Phần da mí mắt của chúng ta rất mỏng. Dù vậy, thỉnh thoảng chúng vẫn sưng lên. Nguyên nhân khiến mí mắt sưng có thể đơn giản là do mất ngủ, khóc nhiều. Nhưng đôi khi, đó là vì bệnh tiềm ẩn.
Mí mắt có thể sưng do dị ứng, tuyến lệ hay tuyến meibomian có chức năng tiết chất nhờn cho mắt bị tắc nghẽn hoặc do thứ gì đó, chẳng hạn phấn trang điểm lọt vào mắt, theo chuyên trang sức khỏe Medical News Today (Anh).
Sưng mí mắt kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh nghiêm trọng. Ảnh SHUTTERSTOCK
Một số vấn đề sức khỏe cũng có thể là nguyên nhân gây sưng mí mắt. Những vấn đề này thường là do đau mắt đỏ, bệnh zona thần kinh, lẹo hay viêm bờ mi gây ra.
Dù không thường xuyên xảy ra nhưng mí mắt bị sưng có thể do suy giáp, tình trạng mà chức năng hoạt động của tuyến giáp bị suy yếu. Các nguyên nhân ít gặp khác làm sưng mí mắt là hội chứng thận hư.
Hai căn bệnh hiếm gặp khác có thể gây sưng mí mắt là viêm tổ chức hốc mắt hoặc huyết khối xoang hang. Trong trường hợp viêm tổ chức hốc mắt, xương hốc mắt sẽ bị n.hiễm t.rùng. Với trường hợp huyết khối xoang hang, cục m.áu đông làm tắc nghẽn tĩnh mạch nằm ở phần dưới cùng của sọ. Cả 2 trường hợp này đều cần phải cấp cứu.
Tất nhiên, không phải mọi trường hợp sưng mí mắt đều cần được chăm sóc y tế khẩn cấp. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây sưng mí mắt mà một số là nhẹ, chỉ cần các biện pháp tự chăm sóc tại nhà như nghỉ ngơi, chườm mát là có thể giảm đau hiệu quả.
Với trường hợp sưng mí mắt do n.hiễm t.rùng, người bệnh có thể được bác sĩ kê kháng sinh, thuốc nhỏ mắt và một số loại thuốc điều trị khác.
Nếu đã dùng mọi cách mà tình trạng sưng mí mắt không khỏi sau 2 ngày thì cần phải đến bác sĩ kiểm tra càng sớm càng tốt. Trong tình huống sưng mí mắt bỗng dưng nghiêm trọng, kèm theo sốt, thị lực giảm, nhạy cảm với ánh sáng, viêm đỏ hoặc có cảm giác nóng rát thì cần đến bệnh viện ngay lập tức, theo Medical News Today.
Lưỡi bị viêm loét cảnh báo bệnh gì?
Lưỡi là cơ quan quan trọng, giúp thực hiện nhiều chức năng quan trọng của con người. Nếu lưỡi bị sưng đau hoặc loét thì có khả năng cơ thể đang mắc bệnh tiềm ẩn.
Lưỡi cấu tạo chủ yếu từ một khối cơ dẻo dai, kết nối với xương hyoid, chiếc xương hình móng ngựa ở phía sau miệng. Ngoài ra, lưỡi còn cấu tạo từ lớp niêm mạc bao phủ, mạch m.áu và một số thành phần khác, theo chuyên trang sức khỏe Medical News Today (Mỹ) .
Viêm loét lưỡi kéo dài không khỏi có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tiềm ẩn. Ảnh SHUTTERSTOCK
Ngoài chức năng nuốt thức ăn, lưỡi còn có hàng nghìn nụ vị giác trên bề mặt, giúp con người nếm được các vị khác nhau. Lưỡi cũng góp phần vào các chức năng như giữ thăng bằng, nghe, thở.
Lưỡi là chỉ dấu quan trọng về sức khỏe tổng thể. Nếu lưỡi bị đổi màu hoặc xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào bất thường thì đó có thể là chỉ dấu vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
Một trong những vấn đề thường gặp nhất ở lưỡi là bệnh viêm nhú lưỡi thoáng qua. Các nhú lưỡi bị viêm sẽ có màu đỏ hoặc trắng. Tình trạng viêm này dù gây khó chịu nhưng không nghiêm trọng và thường sẽ tự khỏi sau vài ngày.
Một vấn đề về lưỡi cũng thường gặp khác là viêm loét trên lưỡi. Nguyên nhân gây viêm loét lưỡi không rõ ràng. Tuy nhiên, phần lớn người mắc bệnh cho biết tình trạng viêm loét của họ thường xuất hiện sau khi ăn một số loại thực phẩm.
Nguyên nhân cũng khá phổ biến khác có thể gây sưng lưỡi là nhiễm virus herpes. Virus sẽ gây ra các vết loét trong miệng. Bệnh thường lây qua nước bọt và kéo dài ít nhất 1 tuần.
Trong một số trường hợp, viêm sưng lưỡi còn là dấu hiệu của bệnh giang mai. Đây là bệnh do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra, thường lây truyền khi quan hệ t.ình d.ục. Giang mai có thể chữa khỏi nhưng nếu không điều trị thì có thể gây t.ử v.ong.
Nhìn chung, trong hầu hết trường hợp thì vết sưng, loét ở lưỡi là lành tính. Trong trường hợp các nhú lưỡi bị viêm kéo dài hoặc hình thành các tổn thương mới thì cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, theo Medical News Today.