T.huốc l.á vốn được ví như ‘ lưỡi hái tử thần’ khi việc hút thuốc có thể dẫn đến nhiều nguy hại khôn lường cho sức khỏe. Tuy nhiên, ít ai hiểu rõ được trong điếu t.huốc l.á chứa thành phần gì mà lại có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng như vậy.
Cùng tìm hiểu những chất độc ‘ẩn náu’ trong một điếu thuốc sau đây chắc chắn sẽ khiến nhiều người phải sốc khi biết rằng trong t.huốc l.á lại có nhiều chất độc, thậm chí là kịch độc có thể cướp đi sinh mạng của con người bất cứ lúc nào.
T.huốc l.á là tên gọi của một loại sản phẩm được làm chủ yếu từ nguyên liệu lá của cây t.huốc l.á. Lá của loại cây này sau khi thu hoạch được làm khô, xử lý thì đã có thể sử dụng. Có 3 loại t.huốc l.á phổ biến là thuốc lào, xì gà, t.huốc l.á điếu
Hiện nay, còn xuất hiện t.huốc l.á điện tử chạy bằng pin, tạo ra luồng hơi có mùi vị dễ chịu. Thành phần của t.huốc l.á điện tử không phải làm từ lá cây t.huốc l.á. Tuy nhiên nó có chứa nicotin lỏng có trong cây t.huốc l.á và đều độc hại không kém so với t.huốc l.á truyền thống
Khi hút một điếu thuốc, bạn đã vô tình đưa vào cơ thể gần 7.000 hợp chất hóa học, trong đó có 250 hóa chất độc hại và ít nhất 69 hóa chất được xác định là nguyên nhân gây nên ung thư và nhiều hóa chất khác là siêu độc tố có thể gây t.ử v.ong nhanh cho con người
Đặc biệt, có một sự thật g.ây s.ốc đã từng được các nhà nghiên cứu Mỹ tiết lộ, là trong khoảng thời gian dài, các công ty t.huốc l.á, trong đó có Phillip Morris (sở hữu thương hiệu Marlboro), RJ Reynolds (sở hữu Camel), British American Tobacco (sở hữu State Express 555 và Dunhill), đã che giấu việc trong điếu thuốc họ sản xuất có chất Polonium 210
Polonium 210 là một chất phóng xạ đặc biệt nguy hiểm và không ổn định, đến mức người ta cấm sử dụng nó trong các hoạt động y tế. Nó đọng lại ở các nhánh phế quản và từ đó gây ra ung thư. Tại Mỹ, nó là nguyên nhân của 1% các ca ung thư phổi
Sở dĩ Polonium 210 hiện diện trong khói thuốc là do người ta sử dụng phân bón giàu phốt phát khi trồng t.huốc l.á. Loại phân bón này được lấy từ các mỏ Apatít, một thứ đá có chứa Radium và Polonium. Chính loại phân bón này góp phần tạo nên hương vị đặc biệt của lá thuốc
Khi nhận ra có chất phóng xạ Polonium trong t.huốc l.á, các công ty t.huốc l.á đã bắt đầu một chương trình nghiên cứu nội bộ để tìm cách giảm đáng kể lượng Polonium trong khói t.huốc l.á. Tuy nhiên, việc loại bỏ chất phóng xạ sẽ làm mất đi mùi vị t.huốc l.á, đồng nghĩa với việc sẽ mất đi lợi thế trong thương mại. Vì thế, họ đã giấu nhẹm chuyện này cho đến khi bị thế giới phanh phui
Ngoài ra, một chất điển hình có trong t.huốc l.á chính là Nicotine, đây là chất không màu, chuyển thành màu nâu khi cháy và có mùi khi tiếp xúc với không khí. Mặc dù Nicotine không gây ung thư hoặc gây hại quá mức, nhưng nó là chất gây nghiện mạnh, tương tự như các chất m.a t.úy Heroin và Cocain.
Trung bình với một điếu thuốc, người hút sẽ đưa vào cơ thể 1 đến 2mg Nicotine. Sau khoảng 10 giây, Nicotine được hấp thụ qua da, miệng, niêm mạc mũi hoặc hít vào phổi, vào m.áu và ảnh hưởng đến não bộ. Lúc này, Nicotine gián tiếp giải phóng dopamine trong khu vực khoái cảm của não tạo cho người hút cảm giác vui vẻ, sảng khoái
Tuy nhiên, cảm giác đó chỉ duy trì trong thời gian ngắn. Nồng độ Nicotine trong cơ thể sẽ giảm, người hút thuốc sẽ cảm thấy bứt rứt, căng thẳng, lo lắng, rối loạn giấc ngủ và muốn tiếp tục hút. Vì lý do đó mà Nicotine khiến việc hút thuốc trở thành một trong những thói quen khó bỏ nhất
Vì Nicontine gây tăng nhịp tim, mức hô hấp, huyết áp… nên kéo theo nhiều tác dụng phụ như: Tăng nguy cơ đông m.áu, tắc mạch m.áu, tăng nguy cơ đột quỵ…
Hắc ín (Tar) hay còn gọi là nhựa t.huốc l.á, là một chất lỏng nhớt màu đen giống như nhựa đường cũng là thành phần được tìm thấy trong t.huốc l.á
Theo các nhà khoa học một điếu t.huốc l.á trung bình có khoảng 18 mg Hắc ín. Nếu như hút 400 điếu thuốc tương đương với 20 bao t.huốc l.á mỗi tháng thì trung bình một người sẽ hút vào cơ thể 7 gram Hắc ín trong một tháng
Chất này đọng lại một phần trong phổi làm tổn thương các tế bào, thẩm thấu qua các biểu mô hô hấp và qua m.áu đi vào cơ thể và gây ra các loại bệnh cho phổi
Carbon monoxide (công thức hóa học là CO), là một chất khí không màu, không mùi, bắt cháy và có độc tính cao. Chúng có mặt trong khói t.huốc l.á, khí thải của động cơ, khói bếp than, lò sưởi…
Nếu hít phải 1 lượng lớn khí CO vào cơ thể, sẽ gây nên tình trạng thiếu oxi trong m.áu. Ngoài ra CO còn là nguyên nhân của việc xơ vữa động mạch và ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và điều chỉnh cơ thể, liên quan đến bệnh tim, đột quỵ và tăng nguy cơ t.ử v.ong
Trong khói t.huốc l.á còn chứa Benzene (công thức hóa học là C6H6, là một chất lỏng không màu, có mùi thơm ngọt). Đây là một trong 20 loại hóa chất được sử dụng rộng rãi nhất trong đời sống và có mặt trong danh sách các chất được công nhận có thể gây ung thư trên con người
Benzene hiện diện ở nhiều nơi. Ngoài khói t.huốc l.á, chất này còn có trong nhựa plastic, cao su, nilông, sợi tổng hợp, xăng dầu… Đó là lý do bạn luôn ngửi thấy mùi thơm nhẹ khá đặc trưng từ các sản phẩm nhựa hay trang phục dệt từ sợi tổng hợp khi chúng còn mới. C6H6 còn được sử dụng để chế tạo thuốc nổ, chất tẩy rửa, dung môi dùng trong in ấn, đồ họa…
Nếu sống, làm việc ở nơi có quá nhiều vật dụng chứa Benzene, hít thở không khí chứa nhiều benzene lâu ngày có thể bị tổn thương não không hồi phục, bị giảm hồng cầu gây ra thiếu m.áu, giảm miễn dịch, vô sinh, thậm chí là ung thư m.áu
Ngoài ra, trong khói t.huốc l.á còn có Formaldehyde (công thức hóa học là H2CO) là hợp chất hữu cơ không màu. Ở điều kiện bình thường là một chất khí có mùi hăng mạnh. Nhiều người biết đến hợp chất này qua những tên gọi như: Formol, fomanđêhit, methylene oxide, metana…
Trong thực tiễn Fomaldehyde được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như làm thuốc bảo quản trong phòng thí nghiệm nhà xác, sử dụng trong các sản phẩm gia dụng, keo, vải chống nhăn, thuốc trừ sâu, thuốc sát trùng và diệt trùng và đặc biệt có trong các sản phẩm gỗ công nghiệp
Tiếp xúc trong thời gian ngắn như hít phải Formaldehyde có thể gây kích thích mũi, họng và mắt. Trong thời gian dài thì gây các tác hại nghiêm trọng cho da và hệ hô hấp. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến thai nhi như dị tật bẩm sinh…
Polycyclic aromatic hydrocarbons (PAHs) là một nhóm hơn 100 hóa chất khác nhau được giải phóng từ việc đốt than, dầu, xăng, thùng rác, t.huốc l.á, gỗ… Chất này thường được dùng để làm thuốc nhuộm, thuốc trừ sâu…
Tiếp xúc với một lượng lớn PAHs có thể dẫn đến co giật, hôn mê. Ngoài ra, chất này còn gây kích ứng đường hô hấp, tổn thương gan, là nguyên nhân tiềm ẩn của bệnh ung thư
Ngoài ra các chất độc kim loại gây tổn thương não và thận như: Crom, thạch tín, chì, cadmium, nickel… Và các chất gây hại tim mạch, tổn thương họng, mắt như HCN, NH3, Butane… đều là một trong hàng nghìn chất độc “ẩn náu” trong thuốc là và khói thuốc
Ước tính mỗi năm có khoảng 6 nghìn tỷ điếu thuốc được đốt cháy, đủ để tạo ra một sợi dây dài từ Trái Đất tới Mặt Trời và ngược lại. Tới năm 2020, t.huốc l.á sẽ gây t.ử v.ong khoảng 10 triệu người mỗi năm. T.huốc l.á đã g.iết h.ại 100 triệu người trong thế kỷ 20 và nếu không giảm lượng thuốc hút, trong thế kỷ 21 sẽ có khoảng 1 tỷ người t.ử v.ong vì t.huốc l.á
Như Quỳnh (Tổng hợp)
Theo anninhthudo
Vì sao viêm họng quá hai ngày cần đi khám ngay?
Bệnh viêm họng dễ mắc khi ở phòng điều hòa, hay giao mùa, mưa gió… Tuy lành tính nhưng rất dễ biến chứng sang các bệnh khác và không ít người đã phải tiêm tới 7 ngày mới khỏi.
Bệnh viêm họng dễ mắc và tái phát khi giao mùa
Chị Nguyễn Thị Hoa (Hà Nam) có con gái đã 4 t.uổi, nhưng cứ gặp lạnh, kể cả lạnh trong phòng điều hòa bé cũng bị ho, đi khám thì hết bị viêm mũi họng, lại viêm tiểu phế quản, thường xuyên làm bạn với thuốc. Chị dùng mật ong ngâm chanh đào cho con uống vào buổi sáng để phòng ngừa con không bi tai phat mỗi khi trái gió, trở trời.
Chị Lê Thị Hòa (Bắc Giang) rất chăm súc họng bằng nước muối, dù giữ gìn nhưng năm nào chị cũng bị viêm họng vài lần, và thành mãn tính. Vài năm trước do chủ quan nên chị tự mua thuốc kháng sinh theo đơn cũ về uống. Tới khi ho mãi không khỏi, cảm giác ho sâu xuống ngực và đau nhức, đêm ngủ nghe tiếng ran… chị mới chịu đi khám.
Bác sĩ cho biết chị đã bị viêm tới phế quản và phải tiêm kháng sinh 7 ngày liền, đau hết cả hai bên hông mới khỏi. Từ đó cứ trở trời mà “dính” viêm họng là chị Hòa phái nghe ngóng cơ thể để trị ngay từ đầu vì quá sợ bị tiêm. Chị cũng ân hận mãi vì không trị dứt điểm ngay từ đầu, để bây giờ chỉ cần 2 ngày mắc viêm họng không khỏi là phải tiêm 7 ngày.
Anh Nguyễn Văn Hải (Hà Nội), cũng vì chủ quan để viêm họng kéo dài tới mức suốt ngày ho khạc khiến nhiều người xung quanh nhìn với ánh mắt thiếu thiện cảm. Tới lúc anh chịu đi bệnh viện khám thì đã bị viêm phổi, phải chữa trị tiêm cả tuần mới khỏi.
Vì không chữa viêm họng ngay nên bệnh nhân biến chứng thành viêm phế quản, phải tiêm 7 ngày mới khỏi. Ảnh minh họa.
Trị ngay khi có dấu hiệu ban đầu
Theo PGS.TS Phạm Bích Đào – Bộ môn Tai Mũi Họng (Trường Đại Học Y Hà Nội), bệnh viêm họng rất hay mắc khi thời tiết giao mùa là do nhiễm vi rút như cảm lạnh hoặc cúm, hoặc n.hiễm t.rùng do các vi khuẩn (phế cầu, liên cầu hoặc các vi khuẩn khác sẵn có ở họng) hay virus cúm, sởi…
Hoặc do các yếu tố môi trường như dị ứng theo mùa, hít phải khói t.huốc l.á, hoặc thậm chí không khí khô…
Hoặc do thời tiết lạnh quá, ẩm quá, hoặc bụi bẩn, bụi công nghiệp, khói (t.huốc l.á, thuốc lào, khói bếp than, củi, rơm rạ)…
Bệnh nhân cần đi khám sớm khi bị viêm họng để tránh biến chứng. Ảnh minh họa.
Bệnh viêm họng thường khởi phát đột ngột, đa số lành tính nhưng có thể dẫn tới biến chứng nguy hiểm như bị sốt cao co giật (ở trẻ nhỏ), nếu cấp cứu chậm trễ sẽ ảnh hưởng lớn đến sinh mạng, hoặc để lại di chứng nặng nề. Hầu hết bị viêm họng là do nhiêm vi rút (hơn 80%), hoặc nhiêm vi khuân, hay đi kèm với viêm VA, viêm amiđan.
Nếu không chữa trị ngay cũng dẫn tới ho có đờm, vùng cổ họng đau nhức, đau khi nuốt nước bọt, ăn nuốt thấy đau… Ho nhiều sẽ dẫn tới đau đầu, sốt cao (39-40 độ C), nuốt đau, rát họng, sụt sịt, tắc mũi và chảy nước mũi nhầy, tiếng nói khàn nhẹ và ho khan, sưng đau nổi hạch ở cổ, sổ mũi, mất tiếng, hắt hơi, người mệt mỏi, chán nản…
Vì vậy tốt nhất cần chữa trị sớm để tránh biến chứng ngay khi có các dấu hiệu đầu tiên xuất hiện (đặc trưng là nóng rát họng, đau họng, vướng nên nuốt khó, khô họng, ngứa họng, ho khan, hắt hơi, chảy mũi, đau đầu, ho, mệt mỏi, ớn lạnh, sốt, muốn khạc, hắng giọng… rất khó chịu vùng họng) thì cần ngăn chặn ngay bằng thuốc ngậm từ thiên nhiên dễ dùng (như mật ong, cam thảo…) để giảm đau, ngứa họng. Hoặc dùng thuốc, cac dược liệu bổ phế, hỗ trợ giảm ho, giảm đờm, giảm viêm họng hạt… để đẩy lùi viêm họng.
Cho bệnh nhân ăn thực phẩm mềm, bổ sung vitamin từ rau củ quả tươi. Ảnh minh họa.
Nếu triệu chứng viêm họng tăng lên, viêm họng quá 2 ngày không đỡ thì cần đi khám ngay (không nên để viêm họng tới vài ngày mới đi khám, nhất là trẻ nhỏ), vì bệnh rất nhanh biến chứng). Ngoài uống thuốc theo đơn bác sĩ, cần thường xuyên súc họng nước muối loãng (0,9%, tương đương nước canh) 3 giờ/lần (bình thường nên súc 2 lần/ngày lúc sáng dậy và trước lúc đi ngủ).
Nếu thấy có sốt cao (39 độ C trở lên) cần cho uống thuốc hạ sốt, làm mát bằng nước ấm (đối với trẻ nhỏ thì nước có nhiệt độ thấp hơn thân nhiệt của trẻ khoảng 2 độ C), lau vào vùng trán, nách, bẹn, rồi khẩn trương đưa đi viện để được bác sĩ chăm sóc sớm, kéo sẽ co giật, mê man, truỵ tim mạch… Quá trình hạ sốt cần cởi bớt quần áo, đặt bệnh nhân ở nơi thoáng khí… Khi thấy bệnh nhân vã mồ hôi cần thay áo và tránh gió lùa kẻo bị nhiễm lạnh ngược.
Liên tục cho bệnh nhân uống nước dung dịch oresol (ORS) để bù nước và điện giải bị mất vì sốt cao (pha 1 gói ORS pha với 1 lít nước chín, hoặc nước pha gạo rang hay nước cháo loãng, nước ép hoa quả…).
Khi đã có chỉ định điều trị của bác sĩ thì cần nghiêm túc uống thuốc theo đơn, uống đúng thuốc liều, đúng thời gian theo y lệnh. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc kháng sinh để tự điều trị cho trẻ.
Lưu ý là khi viêm họng việc ăn uống khó hơn do vung hong bị sưng đau. Để bệnh nhân bớt mỏi mệt, khó chịu cần cho ăn thức ăn ấm mềm, dễ tiêu, loãng để dễ nuốt, không kích thích niêm mac hong đang bị sưng, xung huyêt. Thực phẩm khuyên dùng là mì, cháo gạo, ngũ cốc, bột gạo, bột yến mạch, rau nấu chín, khoai tây nghiền, sữa chua, pho mát, các loại nước ép… Cần bổ sung các vitamin từ các loại rau xanh và hoa quả tươi mát.
Phòng ngừa viêm họng
– Cần giữ ấm cơ thể nhất là khi thời tiết thay đổi lạnh đột ngột. Khi có việc phải ra đường cần tránh để cơ thể không bị nhiễm lạnh, dính mưa.
– Ra đường mặc đủ ấm, đi tất, quàng khăn tránh gió lạnh cho mặt, mũi, tai. Đeo khẩu trang để giảm tiếp xúc trực tiếp với không khí lạnh. Tránh nơi khói bụi và nơi ô nhiễm không khí.
– Rửa tay thường xuyên trước khi ăn, sau khi ho hoặc hắt hơi. Vệ sinh răng miệng, họng, hốc mũi hàng ngày bằng nước muối sinh lý 0,9% ấm. Tắm bằng nước ấm.
– Tránh dùng chung đồ dùng, gần gũi với người bị viêm họng (vi vi rút gây cảm lạnh thông thường có thể lây lan và là nguyên nhân gây viêm họng hay gặp nhất).
– Phòng ngủ cần thoáng mát, nếu dùng máy lạnh thì nhiệt độ thích hợp là trên 26 độ C.
– Cần uống nhiều nước ấm, nước osezol, nước trái cây để ngăn ngừa khô họng, mất nước. Nếu thấy mệt, có thể dùng máy tạo ẩm trong phòng.
Uyển Hương
Theo giadinh.net