Sự thật về cà phê, trà giúp giảm nguy cơ ung thư gan

Cà phê và trà là thức uống được nhiều người ưa thích. Cả cà phê và trà đều chứa chất chống oxy hóa, chủ yếu là polyphenol, góp phần tạo nên hương vị đặc trưng và tăng cường sức khỏe.

Uống cà phê và trà liệu có giúp phòng chống ung thư, trong đó có ung thư gan?

Trà hay cà phê, thức uống nào tốt hơn?

Nhiều người dao động giữa việc nên hay không nên uống những loại đồ uống như cà phê hay trà, loại nào tốt hơn. Phần lớn các kết quả nghiên cứu đều cho thấy uống cà phê và trà nói chung đều tốt.

Cả hai loại đồ uống này đều chứa đầy các phân tử chống oxy hóa. Chất chống oxy hóa ngăn chặn các tế bào trong cơ thể khỏi sự phá hủy của các gốc tự do có hại. Cà phê là nguồn chất chống oxy hóa lớn nhất trong thực đơn của người phương Tây. Tương tự như vậy, trà cũng là một nguồn chất chống oxy hóa tuyệt vời. Uống một trong hai loại đồ uống này có nghĩa là đang bảo vệ cơ thể chống ung thư, tốt cho sức khỏe.

Cà phê có thể làm giảm nguy cơ mắc hai loại ung thư phổ biến là ung thư gan và ung thư đại trực tràng. Các nghiên cứu đã cho thấy, người uống cà phê có nguy cơ mắc ung thư ít hơn 40%.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, uống vài cốc cà phê một ngày có thể làm giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng 15%. Polyphenol, một thành phần quan trọng của trà, đã được chứng minh là có thể chống lại bệnh ung thư. Chất này có thể ngăn chặn sự tấn công của nhiều loại ung thư khác nhau.

Cơ quan nghiên cứu ung thư của WHO mới đây đã loại bỏ cà phê ra khỏi danh sách các chất nghi ngờ gây ung thư và một vài nghiên cứu còn cho thấy cà phê có thể giúp chống lại ung thư đại tràng tái phát sau khi điều trị. Các nghiên cứu khác còn cho rằng uống cà phê có thể giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer, bệnh parkinson, bệnh tiểu đường type 2 và bệnh gan.

Uống cà phê, trà giúp giảm nguy cơ ung thư gan.

Rất nhiều nghiên cứu chỉ ra, uống trà có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư da, vú và ung thư t.iền liệt tuyến. Các nhà nghiên cứu còn cố gắng tìm hiểu để xác định chính xác điều đó xảy ra như thế nào. Trà và đặc biệt là trà xanh rất giàu các hợp chất chống oxy hóa – giúp hạn chế tổn thương tế bào, củng cố hệ miễn dịch và polyphenol có thể giúp hạ huyết áp và cholesterol. Nó cũng giúp ngăn chặn bệnh Alzheimer nhờ hợp chất EGCG ngăn ngừa sự hình thành của các mảng bám dính gây tổn thương não.

Các chuyên gia nói rằng thật khó để có thể xác định xem cái nào tốt hơn vì chúng ta rất khó có thể phân tích được thành phần khác nhau trong từng loại, vai trò của chúng trong chế độ ăn uống và tác động lên các hệ thống cơ quan khác nhau của cơ thể.

Trà và cà phê đều là những đồ uống có những hợp chất phức tạp nên khó có thể xác định được những đồ uống này tác động lên sức khỏe con người. Các chất phức tạp đó bao gồm caffein, polyphenol, chất chống chống oxy hóa.

Nhóm người mắc bệnh đường trong m.áu cao, mỡ m.áu cao và huyết áp cao, acid uric cao… không nên uống cà phê.

Một số nghiên cứu cho rằng, uống nhiều hơn một cốc trà mỗi ngày có thể hạn chế được việc lắng đọng canxi động mạch, giúp cải thiện tuần hoàn và hạn chế mắc các bệnh tim mạch.

Mọi người thường hay hỏi bác sĩ rằng, nếu bị bệnh mạch vành hoặc tăng huyết áp hoặc tăng cholesterol thì họ nên uống trà hay cà phê. Nhiều người thường nghĩ rằng cà phê có thể gây ra hưng phấn cho tim nên họ tin rằng đó là điều không tốt. Các bệnh nhân không nên quá ám ảnh với việc uống cái này hay cái khác, họ nên tập trung vào chế độ ăn, tập luyện thể dục và giảm cân thì sẽ tốt hơn rất nhiều là việc chỉ đơn thuần uống trà hay cà phê.

Như vậy trà hay cà phê đều là những đồ uống mang tính chất hỗ trợ cho sức khỏe chứ không hoàn toàn là tác động sâu sắc đến sức khỏe. Về mặt cơ bản một chế độ dinh dưỡng lành mạnh mới là nền tảng của một sức khỏe tốt và toàn diện và đồ uống cũng nằm trong chế độ dinh dưỡng đó.

Lưu ý khi uống trà và cà phê

Rất nhiều người có thói quen uống trà hoặc cà phê vào mỗi buổi sáng. Những đồ uống này giúp chúng ta tỉnh táo và bắt đầu một ngày làm việc mới hiệu quả hơn.

Đối với trà, không nên uống trà ngay sau bữa ăn, nên uống sau bữa ăn khoảng 15 – 20 phút. Tuy nhiên, vì nhiều loại trà có hàm lượng caffein cao, bởi vậy càng không nên uống sau bữa tối.

Tránh uống trà vào buổi sáng khi bụng đói bởi trà có chứa axit tanic có thể gây ra tính acid. Người bị acid dạ dày nghiêm trọng có lẽ nên cố gắng tránh uống trà đậm vào buổi sáng khi bụng đói.

Đối với cà phê, một số người nên cân nhắc bởi có thể gây bất lợi cho cơ thể. Bao gồm người bị bệnh suy thận, nhóm người mắc bệnh đường trong m.áu cao, mỡ m.áu cao và huyết áp cao, acid uric cao.

Nhóm người trong độ t.uổi trung niên và cao t.uổi; Nhóm người có bệnh về tâm lý, bệnh nhân tâm thần; Nhóm người có bệnh tim mạch;

Nhóm người bị trào ngược dạ dày; Nhóm người bị căng thẳng… nên hạn chế dùng và không nên dùng thường xuyên.

Cà phê nóng hay đá tốt hơn?

Cà phê nóng có nhiều chất chống oxy hóa hơn còn cà phê đá có tác dụng tốt khi bạn muốn giảm cân.

Cà phê đã được ghi nhận có khả năng giảm nguy cơ mắc một số bệnh như ung thư gan, bệnh tim và tiểu đường loại 2. Đồ uống này chứa vitamin B, kali, riboflavin, là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa hàng đầu.

Mọi người thường chọn cà phê nóng hay đá theo sở thích mà ít quan tâm tới tác động sức khỏe. Hai phiên bản này có ảnh hưởng khác nhau đến cơ thể hay không và sự khác biệt có đủ rõ ràng để bạn thay đổi lựa chọn?


Hương thơm của cà phê có tác dụng giải tỏa stress. Ảnh: Nationwidecoffee

Tác dụng của cà phê nóng

Nhiều chất chống oxy hóa hơn

Tiến sĩ Majid Basit, bác sĩ tim mạch người Mỹ, cho biết không có nhiều nghiên cứu về chủ đề này. Tuy nhiên, ông lưu ý một điểm khác biệt: “Cà phê nóng đã được chứng minh có lượng chất chống oxy hóa cao hơn”.

Đó là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học từ Đại học Thomas Jefferson (Mỹ) đăng trên Scientific Reports. Lượng chất chống oxy hóa cao của cà phê nóng có thể ngăn ngừa hoặc làm chậm tổn thương tế bào hiệu quả hơn so với cà phê lạnh.

Cải thiện tâm trạng

Những tách cà phê nóng đã được chứng minh có thể đưa bạn vào trạng thái suy nghĩ tích cực. Nghiên cứu do Viện Thông tin Khoa học về Cà phê tài trợ cho thấy loại đồ uống trên cải thiện tâm trạng, đặc biệt trong mùa đông. Nhiều người bị rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD) có tâm trạng tồi tệ và năng lượng thấp trong một khoảng thời gian nhất định. Cà phê được cho là làm giảm tác động của chứng rối loạn này.

Tác động của mùi hương

Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Hóa học Nông nghiệp và Thực phẩm cho thấy mùi thơm của cà phê có thể làm thay đổi hoạt động của một số gene. Kết quả dựa trên thí nghiệm những con chuột thiếu ngủ, một số con được tiếp cận với mùi cà phê trong khi những con khác thì không. Mùi cà phê đủ để làm giảm tác động của tình trạng thiếu ngủ như căng thẳng hoặc mệt mỏi.


Ly cà phê mát lạnh giúp giải nhiệt, giảm cân. Ảnh: Nationwidecoffee

Tác dụng của cà phê đá

Ít caffeine hơn

Nghiên cứu năm 2020 của Hiệp hội Hóa học Mỹ ghi nhận các phương pháp ủ lạnh mang lại lượng caffeine ít hơn một chút so với ủ nóng.

Tiến sĩ Basit giải thích: “Caffeine có cả tác động tích cực và tiêu cực đối với cơ thể. Chất này làm tăng sự tỉnh táo của não và mức năng lượng nói chung, nhưng cũng sẽ làm tăng axit trong dạ dày, dẫn đến đau bụng ở một số trường hợp”. Ông cũng đề cập đến mối liên hệ giữa lượng caffeine cao và việc đi tiểu nhiều, tăng huyết áp và nhịp tim cùng với đó là khả năng hấp thụ canxi của cơ thể giảm, có thể dẫn đến mật độ xương thấp hơn.

Ít caffeine hơn sẽ giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn, cân bằng hormone và lượng đường trong m.áu thấp hơn.

Góp phần giảm cân

Nếu không thêm đường, sữa, uống cà phê đá có thể giúp giảm cân. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm được công bố trên tạp chí Thực phẩm & Chức năng cho thấy caffeine thúc đẩy quá trình sinh nhiệt. Ngoài ra, khi cà phê lạnh, tốc độ trao đổi chất của bạn tăng lên, nghĩa là cơ thể sử dụng carbs và chất béo để tạo ra năng lượng nhằm cân bằng cơ thể trở lại nhiệt độ bình thường.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *