Sự thật ngỡ ngàng về “bí kíp” uống hoài không say

Để đối phó với những buổi tiệc tùng liên tục trong những ngày Tết, “cánh mày râu” thường truyền miệng nhau một số “bí quyết” để uống nhiều mà không say như uống dầu ăn, uống aspirin hoặc paracetamol trước khi uống rượu. Giới chuyên gia cho rằng đây là quan niệm sai lầm.

Những ngày tết khiến nhiều người trong chúng ta quên đi việc phải duy trì chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, tập luyện lành mạnh. Thêm vào đó, việc ăn uống không theo giờ giấc, ăn những thực phẩm chứa nhiều chất béo, nhiều đường, ít xơ, uống rượu bia nhiều nên gây nhiều vấn đề về gan.

Theo ThS BS Võ Ngọc Quốc Minh, Khoa Nội tiêu hóa Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, việc uống nhiều rượu bia, ăn những thức ăn khó tiêu, nhiều dầu mỡ trong dịp Tết khiến gan phải làm việc nhiều hơn so với bình thường, trong đó rượu bia là yếu tố nguy hiểm nhất dễ gây ra tổn thương gan và thường dẫn đến viêm gan. Đặc biệt, đối với những người bệnh đã có sẵn xơ gan, viêm gan thì việc uống rượu bia nhiều sẽ khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Vui mà vẫn đảm bảo an toàn cho sức khỏe trong dịp Tết

Để đối phó với những buổi tiệc tùng liên tục trong những ngày Tết, “cánh mày râu” thường truyền miệng nhau một số “bí kíp” để uống nhiều mà không say như uống dầu ăn, uống aspirin hoặc paracetamol trước khi uống rượu.

Với ” bí kíp” trên, ThS BS. Võ Ngọc Quốc Minh nói đó hoàn toàn là những quan niệm sai lầm, không những làm hại sức khỏe mà còn không hề có tác dụng chống say rượu bia. Paracetamol là một loại thuốc có độc tính trên gan, do đó nếu trước khi uống rượu bia mà uống thêm Paracetamol thì sẽ làm cho gan dễ tổn thương và ngộ độc hơn.

Aspirin dù không gây tổn thương trực tiếp đến gan nhưng có thể làm trầm trọng hơn tình trạng loét dạ dày tá tràng, thậm chí là gây ra xuất huyết dạ dày tá tràng.Bên cạnh đó,việc uống dầu ăn cũng không có tác dụng làm tăng tửu lượng, ngược lại còn gây ra tình trạng khó tiêu và rối loạn tiêu hóa.

Dầu ăn làm thức ăn di chuyển xuống ruột chậm lại và nằm ở dạ dày, dẫn đến ngộ nhận rằng người uống không say. Tuy nhiên, khi tất cả lượng thức ăn này đi xuống ruột thì một lượng lớn rượu bia sẽ được hấp thu, sẽ dẫn đến say rượu ngay, thậm chí có thể gây ra ngộ độc rượu.

ThS BS. Võ Ngọc Quốc Minh cũng cho biết tửu lượng của từng người cao thấp khác nhau tùy theo cơ địa. Thế nên, để đảm bảo sức khỏe, mỗi người nên theo dõi và ước lượng lượng cồn uống vào trong ngày. Một đơn vị cồn được tính tương đương với một chai bia, một ly rượu vang hoặc một ly rượu mạnh nhỏ. Nam giới chỉ nên uống dưới hai đơn vị, tương đương với hai chai bia hoặc hai ly rượu vang mỗi ngày. Đối với nữ giới chỉ nên uống một đơn vị mỗi ngày. Nếu một người uống trên 14 đơn vị cồn trong một tuần thì được xem là uống nhiều.

Để có một dịp Tết vui vầy và khỏe mạnh, BS Quốc Minh cũng khuyến cáo khi uống rượu bia không nên uống lúc bụng đói. Các quý ông nên uống nhiều nước vì rượu bia sẽ làm mất nước. Quan trọng nhất là phải uống rượu bia chừng mực, phù hợp với tửu lượng từng người. Đây là những giải pháp giúp các quý ông tránh bị say trong các cuộc vui mà vẫn đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Người cha 8 năm trời lâm bạo bệnh nguy kịch được con trai hiến lá gan cứu mạng ngày cuối năm

Ông C. được chẩn đoán mắc xơ gan từ 8 năm về trước, đã chuyển sang giai đoạn nặng. Thấy cha hằng ngày bị những mũi tiêm h.ành h.ạ và tính mạng bị đặt vào vòng nguy hiểm, đứa con trai đã quyết định hiến lá gan để thực hiện ca mổ định mệnh ngày cuối năm.

Những ngày cuối năm Canh Tý 2020, trong một căn phòng chăm sóc đặc biệt tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (BV ĐHYD TPHCM), 2 cha con ông Nguyễn Đình C. (57 t.uổi) và anh Nguyễn Thiên T. (30 t.uổi) trải qua những giây phút rất đặc biệt.

Bởi lẽ, 2 cha con đang chuẩn bị bước vào cuộc phẫu thuật sinh tử.

Theo bệnh sử, ông C được chẩn đoán mắc xơ gan từ 8 năm về trước, đã chuyển sang giai đoạn nặng. Ông nhập viện trong tình trạng giãn tĩnh mạch thực quản, xuất huyết tiêu hóa, liên tục ói ra m.áu, vàng da, sụt cân, cơ thể vô cùng mệt mỏi.

Hai cha con ông C. lạc quan nhưng cũng lo lắng trước ca mổ.

TS.BS. Trần Công Duy Long, Phó trưởng Khoa Ngoại Gan – Mật – Tuỵ BV ĐHYD cho biết, để giữ cho chức năng gan ổn định, người bệnh phải được truyền đạm liên tục mỗi ngày.

Bên cạnh đó, kết quả kiểm tra phát hiện những nốt và khối u mới trên nền xơ gan nặng. Với tình trạng này, người bệnh cần được thay hoặc ghép gan để loại bỏ lá gan cũ đã bị xơ nặng và những khối u mới xuất hiện, tránh các biến chứng gây đột tử.

Nhìn thấy cha ngày nào cũng phải chịu đựng những cơn đau khi mũi tiêm vào tay, anh C. cảm thấy rất đau lòng.

Nhất là khi đã cảm nhận trực tiếp lúc thực hiện các xét nghiệm xem gan mình có phù hợp với cha hay không.

Ngay khi bác sĩ báo kết quả khả quan, anh C. quyết tâm phải hiến gan để cùng cha thực hiện ca ghép gan càng sớm càng tốt.

Lo lắng, đó không chỉ là cảm xúc của 2 cha con ông C trước khi vào phòng mổ, mà còn là của tất các các bác sĩ.

Các bác sĩ tập trung hết mức trong cuộc mổ.

ThS.BS. Nguyễn Tất Nghiêm, Phó Trưởng khoa Gây mê hồi sức cho biết, xuyên suốt quá trình trước, trong và sau mổ, toàn bộ các đội nhóm đã phối hợp rất chặt chẽ để việc phẫu thuật diễn ra thuận lợi, đặc biệt là giai đoạn tưới m.áu cho mảnh ghép.

Khi quá trình chuẩn bị cho giai đoạn nối ghép các mạch m.áu được hoàn tất, các bác sĩ phẫu thuật chuẩn bị mở các mạch m.áu để m.áu đi vào trong các mảnh ghép mới.

Ca ghép gan sau đó thực hiện thành công.

Sau hơn 12 tiếng đồng hồ, nửa lá gan của anh T. được lấy ra, tạo hình rồi ghép vào cho ông C.

Khoảnh khắc tái tưới m.áu cho lá gan mới sau đó cũng đến trong sự vỡ òa vui mừng của các y bác sĩ.

Qua quá trình điều trị theo dõi, chống thải ghép, ông C. xuất viện trong tình trạng sức khỏe ổn định.

Hậu phẫu, sức khỏe 2 cha con hồi phục tốt.

Theo các bác sĩ từ năm 2018 đến nay, BV ĐHYD đã thực hiện thành công 16 ca ghép gan. Đặc biệt là từ ca ghép thứ 10 do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, BV đã nỗ lực cứu sống người bệnh, tự thực hiện kỹ thuật phức tạp này mà không có sự hỗ trợ trực tiếp từ chuyên gia nước ngoài.

Bác sĩ kiểm tra sức khỏe bệnh nhân sau ghép tạng.

Bên cạnh việc đảm bảo an toàn trong suốt cuộc ghép tạng, quá trình chăm sóc sau ghép cũng được đặc biệt chú trọng, giúp người bệnh thích nghi tốt với bộ phận cơ thể mới, hồi phục tốt và tái hòa nhập với cộng đồng.

Cứ như vậy đã hơn 2 năm qua, 25 ca ghép tạng đã được BV ĐHYD TPHCM hiện thành công, viết nên những câu chuyện “hồi sinh” đầy ý nghĩa.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *