do quá trình nhập viện chậm trễ (sau 4 ngày sốt cao) và cộng với chứng dư cân, béo phì.
Nỗi lo càng lớn hơn khi tình hình COVID-19 vẫn đang phức tạp thì dịch sốt xuất huyết lại đến, nguy cơ “dịch chồng dịch” hiện hữu. Gần đây nhất, ngày 16-9, Bệnh viện Nhi đồng thành phố cho biết vừa điều trị thành công b.é g.ái 6 t.uổi P.T.C.T. (ngụ xã Vĩnh Lộc B, Bình Chánh, TP.HCM) bị sốc sốt xuất huyết Dengue nặng, đồng thời mắc COVID-19.
Theo chia sẻ của người nhà, sau 9 ngày cách ly và điều trị tại nhà do COVID-19, bé T. có dấu hiệu thở mệt, người mệt lả. Những tưởng các triệu chứng trên là do COVID-19 trở nặng, nhưng khi cấp cứu tại Bệnh viện Nhi đồng thành phố, bé T. có biểu hiện ngã quỵ, bứt rứt, huyết áp tụt sâu không đo được. Các bác sĩ xét nghiệm m.áu thì bé T. dương tính với virus Dengue gây sốt xuất huyết.
Lúc này, bé T. sốc sâu, rối loạn đông m.áu nặng, xuất huyết dạ dày, tràn dịch ổ bụng và hai màng phổi. Bé được các bác sĩ đặt ống nội khí quản giúp thở nhanh chóng, dùng thuốc vận mạch, truyền dịch đại phân tử, truyền m.áu. Sau hơn 20 ngày điều trị tích cực, tất cả chức năng cơ quan bị ảnh hưởng nặng nề bởi sốt xuất huyết đã dần hồi phục.
Theo các chuyên gia, giai đoạn từ nay đến hết tháng 1 năm sau là cao điểm của dịch sốt xuất huyết, với đỉnh dịch có thể xuất hiện trong tháng 11 và 12. Cộng với dịch COVID-19 đang hoành hành, tiềm ẩn nguy cơ “dịch chồng dịch”.
Nhận biết sớm, điều trị nhanh
Theo BS CKII Nguyễn Minh Tiến, phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng thành phố, song song với chống dịch COVID-19, cần phải chú ý phòng các dịch bệnh theo mùa, nhất là hiện nay đang vào mùa dịch sốt xuất huyết, nếu để bùng phát sẽ rất nguy hiểm.
BS Tiến cho biết các triệu chứng thông thường của bệnh sốt xuất huyết là sốt cao đột ngột lên 39 – 40OC trong 2 ngày đầu, bước sang ngày thứ 3 có thể xuất huyết ở những vùng da mỏng như da mặt, mặt trong cánh tay, vùng cổ… Các trường hợp nặng hơn có thể dẫn đến xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não, tổn thương gan, rối loạn đông m.áu… nếu không được điều trị kịp thời có nguy cơ t.ử v.ong.
Trong bối cảnh dịch COVID-19, các triệu chứng của sốt xuất huyết như sốt, đau mỏi cơ… rất dễ nhầm lẫn với COVID-19, hoặc cùng lúc trẻ có thể mắc cả 2 loại virus. Theo ông, hiện tại Bệnh viện Nhi đồng thành phố đang tiếp nhận và điều trị cho hơn 5 trẻ vừa nhiễm COVID-19, vừa bị sốt xuất huyết.
“Phải làm cùng lúc 2 xét nghiệm mới xác định được 2 loại bệnh này vì chúng có biểu hiện tương đồng. Nếu trẻ nhiễm đồng thời COVID-19 và sốt xuất huyết thì quá trình điều trị khó khăn hơn nhiều. Phải vừa điều trị COVID-19, vừa theo dõi tình trạng bệnh của sốt xuất huyết để kịp thời truyền dịch chống sốc nếu diễn biến nặng”, BS Tiến cho hay.
Chủ động phòng “dịch chồng dịch”
Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), trong 5 tháng đầu năm 2021, cả nước ghi nhận tích lũy hơn 25.000 trường hợp sốt xuất huyết và có xu hướng gia tăng mùa cuối năm.
Hiện nay, dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, để tránh chồng chéo dịch bệnh, vừa phòng dịch COVID-19 vừa phòng sốt xuất huyết, Bộ Y tế khuyến cáo người dân nên dọn dẹp sạch sẽ nơi mình làm việc, sinh sống từ trong nhà ra xung quanh nhà, tránh ao tù nước đọng làm nơi muỗi đẻ trứng dẫn đến phát sinh lăng quăng, muỗi.
Đối với những nơi chứa nước không dùng để uống, sinh hoạt, có thể thả cá để diệt lăng quăng. Nên sử dụng bình xịt, nhang, kem thoa xua muỗi, mặc áo quần dài tay, ngủ mùng kể cả ban ngày… để tránh muỗi đốt.