Sự thật về việc đ.ánh giá tình trạng thần kinh bằng ảo ảnh thị giác

Năm 2018, trên mạng xã hội có đưa ra một bức tranh thuộc thể loại ảo ảnh thị giác và cho biết rằng do giáo sư Thần kinh học Yamamoto của Nhật Bản thực hiện, kèm theo lời ghi chú: nếu nhìn thấy nó đứng yên hoặc chỉ hơi di chuyển một chút là đang có tinh thần khoẻ mạnh; nếu thấy nó di chuyển…

Năm 2018, trên mạng xã hội có đưa ra một bức tranh thuộc thể loại ảo ảnh thị giác và cho biết rằng do giáo sư Thần kinh học Yamamoto của Nhật Bản thực hiện, kèm theo lời ghi chú: nếu nhìn thấy nó đứng yên hoặc chỉ hơi di chuyển một chút là đang có tinh thần khoẻ mạnh; nếu thấy nó di chuyển chậm là đang có chút căng thẳng và mệt mỏi; còn nếu thấy nó di chuyển liên tục tức là đang bị stress quá mức và có thể đang mắc phải những vấn đề tinh thần.

Bức tranh “nổi sóng”.

Bức vẽ này thể hiện một hình cầu nằm trên một nền dạng 3D, tất cả được tô bằng màu tím và trang trí bằng một mạng lưới kẻ thành những ô hình lục giác màu vàng. Chỉ đơn giản như vậy thôi nhưng thực sự là nếu nhìn vào bức vẽ sẽ thấy ngay là có sự chuyển động bên trong.

Có vẻ như hình cầu đang trôi dần qua bên phải mà cũng có vẻ như cả phông nền đang trôi dần qua trái, về phía hình cầu. Tóm lại, khi ngắm bức vẽ này, dường như mỗi người lại thấy một ảo giác khác nhau.

Tuy nhiên, ở đây có mấy vấn đề đáng nói.

Trước tiên, về tác giả, giáo sư Thần kinh học Yamamoto. Thông thường, mọi danh tính khi được công bố đều có đầy đủ họ tên. Nhưng ở đây, chỉ thấy mỗi mình họ (hoặc tên) Yamamoto mà không thấy tên (hoặc họ) đầy đủ.

Tra trên Google cũng có thấy vài tên Yamamoto thì một người là đô đốc hải quân Nhật lừng danh trong Thế chiến thứ 2 (Yamamoto Isoroku), còn lại là giáo sư về điện, về sinh học… nhưng đều có ghi rõ họ tên. Do vậy, có thể nói, “giáo sư Thần kinh học Yamamoto” không có thật.

Thứ hai, cũng tìm trên mạng, lại có một người Ukraina tên Yurii Perepadia, 50 t.uổi, xác nhận mình là tác giả của bức vẽ. Và ông cho biết bức vẽ này được thực hiện từ năm 2016, lấy cảm hứng từ một nhà thiết kế người Nhật là Akiyoshi Kitaoka.

Thế nhưng, cũng tìm trên mạng thì lại thấy Akiyoshi Kitaoka là giáo sư Tâm lý học tại Đại học Ritsumeikan. Vậy thì cái “vị” Yurii Perepadia cũng không thể là thật.

Cuối cùng thì tìm được GS. Alice Mado Proverbio, tuy không phải là tác giả bức vẽ nhưng là người đã tiết lộ sự thật. Người đã thực hiện bức vẽ này là một nghệ sĩ chuyên vẽ tranh về ảo tưởng thị giác, Beau Deeley, vào năm 2002. Cô cho biết, đã đưa tin này trên trang Twitter của mình và có tới 2,6 triệu người đã đọc trang này.

GS. Tâm lý và Tâm lý Sinh học Alice Mado Proverbio, Đại học Milano-Bicocca, Italia.

Được biết, GS. Alice Mado Proverbio hiện là giáo sư thực thụ giảng dạy bộ môn Tâm lý và Tâm lý Sinh học tại Đại học Milano-Bicocca, Italia. Là chuyên gia nghiên cứu về cách thức hoạt động của bộ não con người, côgiải thíchrằng tâm trí của chúng ta đang bị lừa dối để nghĩ rằng hình ảnh đang chuyển động.

Thực sự, bức vẽ này là ảnh tĩnh 100 %. Đây là hiệu ứng được tạo ra trong vỏ não về thị giác, vốn chịu trách nhiệm xử lý về mọi thứ mà mắt con người nhìn thấy.

Hiệu ứng diễn ra bên trong não khi nhìn thấy hình ảnh.

Trong khu vực vỏ não có các vùng V1, V2, V3, V4 và V5. Trong đó, V4 chịu trách nhiệm về màu sắc và hình dạng,ưu tiên nhận thức về hình xoắn ốc và hình cầu; V5 là một khu vực xử lý các chuyển động vànhững hình ảnh 3D.Hiệu ứng này được kích hoạt bởi độ bão hòa của các tế bào thần kinh V4khiến các neuron của vùng V5 di chuyển tạo cho ta ảo giác.

Hai hình ảnh khác nhau chiếu vào võng mạc của mỗi mắt là một tương tác rất phức tạp.Về căn bản, nó là một ví dụ về sự cạnh tranh trong vỏ não thị giác. Khi một tín hiệu suy yếu hoặc bị ức chế vì bất kỳ lý do gì, các yếu tố khác có thể được biểu diễn ở mức nhận thức cao hơn.

Theo GS.Alice, nếu xem bức vẽ không thấy bất kỳ chuyển động nào, hãy thử nhìn bằng góc mắt khác hoặc có thể dosử dụng màn hình chưa đủ lớn.Hiệu ứng cũng có thể thay đổi tùy vào khoảng cách mà người đó nhìn vào hình ảnh.

Một tác phẩm ảo ảnh thị giác khác của Beau Deeley.

Ngoài ra, khi nhìn vào hình ảnh này quá lâu, hình tròn dường như chuyển động nhanh hơn khiến ta cảm thấy đau đầu, chóng mặt. Chính vì vậy mà nhiều chuyên gia tâm lý đã sử dụng những bức vẽ ảo ảnh thị giác này để đ.ánh giá mức độ căng thẳng của bệnh nhân.

Điều quan trọng cuối cùng là kết luận của GS. Alice Mado Proverbio, bức vẽ này chỉ là một ảo ảnh thị giác hoạt động theo cơ chế bình thường của vỏ não, nếu còn ngắm nhìn được chúng tức là ta vẫn còn khỏe.

Theo Thiện Hải/Khám phá

Loài cá ‘hồi sinh’ to như người, hít thở nhờ phổi

Kết quả nghiên cứu từ các hóa thạch cho thấy cá vây tay cổ đại sở hữu hệ thống phổi như động vật trên cạn.

Cá vây tay là một loài cá sống dưới biển sâu đã tuyệt chủng từ hàng triệu năm trước. Hóa thạch còn sót lại của loài cá khổng lồ này cho thấy chúng có hệ thống phổi nằm dưới bụng để hít thở như con người.

Trong quá trình tiến hóa, rất có thể phổi đã bị biến mất dần và không còn tồn tại trong những loài cá vây tay hiện đại. Cá vây tay hiện nay đều hô hấp qua mang giống như tất cả các loài cá khác.

Tuy nhiên, tổ tiên cá vây tay của chúng đã thở bằng phổi.


Ảnh minh họa

‘Vào Đại Trung Sinh, một số loài cá vây tay sống dưới biển sâu phải thay đổi để phù hợp với môi trường.

Áp lực oxy thấp có thể gây hại cho phổi khiến cá vây tay dần triệt tiêu bộ phận này để thích nghi’, Paulo Brito, tác giả nghiên cứu phổi của cá vây tay thuộc Đại học Rio de Janeiro cho biết.

Điều này có thể lý giải tại sao cá vây tay vẫn sống sót sau tuyệt chủng của loài khủng long vào 66 triệu năm trước.

Những hóa thạch cá vây tay có niên đại vào khoảng 400 triệu năm trước. Ban đầu, các nhà khoa học tin rằng, chúng đã bị tuyệt chủng cùng thời điểm với khủng long vào khoảng 250 – 66 triệu năm trước.

Ảnh minh họa

Đến năm 1938, một con cá vây tay bị bắt ngoài khơi bờ biển Nam Phi. Nhiều người gọi cá vây tay thời hiện đại là cá ‘hồi sinh’, những tưởng chừng như đã tuyệt chủng vẫn còn sống trong thời đại mới.

Kể từ đó, một vài loài cá có liên quan đến cá vây tay được tìm thấy ngoài khơi Indonesia. Các nhà khoa học coi chúng là ‘hóa thạch sống’ trong nghiên cứu của mình.

Cũng có nhiều giả thiết cho rằng, cá vây tay từng tiến hóa thành những 4 chân đầu tiên vì vây của chúng chuyển động giống như những bước đi của động vật 4 chân.

Một con cá vây tay bình thường có thể dài 2m, nặng 91kg và sống tới 60 năm, tương đương với một người bình thường.

Cá vây tay có cột sống, có men răng và hàm cho phép nó có thể mở rộng miệng để nuốt con mồi.

Các nhà khoa học phát hiện ra bằng chứng về phổi trên cá vây tay cổ xưa nhờ máy quét cá con và cá trưởng thành, đồng thời tái tạo lại mô hình cá vây tay bằng máy in 3D.

Phương Anh

Theo Khỏe & Đẹp

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *