Trường hợp nào nên sử dụng kháng sinh cho trẻ nhỏ và dùng thế nào để đúng cách, tránh tình trạng kháng kháng sinh.
Theo PGS.TS.BS Nguyễn Thị Quỳnh Hương, Trưởng khoa Nhi – Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội: Cơ thể của trẻ nhỏ vẫn còn rất non yếu, thậm chí các cơ quan như thận đến một t.uổi mới tạm thời thích nghi được với cơ thể, gan đến 2 t.uổi mới có thể chuyển hóa tốt hơn. Cho nên, thuốc tẩy giun chuyển hóa qua gan cần sử dụng cho trẻ từ 2 t.uổi trở lên. Việc sử dụng thuốc cho trẻ nên rất cẩn thận.
Trẻ nhỏ được cha mẹ bao bọc, chăm bẵm, ít tiếp xúc với môi trường bên ngoài, thường trẻ chỉ bị lây bệnh từ những người chăm sóc là chính. Nghiên cứu cho thấy, trong 10 trẻ sốt, khoảng 2 trẻ có nguyên nhân do vi khuẩn, còn lại là virus.
Kháng sinh là thuốc để diệt vi khuẩn, chứ không phải diệt virus. Trẻ bị nhiễm khuẩn nên dùng kháng sinh càng nhanh càng tốt. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ bị virus tấn công, sử dụng kháng sinh sẽ sai chỉ định. Nếu lặp lại nhiều lần, vi khuẩn trong ruột sẽ được “tập luyện” dần với các kháng sinh và tạo thành các chủng vi khuẩn kháng thuốc. Trong ruột liên tục có “chiến tranh” xảy ra, khoảng 80% “lính canh” của cơ thể nằm ở ruột. Nếu chẳng may vi khuẩn đ.ánh thủng “phòng tuyến” này có thể vào trong m.áu, gây tổn thương ngay tại ruột và bên trong. Một số vi khuẩn vào trong m.áu có thể được lọc lại qua thận, có những vi khuẩn không thể lọc được, tích tụ lại nhiều gây ra n.hiễm t.rùng đường tiểu.
Dùng kháng sinh không đúng cách sẽ tạo ra vi khuẩn kháng thuốc ở đường ruột, thậm chí ở đường mũi họng. Ngày xưa, ở thế hệ ông bà chúng ta, khoảng 10 trẻ sinh ra có 4 trẻ mất vì viêm phổi (tức n.hiễm t.rùng là chính) do chưa có kháng sinh. Hiện nay, chúng ta đã có kháng sinh, song lại vô tình tập cho vi khuẩn kháng kháng sinh. Một số công ty lớn gần đây không sản xuất được kháng sinh chống kháng vì tốc độ kháng thuốc của vi khuẩn quá nhanh, nhanh hơn tốc độ nghiên cứu. Thế giới rất lo lắng về vi khuẩn kháng thuốc.
Ở nước ngoài, nếu không có đơn thuốc bác sĩ, người dân sẽ không mua được kháng sinh. Dùng kháng sinh không đúng cách không chỉ gây hại cho chính đ.ứa t.rẻ đang sử dụng mà những người sống chung với trẻ, ăn chung, uống chung, giọt b.ắn… cũng có thể bị lây nhiễm theo. Vi khuẩn kháng thuốc có thể lây từ người bệnh sang người lành, ảnh hưởng đến cộng đồng.
Trong trường hợp cơ thể khỏe mạnh, vi khuẩn kháng thuốc không có điều kiện “trỗi dậy”. Song nếu cơ thể yếu đi, mắc cúm, bệnh… chúng có thể bùng phát. Trong trường hợp, vi khuẩn kháng toàn bộ kháng sinh sẽ không có thuốc để chữa. Câu chuyện kháng kháng sinh không phải chỉ ở cá thể, mỗi người cần dùng đúng cách để bảo vệ bản thân và bảo vệ cộng đồng. Tỷ lệ kháng sinh ở Việt Nam cao hơn với thế giới bắt nguồn từ việc dùng kháng sinh không đúng chỉ định.
Lưu ý khi sử dụng thuốc trị hen suyễn
Thuốc trị hen suyễn là giải pháp thường được sử dụng và bệnh nhân cần tuân thủ sử dụng thuốc theo đơn hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát các cơn hen.
Bác sĩ Lã Quý Hương – Khoa Nội hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh cho biết, hen suyễn (hen phế quản) là bệnh hô hấp mạn tính. Hiện nay, tuy không thể chữa khỏi bệnh hen hoàn toàn nhưng điều trị có thể giúp kiểm soát các triệu chứng để người bệnh có thể có cuộc sống bình thường. Điều trị phòng ngừa và kiểm soát lâu dài là chìa khóa để ngăn chặn khởi phát cơn hen cấp. Điều trị hen thường bao gồm phòng tránh các yếu tố nguy cơ (các tác nhân gây khởi phát cơn hen), duy trì thường xuyên thuốc kiểm soát triệu chứng và dùng thuốc cắt cơn khi cần.
Các thuốc trị hen suyễn
Các thông tin như thuốc trị hen suyễn (thuốc trị hen phế quản) được chia thành mấy nhóm, liều lượng sử dụng thế nào và tác dụng phụ ra sao là những câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm.
Thuốc điều trị hen được chia thành 3 loại chính:
Thuốc kiểm soát hen (thuốc điều trị dự phòng)
Nhờ công dụng giảm viêm đường thở, các loại thuốc này giúp làm giảm nguy cơ đợt cấp hen và giữ chức năng hô hấp bình thường cho người bệnh hen. Các loại thuốc kiểm soát hen thường là các thuốc phun hít với thành phần là các thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài (LABA) và corticoid dạng hít (ICS), có thể là dạng phối hợp (ICS/LABA) hoặc đơn thuần ICS. Ngoài ra còn có các thuốc đường uống ít được sử dụng vì liều cao, tác dụng toàn thân nên có nhiều tác dụng phụ.
Các loại thuốc chữa hen suyễn dạng xịt được sử dụng nhiều. Ảnh: Shutterstock .
Thuốc cắt cơn hen phế quản
Thuốc cắt cơn hen phế quản được chỉ định dùng khi người bệnh có cơn khó thở đột ngột hoặc đợt cấp hen. Thuốc giúp cắt cơn hen và cải thiện triệu chứng nhanh chóng. Thuốc cắt cơn hen thường được sử dụng cũng là thuốc dạng xịt hít, khí dung.
Thuốc điều trị phối hợp đối với hen nặng
Khi bệnh nhân có triệu chứng hen dai dẳng và/hoặc vẫn còn đợt cấp dù đã tối ưu hóa điều trị bằng liều cao ICS/LABA , bác sĩ sẽ cân nhắc kê toa thuốc này.
Thuốc điều trị hen suyễn không kê đơn không được khuyến khích sử dụng. Chúng không phải phương pháp điều trị lâu dài và không nên dùng hàng ngày để kiểm soát triệu chứng bệnh. Thay vào đó, người bệnh hen nên đến bệnh viện thăm khám và tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ và tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc không kê đơn. Thời gian bạn cần dùng thuốc tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và tần suất xuất hiện các triệu chứng. Thuốc chữa bệnh hen suyễn có thể giúp người bệnh ngủ ngon hơn, thở tốt hơn khi tập thể dục.
Điều trị theo mức độ kiểm soát hen
Tùy theo mức độ kiểm soát triệu chứng, bác sĩ sẽ điều chỉnh loại thuốc cũng như liều lượng thuốc cho người bệnh. Chẳng hạn như, nếu bạn đáp ứng thuốc tốt, bác sĩ sẽ giảm liều lượng thuốc. Ngược lại, khi tình trạng bệnh nặng lên, bác sĩ sẽ xem xét tăng liều, đổi thuốc hoặc thay đổi phương pháp điều trị khác cho phù hợp cũng như đ.ánh giá các yếu tố ảnh hưởng như: kỹ năng sử dụng thuốc, sự tuân thủ điều trị, yếu tố môi trường…
Việc đ.ánh giá kiểm soát dựa trên triệu chứng hen trong vòng 4 tuần qua:
– Triệu chứng xảy ra ban ngày> 2 lần/tuần?
– Có bất kỳ đêm nào thức giấc do lên cơn hen?
– Có dùng thuốc cắt cơn hen> 2 lần/tuần?
– Có giảm khả năng vận động, sinh hoạt do hen?
Bệnh được kiểm soát tốt nếu không có bất kỳ triệu chứng nào kể trên; kiểm soát một phần nếu có 1-2 dấu hiệu trên, không kiểm soát nếu không có 3-4 dấu hiệu trên.
Người bệnh được điều trị theo mức độ các cơn hen. Ảnh: Shutterstock.
Các biện pháp điều trị khác
Cùng với thuốc đặc trị hen suyễn/ hen phế quản/ho hen, bác sĩ sẽ phát hiện và điều trị các bệnh lý đi kèm cũng như điều chỉnh các yếu tố liên quan như:
– Trào ngược dạ dày thực quản (GERD), thừa cân – béo phì, ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ, viêm mũi, viêm mũi xoang, trầm cảm và lo âu…
– Bệnh kèm theo có thể góp phần làm tăng các triệu chứng hô hấp và làm chất lượng cuộc sống kém đi. Điều trị các bệnh này có thể giúp tình trạng hen cải thiện hơn.
Ngoài ra cần thực hiện thêm những biện pháp khác để kiểm soát bệnh như:
– Tập luyện thể lực: bạn nên tham gia tập luyện thể lực để cải thiện tình trạng sức khỏe chung. Bạn cần trao đổi với bác sĩ điều trị về cách xử trí co thắt phế quản do gắng sức trước khi tập luyện.
– Chế độ ăn phù hợp: bạn nên ăn thức ăn chứa nhiều rau và trái cây tươi vì có lợi cho sức khỏe. Tuyệt đối không ăn các loại thực phẩm gây dị ứng hoặc có nguy cơ gây dị ứng.
– Bạn cần có chiến lược đối phó với cảm xúc như tập thư giãn hoặc hít thở phù hợp.
– Tiêm vaccine phòng bệnh: tiêm vaccine cúm hàng năm có tác dụng phòng ngừa nhiễm cúm hoặc giảm mức độ nặng của bệnh cúm. Bạn có thể hỏi bác sĩ lịch tiêm vaccine phòng phế cầu phù hợp giúp phòng các đợt n.hiễm t.rùng phổi do phế cầu, nhờ đó có thể tránh được các đợt cấp hen.
Phòng tránh các yếu tố nguy cơ
Để đảm bảo hen được kiểm soát tốt và phòng tránh các đợt nặng lên của bệnh hen suyễn, bạn cần tuân thủ lối sống lành mạnh, chẳng hạn như:
– Tránh xa t.huốc l.á (chủ động và thụ động), hạn chế đến những nơi bị ô nhiễm không khí.
– Vệ sinh vật dụng cá nhân như chăn ga gối đệm thường xuyên, hạn chế sử dụng các vật dụng có nguy cơ bám nhiều bụi như rèm cửa, thảm sàn nhà…
– Không nuôi chó, mèo, chim cảnh và các con thú khác trong nhà.
– Khi đã được chẩn đoán mắc bệnh hen suyễn, cần cẩn thận khi sử dụng một số loại thuốc như aspirin và các thuốc chống viêm không steroid, thuốc chẹn bêta giao cảm (như propranolol).
Người bệnh hen phế quản cần thăm khám và điều trị kịp thời. Ảnh: Shutterstock.
Bác sĩ Lã Quý Hương cho biết thêm, ở nước ta, không chỉ hen suyễn, tỷ lệ mắc bệnh lý hô hấp ngày càng tăng và có nhiều ca bệnh nặng, diễn biến bất thường, nhất là các trường hợp n.hiễm t.rùng phổi nặng, nấm phổi, xơ phổi… Nhiều người bệnh đã lựa chọn thăm khám, điều trị tại Chuyên khoa Nội hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh – địa chỉ chuyên điều trị các bệnh lý hô hấp – phổi mạn tính.
Bên cạnh đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành trên cả nước, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh chú trọng đầu tư hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại được nhập khẩu đồng bộ để phục vụ cho công tác khám chữa bệnh của khoa Nội hô hấp như hệ thống nội soi màng phổi, hệ thống nội soi phế quản ống mềm hiện đại dải tần hẹp NBI, máy chụp X quang công nghệ cao, máy chụp CT 128 dãy để phát hiện sớm các bệnh phế quản, phổi. Hệ thống đo đa ký giấc ngủ để chẩn đoán nguyên nhân ngủ ngáy, mất ngủ và căn chỉnh điều trị hội chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ, máy thở không xâm nhập điều trị suy hô hấp…
Để được tư vấn và đặt lịch khám các bệnh lý hô hấp – phổi tại khoa Nội hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, bạn có thể liên hệ qua:
Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
– Hà Nội: 108 Hoàng Như Tiếp, phường Bồ Đề, quận Long Biên. Hotline: 1800 6858
– TP HCM: 2B Phổ Quang, phường 2, quận Tân Bình. Hotline: 0287 102 6789
– Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh