Stress và sang chấn tâm lý vì COVID-19: Có lúc nhìn sang nhau thấy ai cũng khóc

Đại dịch COVID-19 đã gây ra những tổn thất to lớn cho toàn nhân loại suốt 2 năm qua, cướp đi sinh mạng của hơn 4,5 triệu người, gây tổn thất nặng nề về kinh tế, xã hội…, cùng những nỗi đau vô hình không đong đếm nổi.

Định nghĩa về sức khỏe của Tổ chức Y tế thế giới: “Sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội và không phải chỉ bao gồm tình trạng không có bệnh hay thương tật”

Vấn đề tinh thần có vai trò quan trọng trong khái niệm sức khỏe. Trong thời kỳ dịch bệnh COVID-19 dài đằng đẵng suốt 2 năm qua, mỗi ngày chúng ta đều thấy tràn ngập những con số đong đếm được như: Ca mắc, ca nặng, rồi t.ử v.ong, số người khỏi bệnh… Nhưng còn một thứ vô hình – những hậu quả gián tiếp của đại dịch thì không thể thống kê. Đó là stress, là những sang chấn tâm lý nặng nề, kéo dài, gây ra nhiều rối loạn tâm thần.

Ảnh minh họa

Sang chấn tâm lý là gì?

Sang chấn tâm lý là những hậu quả của phản ứng cơ thể trước những tình huống căng thẳng hay mang tính chất đe dọa đến cuộc sống, khiến cá nhân trải nghiệm sự quá tải về cảm xúc và thể chất, để lại những hậu quả lâu dài về các khía cạnh như thể chất, cảm xúc, xã hội hay tinh thần.

Nguyên nhân của sang chấn tâm lý

Nguyên nhân gây sang chấn tâm lý có rất nhiều loại. Đó thường là: Các sự kiện tác động tiêu cực, ảnh hưởng lớn đến con người, làm đảo lộn cuộc sống của con người; Những sự kiện làm con người đau khổ, đe dọa tính mạng, hay gây ra tổn hại về tinh thần nghiêm trọng, ảnh hưởng đến kinh tế, làm đổ vỡ kinh tế của gia đình, làm suy sụp và không có khả năng chống đỡ; Các thảm họa thiên tai, lũ lụt trôi hết nhà cửa, c.hết người; Các vấn đề về bạo lực tại gia đình, trường học, h.iếp d.âm, c.ưỡng b.ức; Những tai nạn mất đi người thân, mất việc làm, phá sản, những vấn đề về gia đình như ly hôn, ly thân, sự ra đi đột ngột của người thân, mất việc, nợ nần…

Hậu quả của sang chấn tâm lý

Sang chấn tâm lý gây ra nhiều hậu quả về mặt cơ thể và tinh thần, gây ảnh hưởng đến nhiều hệ thống cơ quan trong cơ thể:

Ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương: Gây ra các biến đổi có thể gây teo não, thoái hóa não ở những vùng khác nhau, gây ảnh hưởng đến trí nhớ và khả năng nhận thức, học tập.

Ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của cơ thể thông qua hệ thống thần kinh nội tiết, làm suy giảm hệ thống miễn dịch. Do đó những người gặp phải sang chấn tâm lý thường suy giảm sức đề kháng, dễ mắc các bệnh lý khác.

Ảnh hưởng đến hệ thống tim mạch: Thông qua tác động đến hệ thống thần kinh trung ương, hệ thống thần kinh ngoại biên, stress ảnh hưởng nhiều đến hệ thống tim mạch. Đặc biệt là huyết áp và nhịp tim là dễ nhận thấy nhất, nhịp tim nhanh, huyết áp tăng. Sang chấn tâm lý có thể gây ảnh hưởng đến co thắt mạch vành, gây cảm giác đau ngực, thậm chí có thể nhồi m.áu cơ tim.

Ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa: Làm giảm sự ngon miệng, rối loạn bài tiết các men tiêu hóa, acid ở đường tiêu hóa, dẫn đến loét dạ dày, hội chứng ruột kích thích, rối loạn vi khuẩn ở đường ruột…

Ảnh hưởng đến hệ nội tiết: Sang chấn tâm lý ảnh hưởng đến rất nhiều tuyến nội tiết trong cơ thể. Hệ thống trục dưới đồi, tuyến yên, tuyến thượng thận, tuyến giáp, tuyến tụy, hệ thống adrenalin trong cơ thể đều bị ảnh hưởng.

Do ảnh hưởng đến các hệ thống cơ quan trong cơ thể như trên, sang chấn tâm lý ảnh hưởng đến cơ thể bạn, đến ý nghĩ, cảm xúc và hành vi của bạn.

Các biểu hiện thường thấy như đau đầu, co cứng cơ, căng cơ, đau tức ngực, mệt mỏi, giảm khả năng ham muốn t.ình d.ục, đau dạ dày, có những vấn đề về giấc ngủ như mất ngủ, ngủ mơ, ác mộng…

Ảnh hưởng đến cảm xúc: Mắc các chứng lo âu, bồn chồn, bứt dứt, khó chịu, hoảng sợ, trầm cảm, dễ kích thích, bực bội, kích động,

Ảnh hưởng đến hành vi: Ăn uống vô độ, hoặc chán ăn, sử dụng rượu, hoặc chất kích thích như m.a t.úy tổng hợp, bóng cười. Sử dụng các chất dạng t.huốc p.hiện, sử dụng t.huốc l.á. Thu rút các mối quan hệ xã hội, hạn chế vận động thể dục thể thao.

Sang chấn tâm lý trong đại dịch COVID-19: Đừng quên một nỗi đau vô hình

Không ít nhân viên y tế bị sang chấn tâm lý trong đại dịch COVID-19.

Hơn 1.000 trẻ bị mất cha mẹ trong thời gian xảy ra làn sóng lần thứ 4 của dịch COVID-19 tại Việt Nam. Đó là những con số biết nói. Chứng kiến cảnh người thân mình ra đi, để lại những trẻ thơ không bố không mẹ. Rồi người thân của mình ra đi trong sự cô đơn, đó thực sự là những sang chấn tâm lý nặng với tất cả chúng ta.

Đại dịch COVID-19 là một sang chấn tâm lý nặng nề và dai dẳng, gây ra hậu quả nghiêm trọng về tâm lý với rất nhiều người. Đó là tình trạng: Chứng kiến sự ra đi của người thân đột ngột, không có người đưa tiễn, trong một gia đình có nhiều người ra đi; Vào điều trị COVID -19 trong các bệnh viện dã chiến, chứng kiến cảnh nhiều người nằm điều trị, chứng kiến sự ra đi của người bệnh cùng phòng, khi ra viện sẽ có những di chứng khó hồi phục hoàn toàn.

Tình trạng kinh tế suy sụp kéo dài trong hơn hai năm qua, đặc biệt nhiều ngành nghề gần như không hoạt động gì, dẫn đến nạn thất nghiệp, thu nhập giảm như các ngành nghề du lịch, nhà hàng, khách sạn, cho thuê nhà, đất… là nguyên nhân dẫn đến nhiều rối loạn tâm lý lo âu, trầm cảm. Họ đã phải đi khám bệnh, nằm viện điều trị… Cứ như vậy như một vòng xoắn bệnh lý không thoát ra được.

BS. Trịnh Thị Bích Huyền – bác sĩ chuyên ngành Tâm thần cho biết: “Tình trạng phong tỏa kéo dài, có những khu vực phong tỏa hai, ba tháng, người dân trong tình trạng cách ly, chỉ ở trong nhà một mình, không có giao tiếp với bên ngoài, dẫn đến tình trạng cô lập về xã hội, căn nguyên dẫn tới trầm cảm, lo âu”.

BS. Trịnh Thị Bích Huyền – bác sĩ chuyên ngành Tâm thần

Nhiều người mắc các bệnh lý mạn tính hoặc bệnh cấp tính vì những lý do sợ lây nhiễm COVID -19, vì phong tỏa nên không thể tiếp cận với dịch vụ y tế kịp thời, làm cho tình trạng bệnh nặng hơn, có những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Học sinh học online nhiều, thời gian tiếp xúc với mạng internet, điện thoại, máy tính nhiều, thiếu những mối quan hệ giao tiếp ngoài xã hội. Bố mẹ cũng có những xáo trộn trong cuốc sống bởi trường lớp đóng cửa, con ở nhà học nên phải có người trông và chăm sóc chúng, lo mua sắm trang thiết bị để đảm bảo việc học online… Trẻ tiếp xúc nhiều với các thiết bị điện tử dễ dẫn đến tình trạng nghiện game, nghiện điện tử.

Và ở đây chúng tôi không thể không nói đến đội ngũ y bác sĩ xa gia đình vào vùng tâm dịch, làm việc trong môi trường khắc nghiệt, nắng, nóng, không có điều hòa, mặc những bộ quần áo phòng dịch trong nhiều giờ. Trong các bệnh viện dã chiến chứng kiến một số lượng lớn bệnh nhân nặng, ra đi trong khi mình bất lực không làm được gì cho người bệnh. Đó là một sang chấn tâm lý lớn. Chính họ đã chứng kiến sự ra đi của đồng nghiệp mình mà không thể làm được điều gì.

Có những y bác sĩ ra đi nhận nhiệm vụ trong vùng tâm dịch, bố hoặc mẹ ra đi mãi mãi mà không gặp được con. Họ chỉ biết âm thầm chịu đựng và cũng có những người đã rơi vào khủng hoảng về tinh thần trầm trọng bởi vì nhân viên y tế cũng là người như những người bình thường khác…

“Có người vừa nói chuyện ít ngày trước, sau đã vĩnh viễn bất động.

Lại có những cuộc gọi dài của người nhà bệnh nhân cứ dồn dập đến và hầu như họ đều c.hết lặng hoặc thảng thốt không dám tin khi nhận thông báo từ bác sĩ nên công việc cũng rấp áp lực.

Lúc đầu tôi và cộng sự của mình rất khó ngủ. Nếu triền miên thế ảnh hưởng đến hiệu suất công việc. Người nọ chỉ người kia cách giữ cân bằng tâm lý, chặn lại các mệt mỏi kéo dài. Làm công việc này thực sự cảm xúc rất khó diễn tả.

BS Nguyễn Thanh Huy, Trung tâm hồi sức người bệnh COVID-19 Bệnh viện Trung ương Huế tại TP.HCM

Để không rơi vào khủng hoảng sâu về tinh thần, chúng tôi rèn luyện ý nghĩ xem đó là người thân, là ruột thịt của mình và tự nhủ, đừng hoảng, đừng sốc. Mỗi người nén lại lòng mình một chút. Đau nhất là khi liên lạc gia đình để báo dòng tin không ai mong muốn.

Nhiều đêm, cả đội lo công đoạn cuối sau khi gói ghém, vệ sinh nhiều t.ử t.hi nhìn sang nhau ai cũng đang khóc. Chúng tôi cầu cho người ra đi thanh thản, hãy xem y bác sĩ tiễn đưa cuối cùng này là người thân, cầu cho dịch bệnh sẽ nhanh chóng qua đi. Giải pháp tinh thần này cũng giúp tôi vơi bớt nặng nề.

Giữ không nao núng tinh thần, tôi cùng các đồng nghiệp tìm cách an ủi thân nhân người bệnh vì nếu họ hoảng loạn thì bác sĩ cũng day dứt thêm.

Chúng tôi còn tìm cách liên lạc với bên hỏa táng lo chu đáo nhất cho người đã mất. Còn ở viện thì chúng tôi làm cẩn thận từng công đoạn nên cảm thấy nhẹ nhàng hơn. Chúng tôi bao gói, để tư thế ngay ngắn người đã mất. Các thông tin về người bệnh phải được làm chính xác nhất để chuyển cho bộ phận đưa đi hỏa táng. Buồn thì kịp thời chia sẻ với nhau. Nhất là khi gặp phải hoàn cảnh quá éo le như chồng mất vợ vừa mới sinh con được một tháng…

Từ các mất mát này, chúng tôi động viên, khích lệ nhau dốc hết tâm lực vì người bệnh.

Lo nhanh nhất, gọn gàng nhất, sạch sẽ nhanh để củng cố niềm tin rằng bệnh nhân đã ra đi thanh thản thì chúng tôi cũng nhẹ lòng. Việc trả tro cốt tôi cũng liên hệ theo dõi để nắm bắt. Đến nay, điều rất may mắn là phản hồi từ thân nhân người bệnh họ đều nhận được tro cốt đầy đủ. Điều đó cũng giúp chúng tôi vững tinh thần hơn, ổn định lại tâm lý hơn…”

Lý do căng thẳng nguy hại với dân văn phòng

Căng thẳng trong công việc nếu không được giải quyết có thể trở thành thủ phạm khiến chúng ta rơi vào trầm cảm, kiệt sức và mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Theo khảo sát đầu năm 2021 của Northwesterin National Life, khoảng 40% người lao động tiết lộ họ đang làm một công việc rất căng thẳng. Cuộc khảo sát khác từ Đại học Yale vào tháng 2/2018 cũng cho thấy 29% người được hỏi trả lời cảm thấy căng thẳng tột độ vì công việc đang làm.

Viện Quốc gia về An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp của Mỹ định nghĩa căng thẳng trong công việc là những phản ứng có hại về thể chất, tinh thần, xảy ra khi các yêu cầu công việc không phù hợp với khả năng, nguồn lực hoặc nhu cầu của người lao động.

Do đó, theo Health Harvard, căng thẳng tại nơi làm việc được ví như “kẻ g.iết n.gười thầm lặng” cho dân văn phòng, người lao động. Mức độ căng thẳng khác nhau ở ngành nghề và nhóm dân cư. Một số người lao động có nguy cơ bị stress, cảm xúc tiêu cực cao hơn như nhân sự trẻ, phụ nữ, nhóm thiếu kỹ năng nghề nghiệp.

Căng thẳng trong công việc có thể là kẻ thù khiến bạn giảm năng suất lao động và mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm. Ảnh: Getty Images.

Nguy hại từ căng thẳng trong công việc

Các yếu tố gây căng thẳng tại nơi làm việc được phân chia thành thể chất và tâm lý xã hội. Yếu tố gây căng thẳng thể chất gồm tiếng ồn, ánh sáng kém, bố trí văn phòng hoặc chỗ ngồi không hợp ý, tư thế ngồi sai…

Ngoài ra, một số vấn đề về tâm lý, xã hội khiến người lao động cảm thấy áp lực, khó hài lòng như mức lương thấp; khối lượng công việc quá lớn; ít cơ hội để phát triển hoặc thăng tiến; công việc không hấp dẫn hoặc quá thách thức; thiếu hỗ trợ, phúc lợi xã hội; không có đủ quyền kiểm soát liên quan công việc; xung đột; bị bắt nạt, quấy rối và mất an toàn…

Căng thẳng trong công việc thể hiện rõ nhất ở 3 khía cạnh: Sức khỏe thể chất, tinh thần và hành vi của người lao động. Nó còn tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của công ty.

Nhân viên chợp mắt trong giờ nghỉ trưa tại Tencent ở văn phòng Quảng Châu, Trung Quốc. Ảnh: Qilai Shen/The New York Times).

Những tác động này xảy ra liên tục, bắt đầu bằng cảm giác đau khổ khi phản ứng với những yếu tố gây căng thẳng. Sự đau khổ sẽ dẫn tới tình trạng huyết áp cao, lo lắng, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành, lạm dụng chất kích thích và rối loạn lo âu.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra căng thẳng trong công việc làm tăng nguy cơ bị bệnh về tim mạch như béo phì, cholesterol trong m.áu cao, cao huyết áp hay đau tim, đột quỵ. Căng thẳng cũng dễ khiến chúng ta bị tiểu đường, rối loạn suy giảm miễn dịch, đau lưng mạn tính, rối loạn tiêu hóa, hội chứng ruột kích thích.

Dịch Covid-19 bùng phát, đa số các văn phòng đóng cửa, người lao động phải làm việc ở nhà. Lúc này, chúng ta đối mặt vấn đề căng thẳng vì không có cơ hội tiếp xúc, kết nối trực tiếp với người xung quanh. Thời gian làm việc cũng mất quỹ đạo, dễ khiến cơ thể uể oải, cáu gắt, bất đồng quan điểm.

Giãn cách xã hội, áp lực cắt giảm nhân sự trong mùa dịch cũng gây thêm vấn đề tâm lý cho những người lao động.

Ở góc độ sức khỏe tinh thần, căng thẳng khiến chúng ta dễ bị lo lắng, kiệt sức, trầm cảm, lạm dụng chất kích thích. Người lao động bị căng thẳng có nguy cơ cao thực hiện những hành vi không lành mạnh như hút thuốc, lạm dụng rượu, m.a t.úy, chế độ ăn uống kém.

Những ảnh hưởng này làm giảm năng suất lao động của nhân viên, tăng tỷ lệ vắng mặt, số ngày nghỉ làm, tăng chi phí chăm sóc sức khỏe. Nó cũng liên quan tới tỷ lệ tai nạn, thương tật cao hơn, dễ bỏ việc.

Làm gì để khắc phục?

Theo tạp chí Corporate Wellness , chúng ta không nên bỏ qua những căng thẳng khi làm việc mà cần tìm cách khắc phục nó, thay đổi tâm trạng và tìm sự hứng khởi. Hiệp hội Tâm lý Mỹ (American Psychological Association – APA) đưa ra 5 lời khuyên giúp bạn giảm căng thẳng trong công việc.

Theo dõi các yếu tố gây căng thẳng

Bạn có thể viết nhật ký trong 1-2 tuần để xác định tình huống nào khiến mình căng thẳng nhất và cách bạn phản ứng với chúng là gì. Khi ghi chép, bạn nên miêu tả lại những suy nghĩ, cảm xúc, thông tin về con người, hoàn cảnh, quyết định sau đó.

Việc ghi chép giúp bạn tìm ra tác nhân gây căng thẳng và có cách ứng xử phù hợp. Đừng quên tìm cho mình hoạt động giải trí hoặc điều gì đó khiến mình hạnh phúc, thoải mái hơn.

Thư giãn, tạo ranh giới giữa công việc và cuộc sống giúp bạn giảm bớt áp lực. Ảnh: Freepik.

Hình thành thói quen lành mạnh

Thay vì tìm đến các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, t.huốc l.á, bạn có thể điều hòa cảm giác căng thẳng, stress bằng thói quen lành mạnh hơn như chạy bộ, yoga, thiền.

Ngoài ra, bạn nên dành nhiều thời gian cho những sở thích khác như xem phim, đọc sách, vui chơi với các thành viên trong gia đình. Thậm chí, một buổi ngủ nướng để cơ thể “sạc lại” năng lượng cũng rất cần thiết, giúp bạn xóa tan cảm giác uể oải, chán nản khi nghĩ về công việc.

Các chuyên gia tâm lý khuyên bạn nên ngủ đủ giấc, hạn chế caffeine vào cuối ngày, không nên sử dụng máy tính nhiều vào ban đêm.

Xác lập ranh giới

Ngay cả đến robot hay cỗ máy tiên tiến nhất cũng cần đến bộ sạc, thời gian để nghỉ ngơi. Bạn cũng vậy. Quá trình hồi phục này đòi hỏi không có bất kỳ công việc hay áp lực nào can thiệp vào. Đó là lý do bạn cần “tắt nguồn” khi cần để thư giãn, nghỉ ngơi và tập trung vào sở thích, gia đình, bản thân.

Nếu bạn tiếp tục thói quen mang công việc về nhà, áp lực, căng thẳng từ công việc sẽ đổ dồn và chiếm lấy thời gian cá nhân của bạn. Bạn nên xác lập ranh giới đâu là thời gian dành cho cuộc sống riêng, từ đó cân bằng nó với công việc.

Càng giảm bớt xung đột giữa 2 yếu tố trên, bạn càng có nhiều thời gian để tái tạo năng lượng và xua tan mệt mỏi từ công việc mang lại. Tuy nhiên, bạn cũng cần rèn cho mình thói quen lấy lại thái độ nghiêm túc trong công việc khi hết ngày nghỉ.

Trò chuyện, chia sẻ

Sức khỏe của nhân viên có liên quan đến năng suất làm việc. Chúng ta không phải những cỗ máy, bởi vậy, đừng ngại ngần chia sẻ vấn đề mình đang gặp phải với sếp. Bạn cũng nên chia sẻ cách quản lý căng thẳng của mình để hoàn thành công việc tốt nhất.

Chúng ta có thể bắt đầu bằng những câu chuyện cởi mở, mục đích không phải để phàn nàn hay kêu than mà nhằm tìm kiếm lời khuyên, hai bên thấu hiểu hơn. Nếu áp lực từ công việc quá lớn khiến nó trở thành rào cản và bạn khó tiếp tục làm việc, đừng ngại ngần nhận sự giúp đỡ từ bạn bè, đồng nghiệp, người thân hay đến gặp bác sĩ tâm lý.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *