Salad hay các món có rau củ sống có thể rất ngon và tươi mát nhưng thực tế lại làm c.hết nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ miễn dịch và sức khỏe đường ruột của con người.
Một nghiên cứu mới cho thấy việc nấu chín những củ cà rốt trái ngược với việc ăn sống có thể làm thay đổi mạnh mẽ vi khuẩn đường ruột của con người.
Trong nghiên cứu được tiến hành ở cả chuột và người, các nhà khoa học phát hiện ra rằng ăn thực phẩm nấu chín không chỉ làm thay đổi vi khuẩn trong cơ thể – được gọi chung là microbiome, mà còn khiến các gen của những vi khuẩn này được “bật” hay “tắt”.
Các nhà nghiên cứu nói rằng điều này là do ăn thực phẩm nấu chín có thể tăng cường sức khỏe đường ruột trong khi nhiều thực phẩm thô chứa các hợp chất t.iêu d.iệt vi sinh vật, có nghĩa là rất nhiều vi khuẩn đường ruột sẽ bị phá hủy.
Nhóm nghiên cứu, dẫn đầu bởi Đại học California San Francisco (UCSF), cho biết những phát hiện này giúp hiểu loại thực phẩm nào có vi khuẩn có lợi nhất trong cơ thể và cách thức hệ vi sinh vật phát triển khi con người sớm đã học cách nấu thức ăn.
“Phòng thí nghiệm của chúng tôi và những người khác đã nghiên cứu cách thức, các loại chế độ ăn khác nhau, chẳng hạn như chế độ ăn chay so với thịt, ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật”, tiến sĩ Peter Turnbaugh, phó giáo sư về vi trùng học và miễn dịch học tại UCSF cho biết.
Các loại lợi khuẩn giúp tăng cường hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa của con người có thể bị tổn hại và hại c.hết nếu sử dụng rau củ sống trong chế độ ăn.
“Chúng tôi đã rất ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng không ai nghiên cứu câu hỏi cơ bản về việc nấu ăn làm thay đổi thành phần của hệ sinh thái vi sinh vật trong ruột của chúng ta”, ông nói thêm.
Đối với nghiên cứu, được công bố trên tạp chí Nature Microbiology, nhóm nghiên cứu đã chia chuột thành bốn nhóm. Các loài gặm nhấm được cho ăn một trong 4 chế độ ăn kiêng: thịt sống, thịt chín, khoai lang sống hoặc khoai lang nấu chín.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy, thật ngạc nhiên, không có sự khác biệt về hệ vi sinh vật của chuột ăn thịt sống so với thịt nấu chín. Tuy nhiên, có một sự khác biệt đáng kể giữa những con chuột ăn khoai lang sống và khoai lang nấu chín.
Không chỉ các vi khuẩn trong cơ thể chúng khác nhau, mà còn có một số gen nhất định và các sản phẩm trao đổi chất, như chất thải, do cơ thể tạo ra.
Khi nhóm nghiên cứu thực hiện cùng một loại rau, bao gồm khoai tây trắng, ngô, đậu Hà Lan, cà rốt và củ cải đường, họ đã nhận được kết quả tương tự.
Các nhà nghiên cứu cho biết một trong những lý do cho những thay đổi này là một số loại thực phẩm thô có chứa các hợp chất chống vi khuẩn gây tổn hại hoặc t.iêu d.iệt lợi khuẩn trong cơ thể con người.
“Chúng tôi rất ngạc nhiên khi thấy rằng sự khác biệt không chỉ do thay đổi chuyển hóa carbohydrate mà còn có thể được điều khiển bởi các hóa chất có trong thực vật. Đối với tôi, điều này thực sự làm nổi bật tầm quan trọng của việc xem xét các thành phần khác trong chế độ ăn uống và cách chúng tác động đến vi khuẩn đường ruột”, tiến sĩ Turnbaugh nói.
Các nhà nghiên cứu của UCSF muốn xem liệu những thay đổi của microbiome tương tự có xảy ra ở người hay không và hợp tác với một đầu bếp chuyên nghiệp để chuẩn bị thực đơn sống và nấu chín.
Những người tham gia đã thử từng chế độ ăn trong ba ngày theo thứ tự ngẫu nhiên và sau đó cung cấp mẫu phân. Các mẫu cho thấy rằng hệ vi sinh vật của những người ăn chế độ ăn thô so với chế độ ăn nấu chín khác nhau rõ rệt.
Có thể thấy rằng tác động của việc nấu ăn được phát hiện ở loài gặm nhấm cũng có liên quan đến con người, các chi tiết cụ thể về cách thức hệ vi sinh vật bị ảnh hưởng khác nhau giữa hai loài.
Các nhà khoa học rất quan tâm đến việc thực hiện các nghiên cứu quan sát và can thiệp lớn hơn, dài hơn ở người để hiểu tác động của những thay đổi trong chế độ ăn uống dài hạn.
Hương Giang
Theo: dailymail/vietQ
Táo hữu cơ chứa rất nhiều lợi khuẩn tốt cho sức khỏe người dùng
Hạn chế việc phải đi khám bệnh nhờ ăn táo hữu cơ vì có rất nhiều lợi khuẩn tốt cho sức khỏe.
Một nghiên cứu vừa được công bố hôm trên tạp chí Frontiers in Microbiology, một quả táo không được xử lý bằng thuốc trừ sâu có chứa hơn 100 triệu lợi khuẩn đa dạng có thể giúp cho sức khỏe con người tốt hơn so với táo thông thường.
Hàng triệu lợi khuẩn này đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì một đường ruột khỏe mạnh. Nghiên cứu này cũng được liên hệ với các nghiên cứu khác về lợi ích của táo hữu cơ, từ việc giảm nguy cơ gây bệnh dị ứng đến giúp sức khỏe của hệ thần kinh tốt hơn.
Các khoa học đã so sánh vi khuẩn trong táo mua tại cửa hàng với những loại táo hữu cơ giống nhau và có ngoại hình gần giống nhau. Họ đã thí nghiệm trên tất cả các bộ phận của quả táo, từ vỏ cho đến thân cây.
Táo hữu cơ chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho cơ thể hơn táo thường
Mặc dù họ tìm thấy có cùng một lượng vi khuẩn trong cả hai loại táo, nhưng chủng loại lại rất khác nhau. Tổ hợp lợi ích khuẩn đa dạng trong táo hữu cơ là chìa khóa để làm cho con người khỏe mạnh hơn so với táo thông thường, loại không được nuôi trồng hữu cơ.
Ăn một quả táo hữu cơ đặc biệt tốt vì táo không qua nấu chín, điều này giúp chúng giữ được những vi khuẩn có lợi. Hình thức nấu chín thức ăn đôi khi góp phần t.iêu d.iệt những lợi khuẩn này, tác giả Gabriele Berg từ Đại học Công nghệ Graz ở Áo chia sẻ trên The Guardian.
Các vi khuẩn, nấm và vi rút trong thức ăn đi qua đường ruột, nấu ăn làm c.hết hầu hết những thứ này. Vì vậy trái cây và rau sống là nguồn cung cấp lợi khuẩn cho đường ruột đặc biệt quan trọng.
Các nhà nghiên cứu cũng xác nhận rằng táo hữu cơ ngon hơn táo thường. Một loại vi khuẩn được gọi là methylobacterium – giúp tăng cường các hợp chất có hương vị dâu tây, có hàm lượng trong táo hữu cơ cao hơn đáng kể.
Các nhà khoa học kết luận rằng kết quả của nghiên cứu này giúp cho cả con người, cây cối và môi trường đôi bên cùng có lợi. Táo hữu cơ mang đến các tác dụng có lợi cho sức khỏe của người tiêu dùng, cây cối và môi trường, trái ngược với táo thông thường, chứa vài mầm bệnh tiềm ẩn.
Các tác giả đã nhận tài trợ từ chính phủ Áo để nghiên cứu chứ không hề nhận tài trợ từ Big Apple và cũng không phải do một quả táo hữu cơ viết nên báo cáo này.
Hương Giang
Theo: nypost/vietQ