Bị sụp mí mắt thường đến từ nhiều nguyên nhân, dù là do bẩm sinh, lão hóa hay chấn thương đều có thể chữa được an toàn nhờ Đông Y.
Người bị sụp mí mắt thường bị ảnh hưởng đến thị lực, sinh hoạt thường ngày vì tình trạng bờ mi trên và da mi bị sa trễ xuống dưới mức bình thường, làm che mất một phần đồng tử, gây khó chịu cho người bệnh và mắt không thể mở to được. Bên cạnh đó, sụp mí mắt còn làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Hậu quả nặng nề nhưng bệnh sụp mí mắt hoàn toàn có thể được chữa khỏi nếu người bệnh tìm hiểu đúng nguyên nhân và áp dụng phương pháp chữa trị tận gốc kịp thời.
Sụp mí mắt có thể do bẩm sinh hoặc do mắc phải
Nguyên nhân gây nên sụp mí mắt
Bản chất của sụp mí mắt là do cơ nâng mi yếu, tổn thương não, thần kinh nên cơ nâng mi không thể hoạt động được như bình thường. Sụp mí mắt thông thường đến từ nhiều nguyên nhân như:
Bẩm sinh: Nguyên nhân đến từ việc cơ nâng đỡ mí mắt phát triển bất thường, có cả yếu tố di truyền. Sụp mí mắt bẩm sinh là nguyên nhân và quá trình gây bệnh hình thành trong thai kỳ. Người bị sụp mí bẩm sinh chiếm tỉ lệ tương đối cao.
Chấn thương sau tai nạn: Người bệnh gặp tai nạn gây chấn thương đụng dập hoặc đ.âm x.uyên vào cân cơ là nguyên nhân gây ra sụp mí tạm thời hoặc vĩnh viễn.
Do tổn thương thần kinh: Trường hợp này thường xảy ra do tổn thương các cấu trúc thần kinh chi phối cơ nâng mi. Tùy vị trí và mức độ tổn thương, các thể bệnh thường gặp là liệt dây thần kinh sọ số III, khối u chèn ép, xâm lấn; liệt nhân dây thần kinh sọ số III do u, nhồi m.áu, xuất huyết trung não trong các bệnh mạch m.áu (đái tháo đường, xơ vữa động mạch,…); hội chứng Claude Bernard – Horner mắc phải do tổn thương hạch giao cảm cổ trên.
Sụp mí do lão hóa: Đây là trường hợp khá phổ biến, khi t.uổi càng cao, cân cơ teo nhão, lão hóa làm cho mí trên chảy xệ gây sụp, kèm theo đó là hình thành các nếp gấp, vết chân chim quanh mắt
Biến chứng của phẫu thuật thẩm mỹ: Nhiều trường hợp do thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ quá đà, phẫu thuật thất không thành công gây tổn thương dây thần kinh và cơ nâng mí dẫn tình trạng sụp mí.
Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác như: Biến chứng tiểu đường, hội chứng xoang hang, trúng gió…
Khi bị sụp mí mắt, người bệnh còn ngại ngùng, sợ tốn nhiều chi phí nên thường tìm kiếm các phương pháp chữa trị tại nhà như mát-xa, đắp thảo dược tự làm theo mẹo dân gian để giảm các triệu chứng tạm thời. Tuy nhiên, do không được chữa trị đúng cách bệnh tình không thuyên giảm. Vì thế, người bệnh cần tìm đến cơ sở khám chữa bệnh để được tư vấn và chữa trị kịp thời.
Điều trị sụp mí mắt tận gốc và an toàn với Đông Y
Để chữa khỏi bệnh sụp mí mắt, người bệnh có thể tìm đến phương pháp điều trị Tây Y hoặc Đông Y đều được. Đối với Đông Y, người bệnh sẽ được sử dụng thuốc đông y để phục hồi tổn thương não, dây thần kinh, phục hồi để cơ nâng mí từ bên trong. Khi não được hồi phục, dây thần kinh hết liệt, cơ nâng mí khỏe thì mắt sẽ mở to đều tự nhiên. Đây là phương pháp điều trị gốc bệnh được đ.ánh giá là an toàn và hiệu quả.
Bằng phương pháp Đông Y, rất nhiều bệnh nhân đã được chữa khỏi kịp thời, lấy lại được sức khỏe và nét đẹp thẩm mỹ cho đôi mắt, tài sản quý giá nhất của mỗi con người. Tùy vào cơ địa, mức độ và nguyên nhân gây bệnh của mỗi người mà có phác đồ điều trị thích hợp, hiệu quả nhất.
Nỗ lực giúp người bệnh đột quỵ trở về cuộc sống
Bên cạnh những phương pháp cấp cứu, điều trị ban đầu, phục hồi chức năng đóng vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục, giúp giảm tàn tật, ngăn ngừa đột quỵ tái phát.
Ngày 23/11 Tổng hội Y học Việt Nam phối hợp cùng Tổ chức Đột quỵ thế giới, Hội Phục hồi chức năng Việt Nam, EVER Pharma tổ chức khoá tập huấn dành cho những bác sĩ, kỹ thuật viên phục hồi chức năng nhằm nâng cao năng lực phục hồi chức năng thần kinh sau đột quỵ cho người bệnh. Đây là khoá tập huấn thứ 54 trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa Việt Nam và Cộng hoà Áo (Chương trình AVANT- Phục hồi chức năng thần kinh cho bệnh nhân sau đột quỵ) đã được Bộ Y tế phê duyệt.
TS.BS Nguyễn Bá Thắng – Trưởng Trung tâm Khoa học Thần kinh, Trưởng khoa Thần kinh, Trưởng Đơn vị Đột quỵ Bệnh viện Đại học Y dược (BV ĐHYD) TP.HCM chia sẻ: Đột quỵ là quá trình xảy ra đột ngột, chỉ có một tỷ lệ nhỏ người bệnh có thể phục hồi hoàn toàn, còn lại đa phần bệnh nhân đều có những di chứng do tổn thương não, bệnh lý mạch m.áu như: liệt tay, liệt chân, rối loạn cảm giác, nói khó, vận động khó, giảm trí nhớ… Những di chứng này ảnh hưởng hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt, cuộc sống của bệnh nhân.
Giảng viên của khoá tập huấn là những chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực điều trị đột quỵ
Hiện nay, công tác hỗ trợ điều trị phục hồi chức năng cho người bệnh đột quỵ trong cả nước nói chung đang gặp phải nhiều khó khăn do chưa có nhiều cơ sở phục hồi chức năng, áp lực quá tải bệnh viện khiến thời gian được tập luyện của người bệnh bị hạn chế. Sau khi điều trị giai đoạn cấp, bệnh nhân được xuất viện. Hầu hết người bệnh phải tự bươn chải nhờ người thân giúp đỡ tập luyện, tự tập không đúng phương pháp, thậm chí không tập luyện gây ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của bệnh nhân, như: hồi phục chậm hoặc gặp phải các di chứng khác do tập luyện sai cách gồm cứng cơ, co rút cơ, mất chức năng, không thể hoà nhập lại cuộc sống.
“Tại BV ĐHYD bệnh nhân được hỗ trợ phục hồi chức năng ngay từ những ngày đầu nhập viện. Tuỳ mức độ của người bệnh để có những bài tập phù hợp. Bệnh nhân được hướng dẫn tự tập và hẹn tái khám, đ.ánh giá hồi phục. Trước đây phục hồi chức năng chỉ tập trung vào vật lý trị liệu, đến nay lĩnh vực này đã mở rộng ra 3 lĩnh vực: vật lý trị liệu, âm ngữ trị liệu, hoạt động trị liệu hỗ trợ bệnh nhân tái hoà nhập cộng đồng. Do đó khi tham gia các khoá đào tạo, đội ngũ nhân viên y tế được trang bị thêm kiến thức, phương pháp mới hỗ trợ điều trị cho người bệnh tốt hơn, nỗ lực đưa người bệnh tái hoà nhập lại cộng đồng” – TS.BS Nguyễn Bá Thắng.
GS.TS.BS Trương Quang Bình – Phó Giám đốc Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM bày tỏ mong muốn sau khi kết thúc các khoá đào tạo bài bản, các bác sĩ, kỹ thuật viên sẽ trở thành những chuyên gia, giảng viên để tiếp tục phổ biến các kiến thức mới tại bệnh viện nói riêng và chia sẻ cùng các bệnh viện trong khu vực nói chung. Thân nhân người bệnh cũng sẽ hỗ trợ được cho người thân hồi phục. Qua đó, sẽ dần dần hình thành được mạng lưới về phục hồi chức năng cho người bệnh sau đột quỵ, việc này sẽ đóng góp vào ngành y tế, cùng nỗ lực đưa người bệnh trở lại cuộc sống.
GS.TS.BS Trương Quang Bình mong muốn sau các khoá đào tạo sẽ dần hình thành mạng lưới phục hồi chức năng sau đột quỵ
Được biết, Chương trình AVANT ra đời nhằm nâng cao năng lực phục hồi chức năng sau đột quỵ thông qua các khoá đào tạo rộng khắp dành cho đối tượng tham gia là các bác sĩ, kỹ thuật viên phục hồi chức năng tại các bệnh viện trên cả nước và người chăm sóc bệnh nhân. Nội dung các bài giảng bao gồm những kiến thức, bài tập mới và hiệu quả nhất về điều trị đột quỵ được xây dựng bởi Tổ chức Đột quỵ thế giới và các chuyên gia hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực này, dưới sự phê duyệt của Bộ Y tế.
Trong vòng 3 năm, 2017-2020 đã có 63 lớp dành cho các cán bộ y tế đến từ 650 bệnh viện thuộc 59 tỉnh thành trên cả nước, với hơn 4.340 bác sĩ, kỹ thuật viên đã hoàn thành khoá học và được cấp chứng chỉ đào tạo liên tục. Không chỉ nhận được phản hồi tích cực từ các cán bộ y tế, tính đến tháng 11/2020 đã có gần 4.000 người nhà bệnh nhân được tham gia các lớp đào tạo dành cho người chăm sóc bệnh (150 lớp đào tạo) cũng đã có những phản hồi tích cực, đồng hành cùng ngành y tế hỗ trợ phục hồi chức năng cho người thân trong gia đình, giảm tàn tật và ngăn ngừa đột quỵ tái phát.