Nhân viên tại một bệnh viện ở Mỹ đã trao nhầm thận ghép của 2 bệnh nhân với nhau. Điều may mắn là 1 trường hợp dù trao nhầm và đã ghép thận nhưng sức khỏe bệnh nhân vẫn tiến triển tốt.
Bệnh viện Mỹ đã trao nhầm hai quả thận của hai bệnh nhân cho nhau. ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Sự việc khó tin này xảy ra ở Bệnh viện Đại học tại Cleveland, thuộc thành phố Cleveland, bang Ohio (Mỹ). Hai nhân viên bệnh viện gây ra sự nhầm lẫn này đã được cho nghỉ việc, theo Fox News.
Thay vì mỗi bệnh nhân nhận được quả thận phù hợp thì họ lại bị trao nhầm thận cho nhau. Một bệnh nhân đã được cấy ghép quả thận trao nhầm đó. Nhưng may mắn là quả thận này lại tương thích với cơ thể người bệnh. Nhờ đó, bệnh nhân này đang hồi phục và tiến triển tốt. Bệnh nhân còn lại bị trì hoãn ca ghép thận.
Các quan chức bệnh viện đã lên tiếng xin lỗi về vụ việc. Họ khẳng định sự nhầm lẫn này là không phù hợp với cam kết giúp đỡ người bệnh của bệnh viện. Họ cũng khẳng định sẽ làm việc để tránh những sai lầm này tái diễn, theo Fox News .
“Chúng tôi gửi lời xin lỗi chân thành nhất đến các bệnh nhân và gia đình họ. Chúng tôi biết rằng bệnh nhân tin tưởng nên đã giao sức khỏe cho chúng tôi. Những sai sót này đã không phù hợp với cam kết sẽ giúp bệnh nhân khỏe lại và sống cuộc sống trọn vẹn nhất”, bệnh viện cho biết trong một tuyên bố.
Một nhóm gồm các chuyên gia trong bệnh viện và người của Tổ chức Quản lý mạng lưới ghép tạng quốc gia của Mỹ (UNOS) đang tiến hành điều tra về sai lầm này. Theo Tổ chức y khoa UCLA Health (Mỹ), nước này có hiện có hơn 100.000 người đang chờ được cấy ghép thận. Hầu hết họ đều phải chờ từ 5 đến 10 năm mới tìm được thận hiến phù hợp.
Cuộc chiến trong khu cấp cứu bệnh nhân Covid-19 lớn nhất TP HCM
Khu hồi sức tích cực (ICU) Bệnh viện Hồi sức Covid-19 nồng nặc mùi thuốc sát trùng, bao trùm bởi tiếng máy thở, bác sĩ và nhân viên y tế tất bật quanh những bệnh nhân bất động với chằng chịt dây dợ.
Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Hồi sức Covid-19 (TP Thủ Đức) đang điều trị cho gần 300 bệnh nhân nặng, nguy kịch, chỉ sau 6 ngày thành lập.
Bệnh viện quy mô 1.000 giường hồi sức tích cực (ICU), trong đó 100 giường hồi sức nguy kịch, vừa được TP HCM gấp rút thành lập từ Bệnh viện Ung bướu cơ sở 2 nhằm thực hiện chiến lược dồn lực hạn chế bệnh nhân t.ử v.ong. Hiện, hơn 530 y bác sĩ đã đến làm việc, trong giai đoạn “thiết lập giường bệnh tới đâu, nhận bệnh gần kín đến đó”. Nhân lực và trang thiết bị đang tiếp tục được huy động.
“Có những lúc bệnh nhân này ngưng thở, bệnh nhân kia cần đặt gấp nội khí quản, là tất cả chúng tôi lao vào cuộc”, bác sĩ Trần Thanh Linh, Phó Khoa Hồi sức Cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy, kiêm Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Hồi sức Covid-19, kể.
Nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ kín mít từ đầu đến chân, với quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn nghiêm ngặt, để hạn chế nguy cơ lây nhiễm.
Dự kiến, trong tuần này bệnh viện sẽ được trang bị thêm máy móc, thiết bị, nâng công suất lên 500 giường. Số còn lại sẽ được lấp đầy trong thời gian tới.
Khi bệnh viện hoạt động hết công suất cần tổng cộng 340 bác sĩ và 1.200 điều dưỡng, được huy động từ các bệnh viện chính là Chợ Rẫy, Nhân dân 115, Nhân dân Gia Định, Ung bướu TP HCM và nhân sự theo sự điều động của Bộ Y tế.
Các y bác sĩ luôn tay vận hành máy móc, chạy đua liên tục nhiều giờ suốt ca trực để theo sát từng nhịp thở của người bệnh.
“Có nhiều trường hợp vào viện đã rất nguy kịch, không thể cứu được. Dù rất đau xót nhưng chúng tôi không thể để cảm xúc ấy lâu, phải xốc lại tinh thần để làm vì còn rất nhiều bệnh nhân khác đang cần được cứu”, một nữ điều dưỡng 25 t.uổi cho biết.
Các y bác sĩ, điều dưỡng nhận ra nhau qua những cái tên được ghi trên đồ bảo hộ.
Khu ICU không ngớt tiếng máy thở beep beep. Bao quanh các bệnh nhân là những máy móc theo dõi dấu hiệu sự sống.
Điều dưỡng Phương tập cho bệnh nhân đã qua nguy kịch uống nước.
Ở ICU, mọi người không còn phân biệt nhiệm vụ nào là của ai, chỉ chung tay vào cố gắng tối đa để cứu người. Bác sĩ khi rảnh tay có thể làm việc của điều dưỡng, còn điều dưỡng choàng công việc của hộ lý.
Một điều dưỡng tranh thủ ngồi nghỉ, hướng mắt về phía giường bệnh theo dõi bệnh nhân.
Vào ca trực, các điều dưỡng quay cuồng giữa các công việc theo dõi monitor, máy thở, tiêm truyền thuốc, vệ sinh răng miệng bệnh nhân, cho bệnh nhân ăn, thay drap giường…
“Phải theo dõi liên tục các chỉ số, nếu có gì bất thường phải báo động ngay bác sĩ. Bệnh nhân lọc m.áu liên tục nên nhịp tim, huyết áp dễ thay đổi”, điều dưỡng Phương chia sẻ.
Bác sĩ Trần Thanh Linh (giữa) liên tục di chuyển giữa các phòng bệnh, ra y lệnh. Có ca ông yêu cầu “dự trù sẵn máy thở bên cạnh, nếu tiến triển xấu đặt nội khí quản ngay”, ca khác “cho ngưng t.huốc a.n t.hần, giảm bớt giãn cơ, dùng nhiều dễ suy hô hấp”…
Bác sĩ Linh – còn gọi là “bác sĩ 91” sau ca cứu sống bệnh nhân phi công, cũng vừa trở về từ tâm dịch Bắc Giang. “Áp lực điều trị bệnh nhân ở đó lớn, nhưng chẳng là gì so với thực tế tại bệnh viện lúc này”, anh nói.
Theo bác sĩ Linh, dịch tại Bắc Giang chủ yếu trong khu công nghiệp, bệnh nhân trẻ t.uổi, ít bệnh nền, tổng số ca F0 khoảng 5.000 nên lượng người chuyển nặng ít. Trong khi đó, TP HCM hiện đã hơn 32.000 ca, dịch bệnh xuất hiện từ lâu nên số lượng F0 lớn t.uổi, có bệnh nền khá nhiều.
Điều dưỡng cập nhật tình hình sức khỏe trong ngày của từng bệnh nhân.
Quay cuồng, tất bật với công việc nên khái niệm về thời gian trong khu ICU trở nên mờ nhạt. Bác sĩ Huỳnh Quang Đại, Khoa Cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy, không nhớ rõ đã là ngày thứ bao nhiêu từ khi đến đây chi viện.
“Ai cũng chạy đua với số lượng bệnh nhân đang tăng rất nhanh, một ngày ngủ bao nhiêu giờ cũng không biết”, bác sĩ Đại nói.
Ngoài cổng bệnh viện, tiếng còi cứu thương không ngừng hú dồn dập, liên tiếp vận chuyển bệnh nhân nặng vào viện.
Bác sĩ Lê Anh Tuấn (Phó giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP HCM, kiêm Phó giám đốc Bệnh viện Hồi sức Covid-19) cho biết, nơi này vừa là tuyến cuối điều trị bệnh nhân Covid-19 nguy kịch, vừa đảm bảo công tác điều trị trong ngày của bệnh nhân ung thư.
“Hai khối điều trị này được bố trí biệt lập nhau, có cổng vào riêng, đội ngũ nhân viên tách biệt nên không ảnh hưởng hoạt động của nhau”, bác sĩ Tuấn nói.
Bệnh viện Hồi sức Covid-19 được áp dụng cơ chế điều hành của một bệnh viện trung ương hạng đặc biệt. Giám đốc Bệnh viện Hồi sức Covid-19 được quyền xuất cấp kho trang thiết bị, vật tư tiêu hao dã chiến của Bộ Y tế lập tại TP HCM, mà không cần xin ý kiến của Bộ.
Các bệnh viện đang lâm vào cảnh thiếu trang thiết bị y tế và phòng hộ khi ghi nhận hàng nghìn ca nhiễm mới mỗi ngày. Để hỗ trợ lực lượng tuyến đầu, các cá nhân và doanh nghiệp có thể đồng hành cùng chương trình “Tiếp sức cho tâm dịch”. Xem chi tiết tại đây.