GS Robert H. Lustig (Viện Chính sách Y tế tại Đại học California, Mỹ) cho rằng thực phẩm tiện lợi có thể gây ra các bệnh tự miễn.
Ảnh minh họa. Nguồn: Cloudy with a chance of meatballs.
Trong vài thập kỷ qua, khi chúng ta bỏ qua chế độ dinh dưỡng hợp lý để chạy theo thực phẩm tiện lợi, tỷ lệ mắc mới các bệnh ung thư liên quan đến béo phì (chẳng hạn ung thư ruột kết, gan, tuyến tụy, thận) liên tục tăng với tốc độ 2-6% mỗi năm trong nhóm người ở độ t.uổi 30-50. Thực phẩm tiện lợi đặc biệt nuôi dưỡng sự phát triển của ung thư. Cụ thể, đường cung cấp điểm tựa cho các yếu tố cấu trúc giúp tế bào ung thư phân chia (chẳng hạn lipid, ribose và axit amin), từ đó cho phép tế bào ung thư nhân lên.
Các bệnh tự miễn (như bệnh Crohn) vẫn thường được coi như xuất hiện ngẫu nhiên, nhưng giờ ta đã biết vi khuẩn gây bệnh đường ruột thường là đối tượng nhắm đến của phản ứng miễn dịch bị rối loạn khi ta tiêu thụ thực phẩm tiện lợi. Như tôi đã nói, chìa khóa cho sức khỏe của bạn chính là giữ gan khỏe và dưỡng ruột tốt.
Trước khi thực phẩm đóng gói và thực phẩm có thể hâm nóng bằng lò vi sóng ra đời, vi khuẩn đường ruột đã quen với việc có được những gì chúng muốn – chất xơ. Nhưng giờ đây, lũ vi khuẩn ấy đang bị bỏ đói và tất nhiên, chúng không vui.
Do đó, chúng gây ra hiện tượng “rò rỉ” ở hàng rào đường ruột mà lúc bình thường không thể bị thấm qua, dẫn tới việc kích hoạt hệ miễn dịch một cách bất hợp lý và gây viêm mạn tính. Tệ hơn, những loại thuốc kháng sinh mà chúng ta đang sử dụng trong ngành chăn nuôi sẽ g.iết c.hết lợi khuẩn trong đường ruột, cho phép vi khuẩn gây hại thâm nhập vào ruột dễ dàng hơn, từ đó dẫn đến nhiều bệnh mạn tính hơn nữa.
Não bộ cũng không thoát khỏi tác động của thực phẩm chế biến sẵn. Hồi tôi cùng học trường y, sa sút trí tuệ từng là một hiện tượng tương đối hiếm. Vào năm 1978, nhóm giải phẫu gồm 4 người của tôi trong lớp Bệnh Lý học chỉ có đúng một t.ử t.hi mắc bệnh Alzheimer để thực nghiệm, đó là một người đàn ông qua đời ở t.uổi 85. Hồi ấy, chỉ khoảng 10-15% số người ở t.uổi 85 mắc Alzheimer và người ta thậm chí chẳng hề nghĩ rằng nó liên quan đến dinh dưỡng.
Tuy nhiên từ năm 1970-2014 (giai đoạn thực phẩm tiện lợi đưa vào sử dụng rộng rãi trong chế độ ăn uống), tỷ lệ mắc Alzheimer tăng gấp đôi trên toàn thế giới. Việc khám phá mối liên hệ giữa thực phẩm và Alzheimer vẫn đang ở giai đoạn sơ khai, nhưng mỗi ngày lại có thêm dữ liệu mới được tạo ra.
Cuối cùng chúng ta có bệnh tâm thần. Ta sẽ dễ dàng bỏ qua điều này nếu đó chỉ là vấn đề cá nhân hay vấn đề của một quốc gia nào đó. Nhưng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ghi nhận mức gia tăng tỷ lệ trầm cảm và tâm thần phân liệt là 20% trên toàn thế giới chỉ trong vòng một thập kỷ. Đây chính là những biểu hiện ở não bộ của bệnh chuyển hóa mạn tính.
Nguy cơ đột quỵ ở người trẻ khi trời nóng, nhiệt độ thay đổi
Thời tiết nắng nóng, nhiệt độ thay đổi liên tục như hiện nay khiến nhiều người rất dễ có nguy cơ bị đột quỵ.
Đặc biệt thời gian gần đây, các ca đột quỵ xuất hiện nhiều ở người trẻ.
Các ca đột quỵ xuất hiện nhiều ở người trẻ trong thời gian gần đây. Ảnh minh họa: Freepik.
Các nghiên cứu mới đây cho thấy với những người dưới 35 t.uổi bị đột quỵ, nguyên nhân gây ra đã còn không còn chỉ là các yếu tố “truyền thống” như mắc các bệnh nền huyết áp, đái tháo đường, mỡ m.áu, béo phì… mà có thể do các yếu tố “phi truyền thống” như: rối loạn đông m.áu, đau nửa đầu hoặc các bệnh tự miễn.
Đặc biệt, đau nửa đầu là dấu hiệu quan trọng nhất để nhận biết. Việc xuất hiện các dấu hiệu đau nửa đầu chiếm tới 25% các ca đột quỵ ở người trẻ.
Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo, khi có cơn đau nửa đầu, người dân cần đi khám để được theo dõi, xử trí ngay, tránh nguy cơ dẫn tới đột quỵ.
Những người trẻ t.uổi thường chủ quan cho rằng đột quỵ chỉ xảy ra ở người cao t.uổi nên rất dễ bỏ qua việc thăm khám sớm tại các cơ sở y tế khi có biểu hiện của bệnh lý đột quỵ (như yếu liệt tay chân, méo miệng, nói khó…). Điều này rất nguy hiểm vì đột quỵ cần được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Đột quỵ cũng không chừa bất kỳ độ t.uổi nào.
Với người trẻ t.uổi, để phòng tránh đột quỵ cần hình thành những thói quen sinh hoạt lành mạnh như: tích cực vận động thể dục thể thao, hạn chế sử dụng thức ăn nhanh, các thực phẩm chế biến sẵn, không hút t.huốc l.á, hạn chế bia rượu…
Đặc biệt khi có các dấu hiệu đột quỵ, người trẻ cần được phát hiện sớm và đến cơ sở y tế kịp thời.
Đột quỵ thường xảy ra ở người cao t.uổi, tuy nhiên, những năm gần đây, tỷ lệ người trẻ dưới 50 t.uổi bị đột quỵ ngày càng tăng. Theo thống kê của Hội Đột quỵ Thế giới, năm 2022 có đến hơn 16% người bị đột quỵ trong độ t.uổi 15-49 t.uổi (trên tổng số 12,2 triệu ca đột quỵ não mới).
Ở Việt Nam, tỷ lệ người trẻ và trung niên bị đột quỵ chiếm đến 1/3 trong tổng số các trường hợp đột quỵ. Tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ t.uổi cũng đang tăng ở mức 2% mỗi năm, với số bệnh nhân là nam giới cao gấp 4 lần nữ giới.