Sử dụng thuốc gây tê giúp sản phụ giảm đau khi ‘bắt con’ có thể gây biến chứng, t.ử v.ong

Theo các bác sĩ tại Bệnh viện Vinmec, dùng thuốc gây tê tủy sống là kỹ thuật giảm đau đã được áp dụng từ lâu nhưng biện pháp này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

T.ử v.ong do nghi dùng thuốc gây tê khi ‘bắt con’

Mới đây tại Đà Nẵng đã có 2 trường hợp thai phụ t.ử v.ong do nghi dùng thuốc gây tê bắt con và một trường hợp nguy kịch. Cụ thể, theo thông tin từ Sở Y tế Đà Nẵng, cách đây vài ngày 2 sản phụ 33 và 34 t.uổi vào Bệnh viện Phụ n.ữ s.inh mổ trong tình trạng sức khoẻ bình thường. Khi được tiêm thuốc gây tê tuỷ sống, hai bệnh nhân có biểu hiện tê, đau vùng mông phải, đau vùng cùng cụt, khó chịu, co giật hai chi dưới.

Sau đó, các sản phụ liền được chuyển tuyến trên với chẩn đoán đi kèm là “theo dõi ngộ độc thuốc tê”. Sau khi chuyển viện, một sản phụ t.ử v.ong. Người còn lại nguy kịch và sau đó có chuyển biến tốt lên.

Tương tự gần một tháng trước, một sản phụ ở Đà Nẵng cũng vào Bệnh viện Phụ n.ữ s.inh con. Cùng được tiêm một loại thuốc gây tê, người này sau đó t.ử v.ong.

Thông tin về các trường hợp trên, ông Võ Xuân Phúc, Giám đốc Bệnh viện Phụ nữ cho biết, bác sĩ gây tê cho các bệnh nhân có 30 năm kinh nghiệm, 3 ca đều diễn biến rất nhanh. Bệnh viện đã chuyển ngay bệnh nhân lên tuyến trên cứu chữa khi có bất thường.

Dùng thuốc gây tê tủy sống để giảm đau khi ‘bắt con’ có thể gây biến chứng, t.ử v.ong

Sau khi xảy ra vụ việc, bệnh viện đã cho niêm phong toàn bộ lô thuốc gây tê, phòng mổ, phòng hồi sức, lấy mẫu gửi đi xét nghiệm tại Viện kiểm nghiệm thuốc Trung ương, dự kiến có kết quả sau khoảng 7-10 ngày. Trong thời gian này, các bệnh viện và trung tâm y tế được khuyến cáo không sử dụng Bupivacaine gây tê.

Sở Y tế thành phố Đà Nẵng cũng đã chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh cung cấp dịch vụ sản phụ khoa và sơ sinh nghiêm túc thực hiện công văn số 5069/BYT-BM-TE ngày 29-8-2019 về sử dụng phương pháp vô cảm gây tê vùng trong mổ lấy thai. Trường hợp có nghi ngờ liên quan đến thuốc sử dụng trong quá trình điều trị cho các sản phụ, cần chỉ đạo đơn vị lập báo cáo phản ứng có hại của thuốc theo hướng dẫn, khẩn trương gửi về Trung tâm DI&ADR quốc gia, đồng gửi Cục Quản lý dược, Cục Quản lý khám, chữa bệnh và Vụ Sức khỏe bà mẹ, t.rẻ e.m.

Tác dụng phụ sau gây tê tủy sống sau khi sinh

Theo các bác sĩ tại Bệnh viện Vinmec, so với gây mê thì gây tê là biện pháp giảm đau khi sinh mang lại nhiều ưu điểm. Theo đó, gây tê tủy sống là kỹ thuật giảm đau được thực hiện trước khi tiến hành mổ lấy thai nhằm giúp sản phụ vượt cạn dễ dàng, không cảm thấy đau đớn.

Các bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê vào tủy sống của sản phụ khiến sản phụ bất động, mất cảm giác hoàn toàn ở nửa thân dưới. Sản phụ vẫn tỉnh táo, nhìn thấy, nghe được và cảm nhận các thao tác của bác sĩ nhưng không có cảm giác đau. Tuy nhiên, sau gây tê, sản phụ có thể gặp phải một số tác dụng phụ.

Buồn nôn, nôn ói

Ngay sau khi thuốc tê được tiêm vào cột sống, sản phụ có thể cảm thấy buồn nôn, thậm chí là nôn mửa. Đây là phản ứng khá phổ biến nhưng sẽ nhanh chóng biến mất khi thuốc tê hết tác dụng, không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của sản phụ và thai nhi.

Nhức đầu

Nhiều sản phụ cũng ghi nhận sau khi gây tê tủy sống đều có cảm giác đau đầu. Nguyên nhân chủ yếu là do dịch não tủy rò rỉ qua lỗ thủng màng cứng, làm giảm lớp rào cản đệm của dây thần kinh cảm giác, tăng áp lực não tùy, khiến bệnh nhân cảm thấy đau nhức đầu, đặc biệt là vùng xung quanh trán, sau mắt hoặc đáy hộp sọ. Nhiều sản phụ còn đau xuống vùng cổ. Những cơn đau có thể kéo dài hoặc đau từng cơn, đau nhói.

Nhức đầu khiến sản phụ mệt mỏi, có thể buồn nôn, nhạy cảm với ánh sáng. Tác dụng phụ này thường xuất hiện sau vài ngày kể từ khi sinh mổ, cũng có trường hợp xuất hiện ngay sau khi sinh và sẽ biến mất sau khoảng vài ngày. Hầu hết các trường hợp sinh mổ đều ghi nhận sản phụ bị đau đầu do tác dụng phụ của gây tê tủy sống.

Ớn lạnh

Cũng theo các bác sĩ, ngay sau khi mổ lấy thai, vẫn nằm trên giường mổ, sản phụ có thể bị ớn lạnh. Khi trở về phòng hậu phẫu hoặc giường bệnh thường, sản phụ nên đắp chăn, mặc quần áo kín, đi tất để tránh bị nhiễm lạnh. Lúc này, cơ thể sản phụ đang rất yếu nên rất dễ có tác động xấu đến sức khỏe

Ngứa

Thuốc gây tê có thể khiến sản phụ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu do tác dụng của thuốc giảm đau được thêm vào trong thuốc tê. Tình trạng ngứa sẽ giảm dần và hết sau khoảng 1 – 2 ngày. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp sản phụ ngứa nghiêm trọng và kéo dài.

Suy hô hấp và tuần hoàn nhẹ

Nếu thuốc gây tê di chuyển cao hơn trong tủy sống so với dự định thì bệnh nhân có thể bị phong tỏa thần kinh hay còn gọi là phong tỏa cột sống. Trường hợp này thường xảy ra với các bệnh nhân béo phì, có t.iền sử dị ứng thuốc gây mê.

Khi bị tác dụng phụ này, sản phụ sẽ có biểu hiện khó thở, tê cánh tay, cử động cánh tay, vai và thân yếu. Kèm với đó là cảm giác buồn nôn, nôn mửa. Nếu được cho thở oxy và tiêm tĩnh mạch để điều chỉnh nhịp tim và huyết áp thì tình trạng này cũng sẽ ổn định và không đáng lo ngại.

Đau lưng

Hầu hết các sản phụ sau sinh đều có cảm giác đau lưng, kể cả sinh mổ hay sinh thường không phải gây tê tủy sống. Nên vẫn không xác định chính xác được liệu gây tê tủy sống có phải là nguyên nhân gây đau lưng hay không. Ngoài các tác dụng phụ kể trên, sản phụ còn có thể gặp phải một vài triệu chứng khác như: tê bì chân tay, bí tiểu…

Cách hạn chế tác dụng phụ của gây tê tủy sống sau sinh mổ

Trong quá trình gây tê tủy sống, nếu cảm thấy khó chịu hay đau ở bất cứ đâu nên nói ngay với bác sĩ để được kiểm tra các thiết bị, ống truyền thuốc hoặc các vấn đề khác liên quan đến thuốc tê. Để hạn chế việc rò rỉ dịch não tủy, có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Khi bác sĩ tiêm tê tủy sống, sản phụ nên nằm yên, không dịch chuyển, có thể làm lệch mũi tiêm.

Sau khi sinh, sản phụ nên nghỉ ngơi nhiều, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, bồi bổ để hồi phục sức khỏe. Không nên ngồi hoặc đứng quá lâu vì xương khớp vẫn còn yếu, chưa hồi phục hoàn toàn sau gây tê. Có thể tập luyện thể dục nhẹ nhàng.

Cần massage nhẹ nhàng nếu thấy tê mỏi chân tay. Nếu tình trạng này kéo dài không đỡ thì nên khám hoặc sử dụng một vài liệu pháp vật lý trị liệu để tránh ảnh hưởng đến cơ xương và khiến mẹ sau sinh cảm thấy mệt mỏi.

Đặc biệt, các bác sĩ còn lưu ý, khi thấy các dấu hiệu bất thường như: khó thở, đau hoặc sưng đỏ ở vị trí tiêm tê, nhức đầu dữ dội, người yếu và mệt mỏi, có các vấn đề về bàng quang và ruột thì nên đến báo cho bác sĩ ngay lập tức, nếu đã xuất viện về nhà thì nên quay lại bệnh viện để kiểm tra càng sớm càng tốt.

An Dương

Theo vietQ

Thông tin bất ngờ về lô thuốc gây tê khiến hai sản phụ thương vong tại TP.Đà Nẵng

Ngành y tế TP.Đà Nẵng hướng đến nguyên nhân vụ một sản phụ c.hết, một nguy kịch trong cùng ngày là do thuốc gây tê.

Loại này có tên Bupivacaine WPW Spinal 5,5% Heavy, xuất xứ từ Ba Lan. Hiện, sở Y tế TP.Đà Nẵng đã yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn thành phố có dùng thuốc nghi ngờ này tạm thời dừng lại, tránh tình trạng đáng tiếc xảy ra.

Diễn biến mới nhất vụ 2 sản phụ, 1 t.ử v.ong, 1 nguy kịch tại TP.Đà Nẵng, nguồn tin của PV báo Người Đưa Tin cho hay, hiện sở Y tế TP.Đà Nẵng vẫn đang hướng đến nghi vấn do thuốc gây tê.

Trả lời thông tin này, lãnh đạo bệnh viện Phụ nữ TP.Đà Nẵng cho biết, loại thuốc gây tê sử dụng cho ca phẫu thuật của cả 2 sản phụ trong ngày 17/11 có tên Bupivacaine WPW Spinal 5,5% Heavy. Loại thuốc này có xuất xứ từ Ba Lan.

Từ tháng 5 – 10/2019, bệnh viện đã nhập 250 ống thuốc. Lô thuốc này do công ty CP Dược phẩm Trung ương CPCI – chi nhánh Đà Nẵng cung ứng.

Tính đến thời điểm này, bệnh viện Phụ nữ TP.Đà Nẵng đã dùng hết 130 ống thuốc Bupivacaine WPW Spinal 5,5% Heavy. Do đó, chưa thể khẳng định rằng, vụ việc nói trên là do thuốc gây tê.

Có một điều đặc biệt nữa là, trước khi sử dụng loại thuốc trên, bệnh viện Phụ nữ TP.Đà Nẵng vốn dùng loại thuốc Marcain spinal Heavy 0,5% 4ml sản xuất Cenexi – Pháp.

Tuy nhiên, đến tháng 5/2019, nhà cung cấp thông báo hết hàng cung ứng nên cơ sở y tế này đã thay bằng loại thuốc xuất xứ từ Ba Lan như trên.

Loại thuốc gây tê có xuất xứ từ Ba Lan. (Ảnh minh họa).

Trong khi đó, phòng Nghiệp vụ dược (sở Y tế TP.Đà Nẵng) cung cấp thông tin rằng, với loại thuốc gây tê Bupivacaine WPW Spinal 5,5% Heavy, xuất xứ Ba Lan thì có 3 cơ sở y tế tại TP.Đà Nẵng đang sử dụng.

Ngoài bệnh viện Phụ nữ còn có bệnh viện Phụ sản – Nhi và trung tâm Y tế quận Liên Chiểu.

Hiện, sự cố chỉ xảy ra sự cố tại bệnh viện Phụ nữ nên chuyện tai biến y khoa nêu trên có liên quan đến thuốc gây tê hay không, thì chưa thể khẳng định.

Theo thông tin từ công ty CP Dược phẩm Trung ương CPCI – Chi nhánh Đà Nẵng, tính từ đầu năm 2019 đến nay, đơn vị đã cung ứng 12.550 ống Bupivacaine cho các bệnh viện, trung tâm y tế từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi.

Đơn vị này cũng đã cung cấp tài liệu liên quan đến lô thuốc nêu trên cho cơ quan chức năng TP.Đà Nẵng, để phục vụ làm rõ vụ việc.

Trả lời PV, ông Nguyễn Út, Phó Giám đốc sở Y tế TP.Đà Nẵng cho biết, lãnh đạo đơn vị đã chỉ đạo niêm phong toàn bộ các lô thuốc gây tê và lấy mẫu gửi viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương để xét nghiệm.

Đề nghị bệnh viện Phụ nữ TP.Đà Nẵng báo cáo với trung tâm DI&ADR của Quốc gia về sự cố này.

Cạnh đó, dù chưa thể khẳng định nguyên nhân sự việc có liên quan đến loại thuốc gây tê nêu trên hay không, nhưng sở Y tế TP.Đà Nẵng cũng chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn thành phố đang dùng thuốc nghi ngờ gây ra tai biến ở bệnh viện Phụ nữ TP.Đà Nẵng tạm thời dừng lại, tránh tình trạng đáng tiếc xảy ra.

Cũng liên quan đến nghi vấn này, văn bản từ vụ Sức khỏe bà mẹ t.rẻ e.m (bộ Y tế) gửi sở Y tế TP.Đà Nẵng cũng yêu cầu Sở chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cung cấp dịch vụ sản phụ khoa và sơ sinh nghiêm túc thực hiện Công văn số 5069/BYT-BM-TE ngày 29/8/2019 về sử dụng phương pháp vô cảm gây tê vùng trong mổ lấy thai.

Trường hợp có nghi ngờ liên quan đến thuốc sử dụng trong quá trình điều trị cho các sản phụ cần chỉ đạo đơn vị lập báo cáo phản ứng có hại của thuốc theo hướng dẫn tại Quyết định số 1088/QĐ-BYT ngày 4/4/2013 của Bộ trưởng bộ Y tế, khẩn trương gửi về trung tâm DI&ADR Quốc gia, đồng gửi cục Quản lý Dược, cục Quản lý Khám chữa bệnh và vụ Sức khỏe bà mẹ t.rẻ e.m.

Lô thuốc niêm phong tại bệnh viện Phụ nữ TP.Đà Nẵng.

Như báo điện tử Người Đưa Tin đã phản ánh, cùng ngày 17/11, có đến 2 vụ biến chứng y khoa xảy ra đối với 2 sản phụ khi họ đến nhập viện, thực hiện các thủ thuật sinh con ở bệnh viện Phụ nữ TP.Đà Nẵng.

Trường hợp thứ nhất, chị V.T.S, 34 t.uổi, trú TP.Đà Nẵng mang thai hơn 38 tuần vào viện để sinh mổ trong trạng thái chuyển dạ, thai to, đa ối.

Trường hợp còn lại, sản phụ N.T.H., cũng 34 t.uổi, cũng trú TP.Đà Nẵng mang thai hơn 37 tuần. Người này nhập viện trong tình trạng chuyển dạ vết mổ cũ.

Cả 2 sản phụ này đều được gây tê tủy sống để phẫu thuật sinh mổ. Tuy nhiên, trong ca mẫu các bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng đau, khó chịu nên các bác sĩ chuyển sang bệnh viện Đa khoa TP.Đà Nẵng xử lý.

Cuối cùng chị S. thì t.ử v.ong, chị H. thì nguy kịch. May mắn là 2 cháu bé đều khỏe mạnh.

Sau sự việc, sở Y tế TP. Đà Nẵng đã lập 2 đoàn công tác kiểm tra sự việc.

UBND TP. Đà Nẵng cũng yêu cầu làm rõ vụ việc, báo cáo trước ngày 30/11.

Cùng ngày 20/11, vụ Sức khỏe Bà mẹ t.rẻ e.m (bộ Y tế) đã có công văn khẩn gửi sở Y tế TP. Đà Nẵng yêu cầu làm rõ về sự việc.

Vụ cũng yêu cầu xử lý nghiêm các tập thể và cá nhân nếu có sai phạm về chuyên môn, tinh thần, thái độ phục vụ và đạo đức nghề nghiệp theo quy định hiện hành.

Báo Người Đưa Tin sẽ tiếp tục thông tin.

Theo nguoiduatin

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *